Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

phần 1: Tóm tắt bệnh nhãn khoa


Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu - Vỡ củng mạc

Do chấn thương đụng giập và chấn thương xuyên nhãn cầu gây ra.

Các dấu hiệu: Mắt mềm, phòi kẹt mống mắt, đồng tử không đều.
Mắt bị vỡ hay xuyên thủng dễ bị nhiễm trùng (viêm nội nhãn) và có thể xuất hiện nhãn viêm giao cảm về sau (hiện tượng viêm màng bồ đào mắt bình thường bên kia xuất hiện muộn sau chấn thương xuyên)

Điều trị: Phẫu thuật khâu đóng vết thương cấp cứu.


====================

Tụ máu quanh hốc mắt

Tụ máu hốc mắt (có màu tím đen) thường do chấn thương đụng giập lên mi mắt.

Các dấu hiệu: Phù mi, xuất huyết dưới kết mạc

Xử trí: Tự khỏi. Điều trị nhằm làm giảm bớt khó chịu như chườm lạnh. Nếu có tụ máu hai bên mắt thì cần phân biệt với vỡ nền sọ.

====================

Bỏng kết giác mạc do hóa chất - nặng

Chất kiềm (như chất tẩy rửa, xi măng) thấm vào các tổ chức nhanh hơn so với axit.

Xử trí ban đầu: rửa mắt thật nhiều sau khi đã tra thuốc tê tại chỗ.

Các dấu hiệu: Giác mạc mờ đục, thiếu máu vùng rìa và mất biểu mô giác mạc.

Điều trị:
- Tra steroid, kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Ghép tế bào vùng rìa.
- Khi sẹo giác mạc đục có thể ghép giác mạc hay giác mạc nhân tạo.

===================

Bệnh u hốc mắt

Các khối u hốc mắt có thể lành tính hay ác tính gây ra lồi mắt, xâm lấn tổ chức xung quanh hay di căn xa.

Phẫu thuật lấy u hoặc phối hợp điều trị hóa chất (nếu u ác tính).

Nạo vét toàn bộ tổ chức hốc mắt được chỉ định trong trường hợp u lan rộng.

======================

Hở mi

Hở mi là hiện tượng mi nhắm không kín gây ra hở giác mạc, khô và loét giác mạc.

Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, liệt dây thần kinh VII hay sẹo da mi.

Điều trị bằng nước mắt nhân tạo.

Tạo hình mi được chỉ định để giải quyết thẩm mỹ và chức năng mi mắt.

====================

Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu - Vỡ rách giác mạc

Do chấn thương đụng giập và chấn thương xuyên nhãn cầu gây ra.

Các dấu hiệu: Mắt mềm, phòi kẹt mống mắt, đồng tử không đều.
Mặt bị vỡ hay xuyên thủng dễ bị nhiễm trùng (viêm nội nhãn) và có thể xuất hiện nhãn viêm giao cảm về sau (hiện tượng viêm màng bồ đào mắt bình thường bên kia xuất hiện muộn sau chấn thương xuyên)

Điều trị: Phẫu thuật khâu đóng vết thương cấp cứu.

=====================

Rách mi mắt

Cần khám cẩn thận những trường hợp bị rách mi mắt để xem hệ thống dẫn nước mắt có bị tổn thương hay không. Mi mắt nhắm không tốt dễ gây loét giác mạc do hở mi.

Xử trí:
- Nếu tổn thương nhỏ, có thể khâu đóng bình thường để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ.
- Nếu mi bị khuyết mi rộng cần phẫu thuật tạo hình mi.
- Nếu có đứt lệ quản cần nối để đảm bảo dẫn lưu nước mắt được bình thường.

=====================

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Các triệu chứng: Mắt đỏ, dính hai mi, thường ở cả hai bên mắt

Các dấu hiệu:
- Mắt đỏ có xuất tiết mủ. Giác mạc và tiền phòng không bị ảnh hưởng.
- Toàn thân tốt.

