1. SỰ THÍCH
NGHI VỀ HÔ HẤP CỦA TRẺ SƠ SINH VỚI MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI - SINH LÝ BỆNH SUY HÔ HẤP
SƠ SINH
Sau khi ra đời hệ hô hấp với phổi bắt đầu hoạt động
biểu hiện nhịp thở đầu tiên; để duy trì hoạt động hô hấp cần tạo được dung tích
dự trữ cơ năng bảo đảm sự trao đổi khí liên tục giữa các phế nang và các mao mạch,
đồng thời sức căng bề mặt cần phá vỡ (nhờ Surfactant) để phế nang không bị xẹp.
Muốn cho sự trao đổi khí ở phổi tốt hệ tuần hoàn phải bảo đảm cung cấp đầy đủ
chất lượng máu qua phổi, tạo sự thăng bằng giữa thông khí và tuần hoàn. Sự thích
nghi của phổi sơ sinh đòi hỏi phải có sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh
trung ương (để duy trì động tác thở và điều hòa nhịp thở) cũng như cung cấp đủ
năng lượng do chuyển hóa cơ thể để đảm bảo các chức năng hô hấp và tuần hoàn.
Suy hô hấp sơ sinh biểu hiện sự thích nghi của phổi
hoặc các cơ quan khác không được hoàn chỉnh vì bệnh lý; trẻ sơ sinh không tự
cung cấp được dưỡng khí bằng 2 phổi của mình. Ngay sau sinh hoặc sau một thời
gian vài giờ đến vài ngày trẻ sơ sinh có thể xuất hiện suy hô hấp khi có bất kỳ
một thương tổn nào của các cơ quan có liên quan; đó là hệ hô hấp, tuần hoàn, thần
kinh, chuyển hóa.
2. CÁC YẾU
TỐ NGUY CƠ CỦA SUY HÔ HẤP SƠ SINH
2.1. Trước đẻ
Mẹ bị mắc các bệnh như: đái đường trong suốt thời
gian mang thai, bệnh nhiễm trùng, bệnh mạn tính, nhiễm độc thai nghén.
2.2. Trong đẻ
- Mẹ:
+ Có các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng: chuyển dạ kéo dài,
ối vỡ sớm, mẹ có sốt, nhiễm trùng ối.
+ Mẹ bị thiếu oxy, bị xuất huyết.
+ Mẹ dùng một số thuốc trong quá trình mang thai và
sinh đẻ: an thần, gây mê, giảm đau, oxytocin, dịch nhược trương.
+ Ối lẫn phân su.
+ Sinh khó.
- Con:
+ Sinh thiếu tháng
+ Ngôi thai bất thường.
+ Bất thường dây rốn.
+ Sinh can thiệp forceps, giác hút, mổ đẻ, đẻ có chấn
thương.
+ Trẻ song thai thứ 2 (thường xảy ra đối với thai thứ
2).
+ Suy thai (giảm nhịp, nhịp chậm, giảm dao động nội
tại tim thai, một số chỉ số sinh lý khác thấp), ngạt.
2.3. Sau đẻ
- Đẻ
non, nhẹ cân so với tuổi, già tháng.
- Hạ thân
nhiệt do không được giữ ấm.
- Tăng
thân nhiệt (do bọc trẻ quá kỹ, hoặc là dấu hiệu của nhiễm trùng).
- Chậm
cho bú (nguy cơ hạ đường huyết).
3. CÁC DẤU
HIỆU LÂM SÀNG
3.1. Ba dấu
hiệu chính của suy hô hấp sơ sinh
3.1.1. Tím tái và co mạch:
Tình trạng tím tái là dấu hiệu của không bão hoà
hemoglobin, có thể:
- Khu trú (môi, đầu chi) hay toàn thân.
- Kín đáo
hay rõ ràng.
- Liên
tục hay thoáng qua.
- Da tái
có thể thấy khi trẻ có tình trạng co mạch do tác động của tăng PaCO2 hoặc nhiễm
toan nặng.
3.1.2. Rối loạn nhịp thở
- Thở
nhanh > 60 lần / phút.
- Thở
chậm < 30 lần / phút ( thường xuất hiện khi bị tắc nghẽn đường thở hay khi
trẻ ở giai đoạn kiệt sức).
- Thở
không đều, có cơn ngưng thở ≤15 giây và tái diễn, hoặc thở nấc.
- Ngừng
thở: có cơn ngưng thở >15 giây.
3.1.3. Dấu thở gắng sức:
Biểu hiện qua các dấu hiệu: Di động ngực bụng không đồng
bộ, cánh mũi phập phồng, rút lõm hõm ức, co kéo liên sườn, tiếng rên.
3.2. Những
dấu hiệu bất thƣờng kèm theo
- Nghe
phổi rì rào phế nang kém, thông khí phổi giảm và giảm di động lồng ngực
- Có
ran
- Huyết
áp giảm, thời gian vi tuần hoàn tăng.
- Giảm
trương lực cơ, giảm vận động.
4. PHÂN
LOẠI SUY HÔ HẤP VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
4.1. Phân
loại suy hô hấp
Trẻ sơ sinh được phân loại có suy hô hấp khi có bất
kỳ biểu hiện nào trong 3 dấu hiệu chính: Tím tái, Rối loạn nhịp thở, Dấu hiệu
thở gắng sức.
4.2. Đánh
giá mức độ suy hô hấp:
Bằng chỉ số Silverman:
Thang điểm
|
0
|
1
|
2
|
. Di động
ngực bụng
|
Cùng chiều
|
Ngực ít di động
|
Ngược chiều
|
. Cánh mũi
phập phồng
|
Không
|
Vừa
|
Mạnh
|
. Rút lõm
hõm ức
|
Không
|
Vừa
|
Mạnh
|
. Co kéo
liên sƣờn
|
Không
|
Vừa
|
Mạnh
|
. Tiếng
rên
|
Không
|
Qua ống nghe
|
Nghe bằng tai
|
Tổng số điểm: - Bình thường: 0 điểm. - Suy hô hấp nhẹ: ≤ 3 điểm.
- Suy hô hấp vừa: 4 -
6 điểm. - Suy hô hấp nặng:
> 6 điểm.