Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Test tâm thần sưu tập : triệu chứng


TRIỆU CHỨNG

* Tăng cảm giác gặp trong các trường hợp nào:
a. Trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường
b. Hưng cảm
c. Trầm cảm
d. cả a, b, c

d

* Giảm cảm giác có thể gặp trong các trường hợp nào
a. Trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường
b. Hưng cảm
c. Trầm cảm
d. Tâm thần phân liệt
c

* loạn cảm giác bản thể có thể gặp trong
a. Hội chứng nghi bệnh
b. Hưng cảm
c. Động kinh
d. Loạn thần cấp
a

* ảo tưởng là biểu hiện của rối loạn:
a. Tri giác
b. Tư duy
c. Hoạt động
d. Trí nhớ
a

* ảo tưởng là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch từng phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
a. Tri giác sai như có thật về một sự vật, hiện tượng không thật bên ngoài
d. do quá trình tri giác bị trở ngại gây ra
a

* ảo giác là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch từng phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
c. Tri giác sai như có thật về một sự vật, hiện tượng không thật bên ngoài
d. do quá trình tri giác bị trở ngại gây ra
c

* ảo giác được phân loại dựa trên:
a. sự cảm nhận của các giác quan
b. Thái độ của người bệnh
c. Cấu trúc của ảo giác
d. cả a, b, c
d

* Một bệnh tâm thần nghe thấy trong đầu có tiếng người nói xấu mình, triệu chứng này được gọi là:
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác vị giác
a

* Một bệnh nhân không chịu ăn vì ngửi thấy thức ăn có mùi khác lạ, đây là biểu hiện của:
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác vị giác
c

* Một bệnh tâm thần cho rằng mình có một con ếch sống trong bụng mình, biểu hiện này gọi là
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác đặc biệt
d

* rối loạn tâm lý giác quan là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch một phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
c. Tri giác như có thật một sự vật, hiện tượng không hề có thật bên ngoài
d. Cả 3 ý trên
b

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy phi tán
b. Tư duy kiên định
c. Tư duy ngắt quãng
d. Tư duy lai nhai
a

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy kiên định
b. Tư duy ngắt quãng
c. Tư duy lai nhai
d. Tư duy dồn dập
d

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Tư duy kiên định
c. Tư duy lai nhai
d. Nói hổ lốn
d

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy lai nhai
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a

* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy kiên định
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a

* Rối loạn hình thức phát ngôn biểu hiện trên lâm sàng:
a. Nói một mình
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Không nói
d. Cả a, b, c đều đúng
d

* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. Định kiến
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a

* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. ám ảnh
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a

* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. Hoang tưởng
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a

* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy phi tán
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a

* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy nhịp chậm
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a

* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
b. Nói một mình
c. Không nói
d. Tư duy dồn dập
d

* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a

* Rối loạn hình thức phát ngôn biểu hiện
a. Tư duy nhịp chậm
b. Tư duy ngắt quãng
c. Nói một mình
d. Tư duy phi tán
c

* Trong các rối loạn nào bệnh nhân còn ý thức được suy nghĩ hoặc phán đoán của mình là sai không phù hợp với thực tế:
a. ám ảnh
b. Định kiến
c. Hoang tưởng
d. Cả a, b, c, đều sai
a

* Một bệnh nhân tâm thần luôn cho rằng có người đang tìm cách giết mình mặc dù thực tế không phải như vậy, Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a

* Một bệnh nhân tâm thần luôn cho rằng mọi người xung quanh đang bàn tán về mình mặc dù bệnh nhân không nghe thấy và thực tế không phải như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
b

* Một bệnh nhân tâm thần có cảm giác chân tay mình như bị người khác điều khiển bằng các phương tiện vật lý. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
c

* Một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng mình hèn kém không xứng đáng với mọi người xung quanh thậm chí có ý tưởng muốn chết.. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị tội
d. Nhận nhầm
c

* Một bệnh nhân tâm thần cho rằng mình có thể điều khiển được thời tiết. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. tự cao kỳ quái
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a

* Một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng mình là người có nhiều tài có thể lãnh đạo cả một đất nước. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Tự cao
d

* Một bệnh nhân nữ cho rằng mình trẻ trung xinh đẹp đi đâu cũng được mọi người chào đón. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Tự cao
b. Liên hệ
c. Được yêu
d. Nhận nhầm
c

* Một bệnh tâm thần cho rằng mình có nhiều phép lạ có thể biến mình thành các sự vật hiện tượng khác nhau. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Biến hình bản thân
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
b

* Bệnh nhân cho rằng vợ mình có quan hệ bất chính với người khác mặc dù thực tế không phải như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Ghen tuông
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a

* Bệnh nhân không chịu ăn uống nếu không phải tự tay mình nấu nướng lấy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Tự buộc tội
d. Nhận nhầm
a