Xử trí:
- Vệ sinh mắt để cho tiết tố không đọng quá nhiều
- tra kháng sinh trong 5 ngày.

Viêm kết mạc là viêm lớp niêm mạc phủ bên ngoài phần trắng (hay củng mạc) của con mắt và phần sau của mi mắt

==================

Viêm kết mạc dị ứng

Các triệu chứng: Ngứa mắt (++), đỏ và đau.

Các dấu hiệu: Mi mắt sưng nề và có nhiều nhú viêm (những nốt gồ nhỏ trên bề mặt kết mạc mi). Tiền sử dị ứng như hen, eczema

Xử trí: Lấy bỏ dị nguyên nếu có thể được, tra thuốc kháng histamine tại chỗ, chườm lạnh.

=================

Đứt chân mống mắt

Mống mắt bị đứt rời ra khỏi chỗ bám của nó vào thể mi.

Các triệu chứng: Có thể không có triệu chứng hay gây song thị một mắt và chói mắt.

Các dấu hiệu: Đồng tử bị biến dạng

Xử trí: Tạo hình mống mắt

==================

Ung thư cơ vân

Đây là loại khối u cơ vân ác tính cao ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng: Đau nhức mắt một bên.

Các dấu hiệu: Thị lực giảm, lồi mắt dần dần và nhiều. Đỏ mắt

Xử trí: Chuyển đến chuyên khoa khối u để nạo vét tổ chức hốc mắt, tia xạ và hóa trị liệu.

=====================

Bệnh zona mắt

Nhiễm virus Herpes zoster có thể gây sưng nề nửa mặt và đau nhức.

Các dấu hiệu:
- Khi các nhánh 1 của dây tam thoa (dây V) bị ảnh hưởng, xuất hiện các ban, bọng nước rất đau trên da mặt.
- Đôi khi có viêm giác mạc và màng bồ đào.

Xử trí: Dùng thuốc chống virus và giảm đau.

====================

Dị vật nội nhãn (DVNN) - trong thể thủy tinh

DVNN có thể nằm ở bất kỳ cấu trúc nào của nhãn cầu như tiền phòng, thể thủy tinh cho đến võng mạc và hắc mạc.

DVNN có thể gây nhiễm trùng, viêm nội nhãn.

Xử trí: Chuyển ngay đến chuyên khoa mắt để lấy dị vật.

================

Viêm tổ chức hốc mắt

Viêm tổ chức hốc mắt là tình trạng viêm các tổ chức mềm sau cân vách hốc mắt, có thể gây đe dọa đến tính mạng. Thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ.

Các triệu chứng: Sốt, đau và giảm thị lực.

Các dấu hiệu:
- Xảy ra ở một bên mắt, phù nề mi quanh hốc mắt, mi nóng và đỏ, lồi mắt, liệt vận nhãn kèm theo đau và rối loạn chức năng thị thần kinh.
- Chụp cắt lớp (CT) thấy các tổ chức quanh nhãn cầu bị thâm nhiễm dày lên.

Xử trí: Nhập viện và truyền kháng sinh tĩnh mạch.

==================

Viêm thượng củng mạc tỏa lan

Viêm lớp thượng củng mạc, là lớp trên cùng của củng mạc.

Các triệu chứng: Khó chịu nhẹ, đau và chảy nước mắt.

Các dấu hiệu: Đỏ một vùng hay tỏa lan.

Xử trí: Tra steroid tại chỗ. Bệnh tự khỏi.

==================

Thể thủy tinh lệch không hoàn toàn

Chấn thương mắt trực tiếp có thể gây lệch thể thủy tinh không hoàn toàn hay hoàn toàn.

Bệnh nhân có giảm thị lực, song thị một bên mắt và tăng nhãn áp.

Management: lens removal with probable intraocular lens implantation.

===============

Xuất huyết dưới kết mạc

Máu đọng dưới kết mạc thường ở một bên, khu trú và có ranh giới rõ ràng.
Không thấy rõ củng mạc bên dưới.
Không có viêm, đau nhức hay xuất tiết.
Thị lực không bị ảnh hưởng.

