Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn
chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này
là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn
đề. Tuy nhiên, một số phụ nữ cần có dịch vụ của thầy thuốc để xử trí giai đoạn
chuyển tiếp này.
Thêm vào đó, một số ung thư đường sinh dục như ung
thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư thân tử cung tăng lên ở người có tuổi.
Mặc dù những phụ nữ này không cần các biện pháp kế
hoạch hoá gia đình, họ vẫn có nguy cơ bị lây theo đường tình dục và HIV/AIDs và
có thể bị các nhiễm khuẩn đường sinh dục khác.
Các vấn đề khác của sức khoẻ người có tuổi, như bệnh
tim mạch, các bệnh ác tính khác, chứng giảm trí nhớ đều là những vấn đề sức khoẻ
cộng đồng quan trọng cho phụ nữ có tuổi
1. CÁC
THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI KỲ MÃN KINH
1.1. Tiền mãn
kinh: bắt đầu khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn
quanh mãn kinh, thường vào khoảng 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ kinh sinh lý
cuối cùng.
1.2. Mãn
kinh
- Hiện
tượng mãn kinh: là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng.
- Thời
kỳ mãn kinh: khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh cho đến hết cuộc đời.
Tuổi mãn kinh trung bình hiện nay từ 48-50 tuổi.
2. MỘT SỐ
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU HỌC CỦA CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
2.1. Buồng
trứng
Buồng trứng của người đạt trọng lượng tối đa khoảng
10 gram vào lúc 20 tuổi và giảm dần trọng lượng xuống dưới 5 gram vào tuổi 60.
Về mặt mô học buồng trứng sau mãn kinh cho thấy có hiện tượng xơ hoá, số lượng
nang noãn nguyên thuỷ giảm đáng kể, không còn hoạt động. Sau khi các nang noãn
thoái hoá hết, nhiều mạch máu ở rốn và tuỷ buồng trứng xơ hoá, thoái hoá kính,
trên tiêu bản cắt ngang nhìn có màu trắng.
2.2. Vòi tử
cung
Kích thước của hai vòi tử cung giảm dần, lớp biểu mô
vòi trứng mỏng dần, có khi xẹp hẳn, các lông mao giảm dần và cuối cùng là biến
mất, khả năng chế tiết cũng dần mất đi. Nhu động của cơ vòi tử cung giảm đáng kể.
2.3. Tử
cung
Tử cung giảm dần kích thước và trọng lượng do mất dần
lớp cơ tử cung. Thành tử cung mỏng dần, chiều cao có thể giảm còn 3 cm. Niêm mạc
tử cung của phụ nữ mãn kinh có thể có nhiều biến đổi hình thái và tổ chức học:
Niêm mạc mỏng, teo đét, thoái hoá, là hình thái thường gặp nhất.
2.4. Cổ tử
cung
Cổ tử cung teo nhỏ dần, giảm rõ vài năm sau mãn
kinh. Lớp niêm mạc ống cổ tử cung mỏng dần và nhạt màu. Lỗ cổ tử cung thu nhỏ lại,
ranh giới giữa biểu mô trụ và biểu mô lát lùi sâu vào phía trong lỗ ngoài cổ tử
cung. Ngay sau khi mãn kinh chất nhầy cổ tử cung có thể còn khá tốt nhưng khi nồng
độ estrogen xuống thấp lượng chất nhầy sẽ giảm mạnh, chất nhầy đặc quánh, nhiều
thành phần tế bào hơn và không kết tinh dương xỉ.
2.5. Âm đạo
Sau mãn kinh các nếp gấp ngang giảm nhiều làm âm đạo
dần trở nên chật hơn, ngắn hơn, các nhú quanh tiền đình và thành âm đạo trở nên
phẳng. Niêm mạc âm đạo dần mỏng đi, nhạt màu, dễ bị loét trợt, giảm chế tiết và
có thể phát triển các vùng dính.