* Một bệnh nhân không chịu ăn uống, vẻ mặt ủ rũ vì cho rằng mình không xứng đáng được chăm sóc như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Tự buộc tội
c. Bị chi phối
d. Liên hệ
b

* Hoang tưởng có thể gặp trong các bệnh:
a. Tâm thần phân liệt
b. Loạn thần tuổi già
c. Rối loạn cảm xúc
d. Cả 3 bệnh trên
d

* Hoạt động tập trung chú ý nghe giảng là loại chú ý nào:
a. chú ý bị động
b. chú ý chủ động
c. chú ý sau khi chủ động
d. Chú ý suy yếu
b

* Chú ý tự nhiên không theo ý muốn là chú ý:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
a

* Sự tập trung chú ý đòi hỏi sự cố gắng của chủ thể là chú ý:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
b

* Chú ý quá chuyển động là do:
a. Chú ý bị động chiếm ưu thế
b. chú ý chủ động chiếm ưu thế
c. Chú ý sau khi chủ động chiếm ưu thế
d. Chú ý bị suy yếu
a

* Một người có khả năng cùng một lúc xử lý nhiều công việc khác nhau là do người đó có khả năng:
a. Tập trung chú ý tốt
b. Sức phân phối tốt
c. Năng lực di chuyển chú ý tốt
d. Tính ổn định chú ý tốt
b

* Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong một thời gian cần thiết được là do
a. Chú ý suy yếu
b. Chú ý trì trệ
c. Chú ý qua chuyển động
d. Đãng trí
a

* Nghiệm pháp 100- 7 được dùng để đánh giá xem bệnh nhân có rối loạn chú ý nào:
a. Chú ý suy yếu
b. Chú ý trì trệ
c. Chú ý qua chuyển động
d. Đãng trí
a

* chú ý có cố gắng có mục đích lúc đầu nhưng về sau không đòi hỏi phải có cố gắng nữa nhưng vẫn có thể tập trung vào đối tượng cần chú ý được là:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
c

* Trí nhớ có các quá trình nào:
a. Quá trình ghi nhận.
b. Quá trình bảo tồn.
c. Quá trình nhớ lại.
d. Cả 3 quá trình trên.
d

* Triệu chứng giảm nhớ hay gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Tâm căn suy nhược.
b. Liệt toàn thể tiến triển.
c. Loạn thần tuổi già.
d. Cả 3 bệnh trên.
d

* Triệu chứng tăng nhớ hay gặp nhất trong bệnh cảnh nào.
a. Tâm thần phân liệt.
b. Trạng thái hưng cảm.
c. Trạng thái trầm cảm.
d. Cả 3 bệnh trên.
b

* Triệu chứng quên trong cơn hay gặp trong bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh động kinh.
b. Bệnh loạn thần triệu chứng.
c. Bệnh tâm thần phân liệt.
d. Cả 3 bệnh trên.
a

* Triệu chứng nào thường gặp trong hội chứng Korsakov:
a. Quên toàn bộ.
b. Giảm nhớ.
c. Nhớ giả.
d. Nhớ nhầm.
c

* Triệu chứng rối loạn cảm xúc nào dưới đây hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt:
a. Cảm xúc bàng quan.
b. Cảm xúc không ổn định.
c. Khoái cảm.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
a

* Triệu chứng rối loạn cảm xúc nào dưới đây hay gặp trong trạng thái hưng cảm:
a. Cảm xúc say đắm.
b. Cảm xúc hưng phấn.
c. Khoái cảm.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
b

* Hội chứng loạn cảm xúc thường gặp các triệu chứng nào dưới đây:
a. Khí sắc u sầu, hằn học.
b. Tăng cảm giác, dễ bị kích thích.
c. Hành vi bạo động, có những cơn giận dữ, tấn công người khác.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d

* Triệu chứng tăng vận động, tăng động tác thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh tâm căn Hysteria.
b. Trạng thái hưng cảm.
c. Bệnh tâm thần phân liệt.
d. Cả 3 bệnh trên.
d

* Các rối loạn hoạt động bản năng thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Loạn thần tuổi già.
b. Bệnh động kinh.
c. Nhân cách bệnh.
d. Cả 3 bệnh trên.
d

* Hội chứng kích động căng trương lực thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Loạn thần hưng- trầm cảm.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh tâm căn Hysteria.
d. Bệnh động kinh.
b

* Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào hay gặp trong hội chứng căng trương lực:
a. Triệu chứng giữ nguyên dáng.
b. Trạng thái phủ định.
c. Trạng thái bất động.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d

* Triệu chứng rối loạn năng lực định hướng nào dưới đây hay gặp trong hội chứng mê sảng:
a. Năng lực định hướng về thời gian.
b. Năng lực định hướng về không gian.
c. Năng lực định hướng về bản thân.
d. Năng lực định hướng về môi trường xung quanh.
d

* Triệu chứng rối loạn năng lực định hướng nào dưới đây hay gặp trong hội chứng mê mộng:
a. Năng lực định hướng về thời gian.
b. Năng lực định hướng về không gian.
c. Năng lực định hướng về bản thân.
d. Năng lực định hướng về môi trường xung quanh.
c

