Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Tóm tắt y pháp hmu


Hoen tử thi

- Vị trí của vết hoen tử thi: tùy thuộc vào thời gian trên dây và kiểu treo. Nếu thời gian trên dây tương đối dài (6 – 12h hoặc hơn nữa) và tư thế treo hoàn toàn hoặc treo đứng thì vị trí các vết hoen tử thi sẽ tập trung ở ngọn các chi, phần bụng dưới.

- Trường hợp treo không hoàn toàn ở tư thế ngồi, nửa nằm nửa ngồi, v.v... vết hoen tử thi sẽ ở phần thấp của cơ thể. Trường hợp có thời gian trên dây ngắn hoặc phát hiện sớm - hạ xuống để nằm thì hoen tử thi tập trung ở phần mặt sau thân thể như các trường hợp thông thường khác. Cần lưu ý mối liên quan giữa vị trí vết hoen tử thi, nút buộc vùng cổ và thời gian trên dây treo.


Ý nghĩa của vết cắt “ướm thử” Đó là vết thương do nạn nhân tự gâây(tự tử)

Xuất huyết tụ máu thường gặp nhất Ở da, thanh mạc ống tiêu hóa, trong sọ, gan…

thay đổi sang ""màu vàng" của vết tím bầm theo thời gian của tổn thương: Thương tổn xảy ra khoảng 12-25 ngày
Thay đổi sang "màu xanh lục" của vết tím bầm theo thời gian của tổn thương: Thương tổn xảy ra khoảng 7-12 ngày

Theo công thức Naeve, tử thi trương to, sẫm mầu. Móng tay bong tróc Thời gian sau chết 4-20 ngày
Theo công thức Naeve, toàn bộ bề mặt tử thi xanh đen. Mặt, cổ, thành ngực tím sẫm. Bụng chướng căng. Tóc bong, rụng. Thời gian sau chết 8-12 ngày
Theo công thức Naeve, màu xanh lục sẫm đen lan khắp thành bụng. Nhiều vết xanh lục trên da ở nhiều nơi khác, dịch máu trào ra mũi. Thời gian sau chết 3-5 ngày
Theo công thức Naeve, mảng màu xanh lục vùng bụng, nhãn cầu mềm, giảm nhãn áp Thời gian sau chết 1-2 ngày

Chất chứa trong dạ dày còn lại: hạt cơm, sợi bún, bánh phở Sau 1 giờ: thức ăn mềm nhũn nhưng vẫn còn nhận rõ loại gì (ví dụ nhận rõ hạt cơm, sợi bún, bánh phở)

Màu xanh của H2S bắt đầu từ vị trí nào Bắt đầu ở vùng hố chậu phải (vùng ruột thừa, manh tràng) sau đó ra khắp bụng rồi toàn thân

Sự phân hủy tử thi trung bình Sớm nhất là 24 giờ, trung bình là 2 - 3 ngày

Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt thủng dạ dày do phân hủy và thủng dạ dày trước chết: Thủng dạ dày sau chết hoàn toàn không gây viêm phúc mạc hay phản ứng bịt lỗ thủng của mạc treo như thủng dạ dày lúc sống.

Thành phần mô bị phân hủy đầu tiên: Hồng cầu bị thoái hoá (Máu)

Ý nghĩa quan trọng của sự co cứng tử thi: Phán đoán nguyên nhân và thời điểm tử vong

Nếu phá cứng từ 4-6 giờ đầu sau chết: Sau đó cứng tử thi xuất hiện trở lại nhưng độ cứng yếu hơn trước
Co cứng khớp lớn xảy ra Sau 4 - 6 tiếng đã cứng, sau 24 tiếng là cứng nhất

Thứ tự hình thành cứng tử thi
Gồm 2 loại
+ Loại thứ nhất: cứng từ trên xuống dưới (bắt đầu từ các cơ hàm mặt lan xuống phía dưới cơ thể)
+ Loại thứ hai: cứng từ dưới lên (bắt đầu từ chi dưới rồi lan ngược lên trên)

Thời gian co cứng tử thi trung bình là Khoảng 1 - 3 tiếng sau chết, sớm nhất 10 phút, muộn nhất 7 - 8 tiếng