2.6. Âm hộ
Trong giai đoạn sớm sau mãn kinh chỉ xuất hiện một số
biến đổi nhỏ ở âm hộ, nhưng các thay đổi này sẽ trở nên rõ rệt (65 tuổi trở đi).
Môi lớn nhỏ lại và mỏng hơn do lớp mỡ dưới da bị mất đi, môi bé nhỏ, đôi khi mất
hẳn hoặc dính lại với nhau phía dưới âm vật, âm vật nhỏ dần. Các tuyến Skene,
Bartholin teo nhỏ và ngừng chế tiết. Một số trường hợp teo và xơ hoá nặng dẫn đến
xơ teo âm hộ.
3. MỘT SỐ
THAY ĐỔI TÂM SINH LÝ
3.1. Các rối
loạn vận mạch
Cơn "bốc hoả": là cơn phừng nóng thoáng
qua và tái diễn, kèm theo vã mồ hôi, cảm giác nóng toàn thân, hồi hộp đánh trống
ngực, lo lắng, đôi khi kèm theo ớn lạnh sau đó.
3.2. Các
thay đổi tâm lý
Khoảng 20% các phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có các
biểu hiện rối loạn dạng trầm cảm.
Ở một số phụ nữ có thể gặp thay đổi tính tình, giảm
ham muốn tình dục, giảm tập trung, mất ngủ.
3.3. Các
thay đổi nội tiết
Ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh, buồng trứng teo
nhỏ nhanh chóng và giảm số lượng noãn bào đáng kể. Buồng trứng trở nên kém nhạy
cảm đối với những kích thích từ trục dưới đồi - tuyến yên dẫn đến giảm lượng
17-estradiol (E2). Đồng thời, nồng độ FSH tăng. Các androgen trong cơ thể phụ nữ
bình thường được sản xuất từ tuyến thượng thận và mô liên kết của rốn và tuỷ buồng
trứng. Hoạt động sản xuất androgen này vẫn tiếp tục cho đến giai đoạn sau mãn
kinh. Một số mô trong cơ thể như gan, cơ, da, tử cung và đặc biệt là mô mỡ dưới
da có thể chuyển hoá androgen thành estrogen nhờ men thơm hoá, chủ yếu là chuyển
androstenedione thành estrone, do đó nồng độ estrone thay đổi không đáng kể sau
mãn kinh.
4. CÁC BỆNH
LÝ THƢỜNG GẶP TRONG THỜI KỲ MÃN KINH
4.1. Viêm âm
hộ - âm đạo do thiểu dƣỡng
Khoảng 40% phụ nữ mãn kinh có triệu chứng của viêm âm
đạo thiểu dưỡng, triệu chứng sớm nhất là giảm độ ẩm của môi trường âm đạo. Các
triệu chứng ở âm đạo bao gồm khô, đau khi giao hợp và viêm nhiễm âm đạo tái diễn.
Niêm mạc âm đạo và cổ tử cung bắt màu kém với dung dịch Lugol.
Có nhiều yếu tố gây ra sự gia tăng rõ rệt các viêm
nhiễm âm hộ - âm đạo ở độ tuổi
này:
- Thiểu
năng estrogen làm giảm hệ vi khuẩn chí âm đạo, pH trở nên kiềm, tạo điều
kiện cho sự xâm nhập của hệ vi khuẩn đường ruột vào
môi trường âm đạo thiểu dưỡng niêm mạc âm đạo.
- Sự
suy giảm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Các triệu chứng lâm sàng có thể đơn thuần ở bộ phận
sinh dục hoặc phối hợp với bệnh lý đường tiết niệu (buốt, đau khi tiểu tiện...
). Trong trường hợp có viêm âm đạo nhiễm khuẩn kèm theo, tác nhân thường gặp
Gardnerella, Candida albican, vi khuẩn đường ruột (E. Coli), hiếm gặp
Trichomonas vaginalis.
4.2. Són tiểu
Ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, suy cơ thắt niệu đạo
ảnh hưởng chức năng co thắt bình thường, niêm mạc niệu đạo thiểu dưỡng gây cảm
giác són tiểu, tiểu lắt nhắt.
