Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

cam thảo dây, cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cƣờm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày)



MÔ TẢ:     
Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt.

MÙA HOA QUẢ:         
Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10.
PHÂN BỔ:
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng.
BỘ PHẬN DÙNG:       
Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi hoặc sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin.
CÔNG DỤNG:    
Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.