Tính chất thai nhi đủ tháng
Giải phẫu
• Cấu tạo gần giống người lớn, các phần thai gập vào
nhau
• Trọng lượng đủ tháng: 3000gr, trai > gái
(50gr), dài 50 cm
• Trong TC: bộ máy TH- HH khác bên ngoài
• Phần đầu là quan trọng nhất
Giải phẫu- đầu
• Phần to nhất, rắn nhất, khó thu hồi đường kính nhất,
dễ gây đẻ khó nhất, quan trọng nhất trong cơ chế đẻ.
• Gồm 2 phần: Sọ- mặt.
• Sọ gồm 2 vùng: đỉnh sọ- đáy sọ
• Đáy sọ: 1 phần xương: trán- thái dương- chẩm- bướm-
sàng. Không thu hẹp được
• Đỉnh sọ: có thể thu hẹp được do có nhiều đường khớp
(đang là màng), các xương có thể chồng lên nhau khi chui qua tiểu khung mẹ.
• Gồm 2 xương trán- 2 xương đỉnh- 1 xương chẩm.
• Đường khớp (màng): dọc (chân sống mũi- góc trên xương
chẩm), ngang (trán đỉnh, đỉnh chẩm), các đường khớp khác (đỉnh thái dương, trán
thái dương)
• Các đường khớp ngang- dọc gặp nhau tạo các thóp, dùng
để xác định kiểu thế của ngôi trong chẩn đoán ngôi- thế- kiểu thế:
- Thóp trước (thóp lớn): hình thoi, giữa 2 xương trán-
2 xương đỉnh
- Thóp sau (thóp nhỏ): hình tam giác, giữa 2 xương đỉnh-
xương chẩm
• Được ứng dụng để làm mốc định vị trán và chẩm. (CÝ:
giãn trong não úng thủy)
• Kích thước đầu quan trọng trong cơ chế đẻ, gồm các
đường kính trước-sau- trên- dưới- ngang và chu vi đầu.
• Đường kính trước sau (5) phụ thuộc đầu cúi tốt hay
không:
- Hạ chẩm- thóp trước (9,5 cm): ngôi chỏm, cúi tốt
- Hạ chẩm- trán (11cm): ngôi chỏm, cúi không tốt
- Chẩm- trán (11,5 cm): ngôi chỏm, cúi lưng chừng
- Chẩm- cằm (13cm): ngôi thóp trước
- Thượng chẩm- cằm (13,5 cm): ngôi trán
• Đường kính trên dưới: Hạ cằm- thóp trước (9,5 cm):
ngôi mặt
• Đường kính ngang (2): Lưỡng đỉnh (9,5 cm), Lưỡng
thái dương (8 cm)
• Tóm lại 3 đk quan trọng nhất:
- Hạ chẩm- thóp trước: 9,5 cm (ngôi chỏm)
- Hạ cằm- thóp trước: 9,5 cm (ngôi mặt)
- Lưỡng đỉnh: 9, 5 cm (ngôi đầu)
• Chu vi đầu (2 vòng đầu):
- Vòng to (qua thượng chẩm- cằm): 38 cm
- Vòng nhỏ (qua hạ chẩm- thóp trước): 33 cm
• Cổ giúp đầu quay 180o, cúi- ngửa- nghiêng. Chịu lực
kéo < 50 kg.
• Thân có các đường kính:
- Lưỡng mỏm vai: 12cm (thu hẹp 9cm)
- Lưỡng ụ đùi: 9cm
- Cùng chày: 11cm (thu hẹp 9cm)
Sinh lý- Tuần hoàn
• Thai sống trong TC dựa hoàn toàn vào TH TC- rau-
thai:
- Tim có 4 buồng,
2 TN thông với nhau bằng lỗ Botal
- ĐMP thông giữa TTP và Phổi, chưa lưu thông nhiều vì
phổi chưa hoạt động
- ĐMC thông với ĐMP qua ống ĐM dẫn máu từ TP sang ĐMC
1 phần
- 2 ĐM chậu trong theo 2 ĐMR vào dây rau đến bánh
rau tới các gai rau (bởi các nhánh ĐM nhỏ mang máu đen). Máu đỏ từ mao mạch tua
rau trở về TMR.