* Triệu chứng nào dưới đây được coi trọng để chẩn đoán sa sút trí tuệ bẩm sinh:
a. Chậm phát triển về ngôn ngữ.
b. Chậm phát triển về trí năng.
c. Chậm phát triển về vận động.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
a

* Hội chứng sa sút trí tuệ mắc phải thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh tâm thần phân liệt.
b. Bệnh động kinh.
c. Mất trí tuổi già.
d. Cả 3 bệnh trên.
d

* Trạng thái hoàng hôn hay gặp trong bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh động kinh.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh tâm căn suy nhược.
d. Cả 3 bệnh trên.
a

* Rối loạn hoạt động tâm thần nào dưới đây được coi là tiêu chuẩn phân biệt giữa cơn co giật trong bệnh động kinh với cơn giãy dụa trong bệnh tâm căn Hysteria:
a. Rối loạn hoạt động vận động, hoạt động.
b. Rối loạn tư duy.
c. Rối loạn ý thức.
d. Rối loạn cảm giác, tri giác.
c

* định kiến là những ý tưởng dựa trên sự kiện có thật, nhưng bệnh nhân lại gán cho sự kiện ấy 1 ý nghĩa quá mức ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong … người bệnh và được duy trì bằng cảm xúc mãnh liệt.
=> ý thức

* ám ảnh là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, bệnh nhân còn biết phê phán là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng đó nhưng không được. Nó xuất hiện trong ý thức người bệnh mang tính chất …
=> cưỡng bức.

* hoang tưởng là những … không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích được. Hoang tưởng do bệnh tâm thần sinh ra, chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm hoặc khỏi
=> ý tưởng phán đoán sai lầm

* Tư duy là 1 quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ánh thực tại khách quan 1 cách… từ đó có thể nắm bắt được bản chất và qui luật phát triển của sự vật.
=> gián tiếp và khái quát

* Cảm giác là sự phản ánh các … của sự vật hiện tượng thông qua sự phân tích của cơ quan thần kinh từ các kích thích của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể sinh ra.
=> đặc tính riêng lẻ

* Tri giác là 1 quá trình tâm lý có khả năng …của sự vật hiện tượng để nhận thức một cách toàn bộ, thống nhất các sự vật, hiện tượng ấy.
=> tổng hợp các đặc tính riêng lẻ

* Tăng cảm giác là do… của người bệnh hạ xuống, vì vậy kích thích trung bình hoặc nhẹ bệnh nhân cũng cho là quá mạnh không chịu đựng được.
=> ngưỡng kích thích

* Giảm cảm giác là do ngưỡng kích thích của người bệnh tăng lên, do vậy bệnh nhân… các kích thích nhẹ và tri giác mơ hồ các kích thích thông thường.
=> không tri giác được

* Loạn cảm giác bản thể
Bệnh nhân có những cảm giác đau nhức, khó chịu lạ lùng mơ hồ trong cơ thể nhất là các cơ quan nội tạng, tính chất và khu trú…: nóng bỏng trong dạ dày, cắn xé trong ruột…
=> không rõ ràng

* Ảo tưởng là tri giác sai lệch … một sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài.
=> toàn bộ

* ảo giác là cảm giác, tri giác … về mọt sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan
=> như có thật

* Tri giác sai thực tại: là tri giác sai lầm về…một vài khía cạnh nào đó của thực tại khách quan
=> một vài thuộc tính

* Giải thể nhân cách là tri giác sai lầm về … cơ thể như: cánh tay dài ra, mũi ở sau gáy, không có tim phổi…
=> đặc điểm

* Chú ý là… các quá trình tâm thần vào một hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được phản ánh toàn vẹn và rõ nét nhất trong ý thức.
=> năng lực tập trung

* chú ý được chia làm 3 loại:
- Chú ý bị động
- Chú ý chủ động
- …
=> Chú ý sau khi chủ động

* Các thuộc tính của chú ý:
- Sức tập trung.
- …
- Sức phân phối.
- Năng lực di chuyển.
=> Tính ổn định

* Chú ý quá chuyển động: do chú ý … bị suy yếu, chú ý bị động chiếm ưu thế.
=> chủ động

* Chú ý trì trệ: khả năng … chú ý kém, bệnh nhân khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác
=> di chuyển

* Chú ý suy yếu: tính … của chú ý kém, bệnh nhân không tập trung chú ý lâu dài vào 1 đối tượng được
=> bền vững

* Hoang tưởng chỉ gặp ở người bệnh tâm thần
A. đúng
B. sai
a

* ảo tưởng là biểu hiện chỉ gặp ở người bệnh tâm thần
A. đúng
B. sai
b

* ảo giác có thể gặp ở cả người bình thường
A. đúng
B. sai
b

* ảo giác chỉ gặp ở bệnh nhân tâm thần
A. đúng
B. sai
a