Nguyên nhân co cứng tử thi
Có nhiều lý thuyết về cơ chế hình thành cứng tử thi
+ Hầu hết các tác giả thống nhất về sự liên quan đến hiện tượng: mất dần glucosite ATP
+ Một lý thuyết khác liên quan đến sự ứ đọng oxy tạo nên sự ứ đọng của acid lactic

Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi
Dựa vào đặc điểm màu sắc của hoen tử thi, có thể xác định nguyên nhân tử vong trong một số trường hợp, như ngạt CO, ngộ độc HCN… Dựa vào bản chất của hoen tử thi, có thể phân biệt các tổn thương: bầm tụ máu, hay các bất thương sắc tố da. Dựa vào vị trí của hoen tử thi, có thể xác định nguyên nhân tử vong do treo cổ hay xác định tình huống thay đổi hiện trường.
(Vị trí của hoen phản ánh tư thế lúc chết, đây là dấu hiệu rất quan trọng để ta biết có sự thay đổi tư thế của tử thi không.)

Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định Ngoài 18 tiếng sau chết. Các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định. Ấn ngón tay vào vết hoen hoàn toàn không mất máu. Cắt qua vết hoen không còn máu trong lòng mạch còn mô xung quanh ngấm máu màu tím.
Hoen tử thi thứ phát hình thành trong khoảng thời gian Ngoài 6 tiếng sau chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã hình thành không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới gọi là hoen tử thi thứ phát.
Sự dịch chuyển hoen tử thi có thể xảy ra khoảng thời gian: Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự dịch chuyển hoen tử thi.

Phân biệt tử thi chết cháy và tử thi đã chết trước khi cháy, quan trọng nhất
- Dị vật găm cắm vào niêm mạc vùng thanh quản, bụi than xuất hiện ở phía dưới dây thanh âm và trong những nhánh phế quản nhỏ cho thấy nạn nhân đã hít phải khói bụi trong đám cháy giúp khẳng định nạn nhân còn sống khi đám cháy hình thành.
- Hình ảnh xung huyết mạnh ở phổi và chảy máu ở vùng phế quản gốc do nạn nhân hít phải hơi nóng. Cũng có thể gặp dấu hiệu xẹp phổi khi nạn nhân hít phải khói bụi và những chất kích thích gây phản xạ co thắt phế quản.
- Trong lòng dạ dày chứa nhiều chất bụi than cho thấy nạn nhân đã có phản ứng chủ động nuốt trong đám cháy.
- Chảy máu do nhiệt cao (heat haematoma): dấu hiệu này được hình thành do máu trong lòng mạch vùng ngoài màng cứng và vùng võ não bị nóng lên dưới tác động của nhiệt độ cao gây đông vón thành mảng, cục lớn. Xét nghiệm cục máu đông ở vùng này có thể áp dụng để định lượng nồng độ CO máu, nếu kết quả dương tính thì điều này đồng nghĩa với tổn thương hình thành sau chết do tác động của nhiệt độ cao trong đám cháy. Nếu không phát hiện được CO trong máu và mức độ cháy bỏng da đầu không rõ ràng thì dấu hiệu này có thể xảy ra trước chết hoặc nạn nhân chết vì chấn thương sọ não trước khi đám cháy hình thành.

Phân biệt chấn thương hay vết thương trước chết và sau chết dựa vào
- Phải rửa sạch vết thương: nếu bầm máu ngấm vào tổ chức rửa không sạch là tổn thương xảy ra khi còn sống và ngược lại là xảy ra sau khi chết. Đây là một yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để phân biệt tổn thương khi còn sống hay sau khi đã chết.
- Quan sát kỹ miệng của vết thương, nhất là vết thương do vật sắc. Vết thương do vật sắc ở người sống bao giờ cũng há miệng do các sợi chun dưới da sau khi bị cắt đứt co lại tao nên hình ảnh này. Trái lại miệng vết thương gây ra sau khi chết bao giờ cũng gần như khép kín bởi các sợi chun đã mất tính chất đàn hồi.
- Nhuộm các sợi chun của mô dưới da của vết thương bằng orcéine. Nếu thương tích có khi còn sống, thấy các sợi co lại, nếu giãn thẳng là hiện tượng sau chết.