Có thể xuất hiện sau chấn thương nhẹ như giụi tay vào mắt.
Thường hay gặp ở người dùng các thuốc chống đông máu kéo dài.

Điều trị:
- an ủi bệnh nhân
- kiểm tra huyết áp
- làm các xét nghiệm đông máu.

===================

Đục thể thủy tinh

Đục thể thủy tinh do chấn thương có thể xảy ra sau chấn thương xuyên làm vỡ thể thủy tinh. Chấn thương đụng dập làm cho sắc tố ở bờ đồng tử in lên mặt trước thể thủy tinh và gây đục phần nhân có hình cánh hoa.

Xử trí: Lấy thể thủy tinh đục và đặt thể thủy tinh nhân tạo

======================

Viêm nội nhãn

Thường gặp sau chấn thương mắt hay phẫu thuật nội nhãn.

Các triệu chứng: Mắt đau nhức kèm theo thị lực mất.

Các dấu hiệu: Mi mắt sưng nề, xuất tiết, mắt đỏ, mủ tiền phòng và thị lực giảm

Xử trí:
- Chuyển đến bác sỹ mắt càng sớm càng tốt để chọc dịch kính lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
- tiêm kháng sinh nội nhãn hay cắt dịch kính

==================

Dị vật nội nhãn (DVNN) - trong tiền phòng

DVNN có thể nằm ở bất kỳ cấu trúc nào của nhãn cầu như tiền phòng, thể thủy tinh cho đến võng mạc và hắc mạc.

DVNN có thể gây nhiễm trùng, viêm nội nhãn.

Xử trí: Chuyển ngay đến chuyên khoa mắt để lấy dị vật.

===================

Dị vật nội nhãn (DVNN) - trong dịch kính/ trên võng mạc

DVNN có thể nằm ở bất kỳ cấu trúc nào của nhãn cầu như tiền phòng, thể thủy tinh cho đến võng mạc và hắc mạc.

DVNN có thể gây nhiễm trùng, viêm nội nhãn.

Xử trí: Chuyển ngay đến chuyên khoa mắt để lấy dị vật.

=================

Glaucoma góc đóng cấp tính

Nhãn áp đột ngột tăng cao do đóng góc tiền phòng, gây cản trở thủy dịch thoát qua vùng đỉnh góc.

Các triệu chứng: Mắt đau nhức kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau đầu, buồn nôn và nôn.

Các dấu hiệu: Bệnh thường hay gặp hơn ở người gốc châu Á. Mắt đỏ, đau và sờ thấy căng cứng. Giác mạc mờ. Tiền phòng nông, đồng tử giãn không hoàn toàn.

Xử trí:
- Cấp cứu chuyển ngay đến bác sỹ nhãn khoa.
- Tra pilocarpine, thuốc ức chế men AC và thuốc chẹn cảm thụ beta có tác dụng hạ nhãn áp và làm góc mở trở lại.
- Chỉ định mở lỗ thủng mống mắt chu biên hay làm mỏng chân mống mắt bằng laser tùy thuộc vào mức độ nhãn áp và độ mở của góc.
- Lấy thể thủy tinh đục cũng có tác dụng mở góc và làm cho nhãn áp trở lại bình thường.

=============

Viêm giác mạc do ký sinh trùng

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng (amip).

Các triệu chứng: Mắt đỏ và đau, thường đeo kính tiếp xúc hay sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Một vùng giác mạc, ở trung tâm hay ngoại vi có màu trắng.

Xử trí:
- Chuyển cấp cứu đến bác sỹ mắt để nạo giác mạc làm xét nghiệm và tra thuốc kháng sinh/ kháng virus/ hay kháng ký sinh trùng.
- Ghép giác mạc nếu có chỉ định nhất là khi giác mạc bị thủng.

