Hàng năm, thờiđiểm giao mùa (giữa mùa thu và mùa đông) là thời điểm mà nhiều bệnh lý xuấthiện đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Một trong những bệnh thường gặp vàcó thể gây thành
dịch là bệnh cúm, đây là một căn bệnh phổ biến, dễ lây truyền trong cộng đồng
(trường học, công sở, chung cư, văn phòng) nó không những gâyra những triệu chứng
nguy hiểm cho người bệnh mà còn làm nặng thêm và gây ra những cơn kịch phát của
các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường. Việc phòng ngừa bệnh
cúm là điều cần thiết vì nó mang lại nhiều lợi íchcho bản thân, gia đình và xã
hội.
Bệnh cúm là gì?
Bệnh cúm làbệnh truyền
nhiễm gây ra bởi vi rút cúm. Bệnh được xem là bệnh của đường hô hấpnhưng lại gây
ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Bệnh có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi,nhưng thường xảy
ra ở trẻ em, người già và những người có bệnh mạn tính như hensuyễn, bệnh phổi
mạn tính, tiểu đường, bệnh tim mạch… Giai đoạn đầu của cúm thườngkéo dài khoảng
3 ngày gồm các triệu chứng như sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ,mệt mỏi, ăn không
ngon. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng hô hấp sẽ xuấthiện như ho khan, sổ mũi,
đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, nhiệt độthường tăng nhanh và cao đến
40 – 41oC, sốt thường kéo dài 3 ngày đầu,nhưng có thể đến 4 - 8 ngày.
Thông thườngbệnh nhân tự
hồi phục, nhưng các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều ngàyhoặc đôi khi nhiều
tuần, bệnh nhân có thể bị các biến chứng nặng. Trong một vàitrường hợp, cúm có
thể tiến triển ác tính với sốt cao, khó thở, tím tái, phùphổi do suy tim và có
thể gây tử vong.
Biến chứng cóthể gặp
khi mắc cúm là viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang.
Gánh nặng của bệnh cúm
Đối với cánhân khi mắc
cúm làm giảm sức khỏe tạm thời dẫn tới phải nghỉ làm, nghỉ học,ảnh hưởng đến chất
lượng công việc.
Bệnh cúm đểlại những hậu
quả nặng nề cho cộng đồng. Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều đại dịch
cúm giết chết hàng triệu người. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hằng năm
có khoảng 10 - 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng
250.000 - 500.000 người. Trong thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều trận
dịch cúm như tại Hong Kong với nhiều bệnh nhân đã tử vong do cúm và nhiều trường
học đã được lệnh đóng cửa. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 đã xảy ra tại nhiều nước
trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong.
Phòng ngừa bệnh cúm
Bệnh cúm có thể phòng ngừa
bằng cách tiêm phòng. Hiệu quả của việc phòng cúm bằng vắc xin đã được chứng
minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo
người dân cần tiêm phòng trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người già
và những người có bệnh mạn tính. Theo tổ chức Y tế thế giới,việc tiêm phòng vắc
xin đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do
cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm phòng cúm làm giảm 70 - 90%
nguy cơ mắc bệnh cúm.
Vắc xin tiêm phòng cúm đã
có mặt trên thế giới hơn 60 năm và được chứng minh là rất an toàn.Vì vi rút cúm
luôn luôn thay đổi, chính vì vậy hàng năm mạng lưới giám sát về bệnh cúm của tổ
chức Y tế thế giới (bao gồm 112 trung tâm trên 83 quốc gia) sẽ báo cáo về các chủng
vi rút mới và sẽ quyết định chọn ra 3 chủng vi rút cúm nguyhiểm nhất, từ đó các
nhà sản xuất vắc xin sẽ dựa vào khuyến cáo trên để sản xuất ra vắc xin cho mỗi năm.
Ngày 23 tháng2 năm
2012, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo về các chủng vi rút cúmsẽ lưu
hành ở vùng Bắc bán cầu trong mùa cúm 2012 -2013 do đó vắc xin cúm sẽ sửdụng 3
chủng cúm sau:
A/California/7/2009(H1N1)pdm09
A/Victoria/361/2011(H3N2)
B/Wisconsin/1/2010
Đối với các nước khu vực
Bắc bán cầuthì chủng vi rút cúm H1N1 năm 2012-2013 vẫn giống như chủng cúm H1N1
của năm2011-2012, nhưng chủng cúm H3N2 và B là hoàn toàn khác so với chủng cúm
của nămtrước.
Người dân muốn đi tiêm
phòng cúm có thể đến Viện Vệsinh dịch tễ/ Pasteur và các trung tâm y tế dự phòng
trên toàn quốc.
Nguồn Trung tâm dịch vụ
KHKT và y tế dự phòng