Hoen tử thi có thể không thấy trường hợp nào: Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen.

Hoen tử thi có màu “đỏ cánh sen” chết do: Tử vong do nhiễm độc oxyt carbon (CO) hoặc HCN.

Một trong những trường hợp sau đây không tiến hành pháp y: Chết trong bệnh viện có nguyên nhân rõ ràng.

Độ mạnh của rượu tùy thuộc vào: Nồng độ Ethanol trong rượu

Mổ tử thi trong giai đoạn biến đổi sớm có lợi: Tử thi còn nguyên vẹn

Không cần thực hiện mổ tử thi y pháp: Khi cơ quan tố tụng không trưng cầu

Nhiệm vụ của bác sĩ Pháp y: Giám định tử thi và thương tích người sống

Chẩn đoán nguyên nhân chết liên quan đến pháp lý
- Chết tự nhiên: đây là trường hợp duy nhất không cần điều tra và giám định pháp y.
- Chết liên quan đến điều trị: đây là hình thái chết phức tạp khó khăn nhất trong y học tư pháp, cần thiết phải tiến hành điều tra thanh tra và đặc biệt quan trọng là giám định y pháp sẽ là tiếng nói khoa học quyết định bản chất của vụ việc để làm cơ sở cho việc giải quyết tiếp theo có cần xử lý bằng pháp luật hay không.
- Chết do bạo lực: là loại hình chết bắt buộc phải mổ tử thi giám định y pháp theo luật định.
- Chết nghi vấn
- Chết tại nạn rủi ro
- Chết tai nạn lao động
- Chết tai nạn giao thông
- Chết người trong thảm họa
- Chết do nhiễm độc
- Chết do tự vẫn
- Chết đột ngột

Thuyên tắc ối quan sát dưới kính hiển vi quang học thấy: Tìm thấy các thành phần từ thai nhi như: lông, tóc và tế bào tại các mạch máu nhỏ của phổi.

Tổn thương gây tử vong nhanh do tắc mạch ối thường thường gặp ở tạng: Tim và phổi.

Cơ quan gửi giấy trưng cầu giám định pháp y là
- Công tố ủy viên, phó công tố ủy viên, chánh án & phó chánh án tòa an nhân dân tỉnh, khu hay sơ thẩm, phúc thẩm thành phố.
- Trưởng Ty, Phó Ty Công an tỉnh, chánh phó giám đốc, trưởng phó phòng bảo vệ chính trị, trưởng phó phòng trị an hành chính sở công an.
- Trưởng phó phòng quân pháp, trưởng phó cục quân pháp.

Bệnh phẩm tử thiết làm vi thể được cố định trong: Ethyl Alcohol 95 %

Bệnh phẩm thử độc chất :Chất chứa dạ dày, nước tiểu và máu

Nạn nhân nghi ngộ độc thực phẩm, mẫu xét nghiệm quan trọng nhất Dạ dày: toàn bộ dạ dày và chất chứa

Xác định nạn nhân ngộ độc rượu dựa trên kết quả xét nghiệm: Tỉ lệ phần trăm của rượu

Chất độc có đặc điểm nào quan trọng nhất: Sự phân bố
Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể được máu đưa đi khắp các bộ phận. Tùy tính chất và đặc điểm của từng chất độc và chức năng của từng bộ phận mà các chất độc phân bố không đồng đều ở từng bộ phận. Ví dụ: rượu etylic dễ hòa tan nên được phân bố ra nhiều bộ phận và chủ yếu lưu thông ở máu. Vì vậy người ta thường lấy máu để định lượng rượu. Hiểu biết về đặc tính phân bố các chất độc rất quan trọng sẽ giúp ta chọn và lấy mẫu thử để phân tích giám định.

Một trong những dấu hiệu có giá trị chứng minh nạn nhân chết tự treo cổ ở tư thế chân không chạm đất là: Vết hoen tử thi tập trung ở ngọn các chi, phần bụng dưới.