=====================

Viêm giác mạc do virus

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng (amip).

Các triệu chứng: Mắt đỏ và đau, thường đeo kính tiếp xúc hay sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Một vùng giác mạc, ở trung tâm hay ngoại vi có màu trắng.

Xử trí:
- Chuyển cấp cứu đến bác sỹ mắt để nạo giác mạc làm xét nghiệm và tra thuốc kháng sinh/ kháng virus/ hay kháng ký sinh trùng.
- Ghép giác mạc nếu có chỉ định nhất là khi giác mạc bị thủng.

===============

Xuất huyết tiền phòng - Nhẹ

Máu xuất hiện trong tiền phòng sau chấn thương đụng giập.

Các triệu chứng: Mắt đỏ và mất thị lực nặng sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Thấy có máu trong tiền phòng và giác mạc có thể bị nhuộm máu. Mắt đau nhức nếu nhãn áp tăng cao. Thấm máu giác mạc gây giảm thị lực.

Xử trí:
- Hạn chế vận động, tra atropin.
- Khám mắt cấp cứu để quyết định điều trị nội khoa hay rửa máu tiền phòng.

=================

Viêm giác mạc do nấm

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng (amip).

Các triệu chứng: Mắt đỏ và đau, thường đeo kính tiếp xúc hay sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Một vùng giác mạc, ở trung tâm hay ngoại vi có màu trắng.

Xử trí:
- Chuyển cấp cứu đến bác sỹ mắt để nạo giác mạc làm xét nghiệm và tra thuốc kháng sinh/ kháng virus/ hay kháng ký sinh trùng.
- Ghép giác mạc nếu có chỉ định nhất là khi giác mạc bị thủng.

=====================

Xuất huyết dịch kính

Chảy máu trong dịch kính thấy ở những người bị bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch và viêm trong mắt mạn tính.

Các triệu chứng: Thị lực mất đột ngột kèm theo ruồi bay.

Các dấu hiệu: Mất ánh đồng tử hồng. Khó quan sát được các chi tiết đáy mắt.

Xử trí: Chuyển đến bác sỹ mắt để làm siêu âm kiểm tra võng mạc có bị bong hay không. Cắt dịch kính khi máu không tiêu.

====================

Viêm kết mạc do virus

Tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm kết mạc hay có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên (đặc biệt là trẻ em).

Bệnh rất hay lây.

Các triệu chứng:
- Cảm giác rát bỏng và xuất tiết nước (khác với xuất tiết mủ trong nhiễm khuẩn).
- Thường bắt đầu ở một bên mắt và lan sang mắt bên kia, kèm theo có hạch cổ sưng to.

Các dấu hiệu: Mắt đỏ và chảy nước mắt. Kết mạc đặc biệt là kết mạc mi sưng nề.

Xử trí:
- Bệnh thường tự khỏi và điều trị nhằm mục đích giảm bớt khó chịu.
- Chườm lạnh, tra nước mắt nhân tạo (dùng loại không có chất bảo quản).
- Dùng kháng sinh nếu có chỉ định.
- Bệnh khỏi sau nhiều tuần lễ.

Viêm kết mạc là viêm lớp niêm mạc phủ bên ngoài phần trắng (hay củng mạc) của con mắt và phần sau của mi mắt

=============

Rách/ bong võng mạc

Rách/ bong võng mạc xảy ra khi lớp võng mạc cảm thụ bị tách khỏi biểu mô sắc tố.

Nguyên nhân thường gặp nhất là có lỗ thủng võng mạc-thường ở mắt cận thị hay sau chấn thương.

Các triệu chứng:
- Thị lực mất không kèm theo đau.
- Bệnh nhân có thể có tiền sử nhìn thấy ruồi bay hay chớp sáng trước đó.
- Mắt bị bệnh nhìn thấy “một vùng tối đen”.

Các dấu hiệu: Vùng võng mạc bị bong có màu đen. Thị lực giảm khi vùng bong lan đến hoàng điểm.