4.3. Loãng
xương
Như mọi tổ chức khác trong cơ thể, hệ xương cũng bị
lão hoá. Các thay đổi của hệ xương xảy ra do tăng tiêu xương và kém hấp thu
Canxi dẫn đến làm yếu các xương trong cơ thể, nên dễ gãy xương sau sang chấn và
gãy xương bệnh lý. Có thể dự phòng loãng xương bằng một chế độ ăn giàu Canxi
trong suốt đời người phụ nữ (từ thời thiếu niên) và tăng mức cung cấp sau mãn
kinh và thường xuyên tập luyện thể dục tiếp sau mãn kinh.
4.4. Các bệnh
lý hệ tim mạch
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim
mạch với một tần suất ngày càng gia tăng. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh
lý tim mạch của độ tuổi này là tình trạng xơ vữa mạch máu, nếu xảy ra trên thành
động mạch sẽ gây nên xơ vữa động mạch. Nồng độ estrogen cao trong giai đoạn hoạt
động sinh dục có vai trò bảo vệ trong các biểu hiện sớm của bệnh tim mạch thông
qua một cơ chế duy trì nồng độ HDL cao và LDL thấp. Sự thiếu hụt estrogen nội
sinh khi mãn kinh làm cho tỷ lệ này thay đổi theo hướng ngược lại, tạo điều kiện
cho sự hình thành các tổn thương xơ vữa.
5. CÁC
UNG THƯ PHỤ KHOA
5.1. Ung thƣ
niêm mạc tử cung
Ung thư biểu mô tuyến niêm mạc tử cung phát triển
trong thân tử cung, còn được gọi là ung thư thân tử cung. Đỉnh cao của bệnh ở
tuổi 55 - 65.
Chảy máu sau mãn kinh là triệu chứng thường gặp nhất
và gặp sớm trong quá trình bệnh. Việc chẩn đoán dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
lý qua sinh thiết nội mạc tử cung.
5.2. Ung thư
vú
Cho đến nay, tình trạng tăng nồng độ estrogen kéo dài
có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh – mãn
kinh, nếu có ra máu âm đạo bất thường hay đau vú cần được khảo sát cẩn thận về
bệnh lý tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú.
5.3. Ung thư
cổ tử cung
Đây là một bệnh lý có thể gặp trong độ tuổi tiền mãn
kinh – mãn kinh, nhưng nguyên nhân gây bệnh không phải do rối loạn nội tiết.
6. TƯ VẤN
SỨC KHOẺ CHO PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH - MÃN KINH
6.1. Các vấn
đề cần tư vấn
- Khám phụ khoa định kỳ là quan trọng đối với người
có tuổi
- Cung
cấp thông tin về giai đoạn tắt dục mãn kinh và tính chất bình thường của giai đoạn
này trong đời người phụ nữ
- Hỗ trợ
cách đối phó với bệnh ác tính và các hậu quả của bệnh
- Khuyên
về dinh dưỡng
- Khuyên
phòng loãng xương
- Khuyên
về các hoạt động tình dục và tình dục an toàn
- Tư vấn
về các nhu cầu sau cắt bỏ vú, sau cắt tử cung.
- Tư vấn
này cần làm cho người phụ nữ và cả cho người chồng hoặc bạn tình.
6.2. Các điểm
lồng ghép trong tƣ vấn
- Cung
cấp cơ hội cho phụ nữ có tuổi nói về các nhu cầu đối với thông tin và dịch vụ sức
khoẻ nếu họ xuất hiện ở phòng khám nhi, ở phòng khám thai..
- Cần
chủ động hỏi han về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ mãn kinh khi họ xuất hiện ở cơ
sở y tế vì các vấn đề sức khoẻ khác
- Dinh
dưỡng tốt và tập thể dục trong suốt cuộc đời sinh sản của phụ nữ sẽ phòng được
một số vấn đề gặp sau mãn kinh cũng như cần có thói quen tiếp tục tập luyện khi
đã có tuổi.