Dấu hiệu quan trọng nhất phân biệt chết tự treo cổ và chết do xiết cổ là: Vết hằn vùng cổ

Kiểm tra dây treo:
trường hợp xác đã được hạ xuống thì kiểm tra dây treo, nút buộc, đo độ dài, đường kính, mô tả bề mặt dây treo, cấu trúc đặc biệt ở vòng dây treo v.v....
Do là vật đè ép trực tiếp vào vùng cổ nên dây treo bao giờ cũng để lại đặc điểm trên vết hằn vùng cổ nạn nhân, trên thực tế hay gặp dây treo là dây thừng, dây điện, dây vải, dây thép, thắt lưng.... Cũng đã có những trường hợp trạc ba của gốc cây, thành ghế tựa, khe cửa là những vật đè ép vào vùng cổ gây ngạt hay gặp ở những nạn nhân say rượu hoặc sau chấn thương làm mất tri giác.
Những người treo cổ tự tử ở nơi bị giam giữ thường dùng mảnh khăn trải giường, quần áo, hoặc tất để bện thành dây treo, hay gặp nhất là buộc hai đầu dây vào chấn song cửa sổ hoặc cửa ra vào rồi tỳ cằm hoặc vùng cổ trước vào đây. Kiểu treo này tạo nên dấu vết vùng cổ có hình chữ U (không có nút buộc).
Dấu Amussat là: Những vết nứt nhỏ, chạy ngang ở lớp áo trong của động mạch cảnh cùng với những vùng tụ máu ở tổ chức xung quanh động mạch cảnh hay gặp ở những trường hợp có sự kéo căng các cơ, các dây chằng, mạch máu ở vùng cổ do cơ thể bị dây treo kéo giật đột ngột khi đang rơi tự do và tim vẫn còn đang hoạt động. Nhiều tác giả cho rằng dấu hiệu này rất có giá trị để chẩn đoán tử vong do treo cổ

Chết treo cổ không ở tư thế và trong hoàn cảnh sau:
Tư thế nạn nhân: trong một trường hợp chết treo cổ, tư thế của nạn nhân được quyết định bởi hai yếu tố: vị trí nút buộc và độ cao của dây treo.
Vị trí nút buộc: tương ứng với nơi vết hằn mờ nhất trên vùng cổ nạn nhân.
- Nếu nút buộc ở trước cổ, đầu sẽ ngửa ra phía sau, có thể thấy một vài vết sây sát da ở sát dưới cằm của nạn nhân tương ứng với vị trí của nút buộc.
- Nút buộc ở gáy, đầu nạn nhân sẽ cúi gập ra trước.
- Nút buộc ở một bên cổ: đầu nạn nhân sẽ ngả về bên đối diện.
Độ cao của dây treo: tùy thuộc khoảng cách giữa vòng dây treo với mặt đất và chiều cao của nạn nhân hình thành nên một trong số những kiểu treo sau
- Treo hoàn toàn: chân nạn nhân không chạm đất.
- Treo không hoàn toàn: chân hoặc một phần thân thể của nạn nhân chạm đất và tạo ra những kiểu treo đứng, quỳ, ngồi. Cũng có những trường hợp nạn nhân treo cổ ở tư thế nằm, đầu nâng cao lên vài chục cm

Chảy máu trong vòi nhĩ thường xảy ra ở: chết treo cổ và chết ngạt nước

Chảy máu tai giữa hoặc trong xương chũm có thể gặp ở những đám màu đỏ tím hoặc xanh tím ở vùng xương chũm, cơ chế bệnh sinh của hiện tượng này không được rõ ràng, có thể là hậu quả do bị tổn thương do chênh lệch áp xuất, do kích thích vòi Eustachian hoặc do tình trạng xung huyết rất mạnh gây ra. Dấu hiệu này cũng có thể gặp ở những nạn nhân bị chấn thương sọ não, điện giật, ngạt cơ học…

Chết dưới nước thường xảy ra trong các tình huống sau
- Hít nước vào phổi
- Nước tràn vào máu qua chỗ rách vỡ phế nang và các huyết quản trong phổi làm cho máu loãng.
- Tổn thương nặng ở phổi gồm có phù phổi, rách vỡ phế nang và chảy máu.
- Phản xạ thần kinh: thường xảy ra với những nạn nhân nhảy xuống nước từ độ cao lớn, nước lạnh.