Xử trí: Chuyển đến bác sỹ mắt cấp cứu để can thiệp phẫu thuật (bơm khí nội nhãn và/ hay ấn độn củng mạc).

==================

Bệnh viêm màng bồ đào

Hiện tượng viêm của bất ký phần nào của màng bồ đào (mống mắt, thể mi và hắc mạc).

Các triệu chứng: Sợ ánh sáng, mắt đỏ và đau, thị lực có thể giảm hay không.

Các dấu hiệu:
- Mắt đỏ kèm theo cương tụ rìa quanh mống mắt
- tiền phòng kém trong suốt do có nhiều tế bào và protein trong thủy dịch.

Xử trí: Chuyển ngay đến bác sỹ mắt để tra thuốc giãn đồng tử, điều trị steroid tích cực và tìm nguyên nhân.

==================

Trợt biểu mô giác mạc

Sau chấn thương mắt, biểu mô giác mạc có thể bị trợt hay mất.

Các triệu chứng: Mắt đau, chảy nước mắt kèm theo giảm thị lực.

Các dấu hiệu: Mắt đỏ và chảy nước mắt. Vùng mất biểu mô bắt màu fluorescein

Xử trí: Tra kháng sinh và băng mắt để bớt khó chịu.

==================

Bỏng kết giác mạc do hóa chất - vừa

Chất kiềm (như chất tẩy rửa, xi măng) thấm vào các tổ chức nhanh hơn so với axit.

Xử trí ban đầu: rửa mắt thật nhiều sau khi đã tra thuốc tê tại chỗ.

Các dấu hiệu: Giác mạc mờ đục, thiếu máu vùng rìa và mất biểu mô giác mạc.

Điều trị:
- Tra steroid, kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Ghép tế bào vùng rìa.
- Khi sẹo giác mạc đục có thể ghép giác mạc hay giác mạc nhân tạo.

===========

Bệnh viêm túi lệ

Nhiễm trùng túi lệ xảy ra thứ phát do tắc ống dẫn nước mắt.

Các dấu hiệu: Sưng nề, đau đỏ góc trong mắt. Có thể kèm theo viêm trước cân vách hốc mắt.

Xử trí: Chườm ấm và uống kháng sinh. Có khi phải chích tháo mủ hay lấy bỏ túi lệ.

==================

Dị vật bề mặt nhãn cầu - giác mạc

Các dấu hiệu:
- Dị vật trên bề mặt giác hay kết mạc.
- Nếu không quan sát thấy dị vật, lật mi có thể thấy dị vật nằm trên sụn mi.

Xử trí: Tra kháng sinh sau khi đã lấy dị vật

==================

Viêm thượng củng mạc vùng

Viêm lớp thượng củng mạc, là lớp trên cùng của củng mạc.

Các triệu chứng: Khó chịu nhẹ, đau và chảy nước mắt.

Các dấu hiệu: Đỏ một vùng hay tỏa lan.

Xử trí: Tra steroid tại chỗ. Bệnh tự khỏi.

====================

Chắp mi

Viêm các tuyến Meibomius làm cho mi mắt sưng nề.

Các dấu hiệu: Mi sưng nề, đỏ và đau.

Xử trí: Bệnh có thể tự hết, tra kháng sinh, chích chắp nếu thấy cần thiết.

===================

Viêm giác mạc do vi khuẩn

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng (amip).

Các triệu chứng: Mắt đỏ và đau, thường đeo kính tiếp xúc hay sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Một vùng giác mạc, ở trung tâm hay ngoại vi có màu trắng.

Xử trí:
- Chuyển cấp cứu đến bác sỹ mắt để nạo giác mạc làm xét nghiệm và tra thuốc kháng sinh/ kháng virus/ hay kháng ký sinh trùng.
- Ghép giác mạc nếu có chỉ định nhất là khi giác mạc bị thủng.