• Chu kỳ TH:
- Máu đỏ ở gai rau qua TMR vào thai nhi: mang chất
dinh dưỡng và O2
- TMR tới TM chủ dưới: máu đỏ pha lẫn máu đen do máu
nửa dưới cơ thể đổ về TM chủ hòa cùng.
- TM chủ dưới đổ vào TNP: 1 phần xuống TTp, 1 phần
sang TNT qua lỗ Botal.
- Máu từ ĐMP đổ vào ĐMC qua ống ĐM do phổi chưa hoạt
động
- Máu từ TTT cũng đổ vào ĐMC
- Máu từ ĐMC đi nuôi khắp cơ thể, chỉ 1 phần trở về
rau thai qua 2 ĐMR
- Máu trong thai hầu hết là bị pha trộn đỏ- đen
- Sau khi thai sổ, cắt rốn thì không còn hoạt động bánh
rau, trẻ thở → phổi làm việc, tiểu TH hoạt động, đóng lỗ Botal, tắc ống ĐM, các
mạch máu rốn- ống Arantius ngừng làm việc, trẻ sống với hệ TH vĩnh viễn như người
lớn.
Sinh lý- Hô hấp
• Phổi chưa hoạt động nên xẹp, chìm trong nước
• Thai dùng O2 của mẹ từ rau mang tới, thải CO2 vào
hồ huyết để về máu mẹ
• Máu TMR có O2: màu đỏ
• Máu ĐMR có CO2: màu đen
• Trao đổi O2- CO2 do chênh lệch nồng độ giữa máu mẹ
- thai
• Mẹ ngạt, thai nhường O2 nên có thể chết trước, nhưng
khả năng chịu ngạt cao do nhu cầu O2 ít (bão hòa 75%)→ phẫu thuật lấy thai
(trong vòng 15 phút) trong trường hợp mẹ chết đột ngột
• Thiếu O2 có hậu quả:
- Toan khí (ứ đọng CO2, thừa a.lactic)
- Tập trung TH, co mạch ngoại vi, tập trung về não-
tim. Tăng nhu động ruột, tống phân xu vào nước ối (dầu hiệu suy thai trừ ca ngôi
mông)
- Thai nhận dinh dưỡng của mẹ qua gai rau
- Bộ máy tiêu hóa hoạt động ít, có phân xu
- Da bài tiết chất nhờn- bã từ tháng t5
- Thận hoạt động, có nước tiểu trong BQ, có thể đái
vào trong buồng ối.
Các phần phụ thai nhi đủ tháng
• Các màng rau:
- Ngoại sản mạc
- Trung sản mạc
- Nội sản mạc
• Bánh rau
- Giải phẫu học
- Chức phận: Hô hấp- Dinh dưỡng- Bảo vệ- Đối với người
mẹ
• Cuống rốn (cuống rau, dây rau)
• Nước ối
- Tính chất
- Sự tái tạo
- Chức năng
- Ngoại sản mạc: (màng rụng): NSM tử cung- trứng-rau.
- Trung sản mạc: một phần phát triển là gai rau, phần
còn lại là màng bọc ngoài NSM (ít thấm nước nhưng dễ rách)- hiện tượng rỉ ối.
- Nội sản mạc: bao mặt trong buồng ối chứa cuống rốn-
nước ối- thai nhi, bao phủ cuống rốn- mặt trong bánh rau; màng mỏng- dai- dễ thấm
nước- ngăn vi khuẩn- hiện tượng vỡ ối
• Bánh rau :
- Sự kết hợp giữa NSM TC-Rau và TSM
- Gồm 2 mặt: TC và buồng ối
- Có 2 loại gai rau: lơ lửng- bám, nằm trong hồ huyết
- Máu ĐM mẹ đổ vào hồ huyết, trở về bằng TM. Máu ĐMR
của con vào gai rau, trở về bằng TMR. 2 Hệ TH không pha lẫn nhau.
- Chức phận: Bảo đảm thai sống và phát triển. Giữ
vai trò nội tiết
• Nước ối:
- Tính chất
- Sự tái tạo
- Chức năng