Các yếu tố phân biệt tử thi chết trên bờ quăng xuống nước với tử thi chết ngạt nước như sau: Những nạn nhân đã chết bị ném xác xuống nước thì nước và các chất cặn bẩn không thể xâm nhập vào sâu trong các nhánh phế quản nhỏ cũng như không thể làm căng dạ dày, vì vậy nếu có nhiều dị vật ở trong lòng phế nang là dấu hiệu có giá trị xác định nạn nhân chết ngạt nước nếu khám tử thi sớm (trong vòng 24h). Cũng tương tự, nếu có nhiều nước và dị vật trong lòng dạ dày cũng được xem là dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán ngạt nước, nhưng không có nước trong dạ dày có thể là do chết nhanh ngay khi xuống nước hoặc là đã chết trước khi xuống nước.

Phổi của tử thi chết ngạt nước vớt lên sớm có đặc điểm đại thể:
- sung huyết và xuất huyết chấm ở phổi
- phế quản có bọt màu hồng không tan trong nước
- có các dị vật trong phế quản
- Phổi hơi và nước: hai phổi căn to phù nề và có dấu ấn xương sườn, bề mặt phổi có dấu hiệu Paltauff là những đám màu loang lổ sẫm nhạt màu xen kẽ, có thể gặp những túi bóng khí do giãn phế nang và cả những vùng mô phổi còn lành, hai phổi mềm, bè nhẽo, cắt ngang có nhiều dịch và bọt trào ra. Để hình thành dấu hiệu này phải có những khoảng thời gian nạn nhân cố ngoi lên mặt nước để hít thở (giai đoạn giã gạo), trường hợp nạn nhân bị chìm ngập hoàn toàn trong nước thì không hình thành dấu hiệu này.
- Chấm chảy máu màng phổi hiếm gặp nhưng chảy máu ở tổ chức liên kết dưới màng phổi do tổn thương rách vỡ phế nang thường xuất hiện ở rãnh liên thùy, bề mặt những thùy phổi ở phần thấp và đó là lý do để giải thích dấu hiệu nấm bọt có màu đỏ hồng.
- Dịch bọt màu hồng (dạng hình nấm) xuất hiện ở mũi, miệng
Nấm bọt: nấm bọt ở mũi miệng nạn nhân màu trắng nhưng cũng có khi màu đỏ hồng do vỡ hồng cầu, trong mùa đông nấm bọt tồn tại một vài ngày. Khám nghiệm tử thi sớm có thể thấy nấm bọt trong lòng khí phế quản.
Bản chất của nấm bọt là nước, không khí, hồng cầu thoát quản và chất dịch trên bề mặt phế nang nhào trộn với nhau khi nạn nhân thở gắng sức. Là dấu hiệu của phản ứng mang tính chất sống, chứng tỏ nạn nhân còn sống khi ở dưới nước. Cũng có thể gặp nấm bọt trong các trường hợp phù phổi cấp, dùng thuốc quá liều, suy tim, xung huyết, chấn thương sọ não.

Cơ chế chết ngạt trong nước ít gặp nhất là: Chết ngạt cho phản xạ thần kinh

Dấu hiệu Tardieu: Dấu hiệu chấm chảy máu nhỏ

Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất do điện: Ngừng tim

Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất trong treo cổ: Phù não do thiếu oxy hậu quả của các mạch máu vùng cổ bị chèn ép, lấp tắc.

Cơ chế chết trong treo cổ thường gặp nhất: Chèn ép mạch máu vùng cổ

Vật gây thương tích thường gặp nhất: Vật tày

Sây sát, bầm tím và tụ máu là các thương tích: Thương tích phần mềm

Yếu tố xác định chính xác thời gian chết kể từ thời điểm chết thật sự đến lúc khám nghiệm là: Không có yếu tố nào giúp xác định chính xác thời gian chết

Hiện tượng mềm các cơ bắp tử thi do: Sự rữa nát tử thi (bao gồm nhiều hiện tượng) trong biến đổi muộn sau chết

Vết xanh lục tử thi H2S kết hợp Hb của máu tạo thành huyết sắc tố lưu hóa có màu xanh đặc biệt: xanh lục. Khởi đầu có mảng xanh lục ở vùng hố chậu (P) (vùng ruột thừa, manh tràng) sau đó lan ra khắp bụng rồi toàn thân.

Biến đổi tử thi giai đoạn sớm gồm
- Mất trương lực cơ
- Giảm thân nhiệt
- Mất nước
- Vết hoen tử thi
- Cứng tử thi
- Các biến đổi của mô – tạng, máu và nội mô

Sự mất nhiệt ở tử thi có giá trị: Nhận định thời gian chết

Mờ đục giác mạc, xẹp nhãn cầu có đặc điểm: Chỉ sau vài giờ giác mạc mất độ bóng, nếu mắt mở hé, giác mạc mờ đục kiểu như cùi nhãn. Nhãn cầu xẹp do nhãn áp giảm dần, sau 7 – 8 tiếng không đo được nhãn áp nữa.

Ở người sống, bầm máu thay đổi sang màu vàng từ ngày thứ mấy sau chấn thương 12 đến 25 ngày

Trường hợp tử vong nào sau đây thường không mổ tử thi: Chết tự nhiên

Chất chứa trong dạ dày còn lại các sợi bún, bánh phở thời gian ước lượng là 1 giờ

Ý nghĩa y pháp học quan trọng nhất của cứng tử thi: Căn cứ vào thứ tự xuất hiện, sự phát sinh phát triển, thời điểm và mức độ co cứng có thể phán đoán được nguyên nhân và thời điểm tử vong.

Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi thứ phát: Xác định sự thay đổi tư thế sau chết

Hoen thứ phát xuất hiện khi: Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nếu có sự thay đổi tư thế

Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi là: Xác định tư thế lúc chết và sự thay đổi tư thế sau chết

Thay đổi sớm nhất sau chết: Mất trương lực cơ

Ước lượng thời gian chết thường dựa vào đặc điểm nào
- Căn cứ vào biến đổi tử thi sớm
+ Giảm thân nhiệt
+ Hoen tử thi
+ Cứng tử thi
+ Chất chứa trong dạ dày
- Căn cứ vào những xét nghiệm labo
+ Dùng điện kích thích
+ Đo điện trở của 1 số loại mô
+ Ứng dụng sinh hóa, hóa mô – miễn dịch mô
- Nhận định thời gian chết đã lâu (muộn)
+ Căn cứ vào những biến đổi tử thi muộn có thể ước lượng theo đơn vị “ngày” thời gian sau chết (công thức của Naeve 1978)
+ Căn cứ quy luật sinh trưởng, phát dục của côn trùng.
+ Căn cứ thay đổi sinh hóa của tử thi.

Mục tiêu chủ yếu của giải phẫu tử thi là xác định: Nguyên nhân chết

Giám định về thương tật thuộc về lĩnh vực Y pháp dân sự (xác định mức độ tàn tật để bồi thường)

Người được xem là người đầu tiên áp dụng khoa học vào điều tra tội phạm Archimedes

Người được xem là cha đẻ của ngành độc chất học pháp y: Mathieu Joseph Bonaventure Orfila (1787-1853)

trường hợp cái chết đột ngột, rất nhanh vẫn xảy ra mất trương lực cơ .

mờ đục giác mạc, xẹp nhãn cầu do: mất nước

hiện tượng "da giấy": sự bay hơi nước ở những vùng da mỏng, không có lớp sừng, hoặc những nơi bị chấn thương đè ép, chà xát làm lớp da bị khô, dài, cứng chắc, thường có màu sẫm.

cơ chế chết ngạt trong nước là:
- do hít nước vào đường thở
- nước tràn vào máu qua chỗ rách vỡ phế nang, các huyết quản trong phổi => làm cho máu loãng
- phản xạ thần kinh

bộ xương người chết ngạt nước: có phiêu sinh vật, khuê tảo trong tủy xương

một trong những dấu hiệu có giá trị chứng minh nạn nhân chết tự treo cổ ở tư thế chân không chạm đất: vết dấu móng tay dọc theo đường rãnh treo