================

Thể thủy tinh bị lệch vào trong buồng dịch kính

Chấn thương mắt trực tiếp có thể gây lệch thể thủy tinh không hoàn toàn hay hoàn toàn.

Bệnh nhân có giảm thị lực, song thị một bên mắt và tăng nhãn áp.

Management: lens removal with probable intraocular lens implantation.

===================


Bỏng kết giác mạc do hóa chất - nhẹ

Chất kiềm (như chất tẩy rửa, xi măng) thấm vào các tổ chức nhanh hơn so với axit.

Xử trí ban đầu: rửa mắt thật nhiều sau khi đã tra thuốc tê tại chỗ.

Các dấu hiệu: Giác mạc mờ đục, thiếu máu vùng rìa và mất biểu mô giác mạc.

Điều trị:
- Tra steroid, kháng sinh và nước mắt nhân tạo.
- Ghép tế bào vùng rìa.
- Khi sẹo giác mạc đục có thể ghép giác mạc hay giác mạc nhân tạo.

===================

Thể thủy tinh bị lệch ra ngoài nhãn cầu

Chấn thương mắt trực tiếp có thể gây lệch thể thủy tinh không hoàn toàn hay hoàn toàn.

Bệnh nhân có giảm thị lực, song thị một bên mắt và tăng nhãn áp.

Management: lens removal with probable intraocular lens implantation.

=================

Dị vật bề mặt nhãn cầu - kết mạc nhãn cầu

Các dấu hiệu:
- Dị vật trên bề mặt giác hay kết mạc.
- Nếu không quan sát thấy dị vật, lật mi có thể thấy dị vật nằm trên sụn mi.

Xử trí: Tra kháng sinh sau khi đã lấy dị vật

====================

Nhiễm kim loại

DVNN có sắt gây độc cho mắt nếu để lâu không lấy.

Các triệu chứng: Giảm thị lực

Các dấu hiệu:
- Giãn đồng tử, đục thể thủy tinh màu vàng hay màu nâu rỉ sắt.
- Điện võng mạc bị mất.

Xử trí: Lấy DVNN quá muộn có thể không cải thiện được thị lực.

==================

Xuất huyết tiền phòng - Nặng

Máu xuất hiện trong tiền phòng sau chấn thương đụng giập.

Các triệu chứng: Mắt đỏ và mất thị lực nặng sau chấn thương.

Các dấu hiệu: Thấy có máu trong tiền phòng và giác mạc có thể bị nhuộm máu. Mắt đau nhức nếu nhãn áp tăng cao. Thấm máu giác mạc gây giảm thị lực.

Xử trí:
- Hạn chế vận động, tra atropin.
- Khám mắt cấp cứu để quyết định điều trị nội khoa hay rửa máu tiền phòng.


=================

Bệnh mắt trong Basedow

Bệnh Basedow có thể gây ra nhiều biến đổi ở mắt như co rút mi trên, phì đại cơ và hạn chế vận động cơ vận nhãn, lác, lồi mắt, chèn ép thị thần kinh gây biến đổi thị trường và teo thị thần kinh.

Phẫu thuật giảm áp hốc mắt (lấy đi một thành xương hốc mắt) có tác dụng giảm chèn ép lên thị thần kinh, duy trì thị lực và thị trường.

================

Viêm gai thị

Viêm thị thần kinh cấp tính thường kèm theo thị lực giảm vừa hay nặng.
Viêm kéo dài dẫn đến teo gai thị.

Các triệu chứng: Mất thị trường trung tâm, đĩa thị sưng nề, tổn thương đường đồng tử hướng tâm.

Xử trí: Loại trừ bệnh đa xơ hóa thần kinh, viêm màng não, viêm tổ chức hốc mắt hay viêm xoang. Dùng corticoide toàn thân có thể có tác dụng.


===================

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc

Dòng máu chảy trong tĩnh mạch trung tâm võng mạc bị nghẽn.

Các triệu chứng: Thị lực giảm đột ngột và không đau.

Các dấu hiệu: Tĩnh mạch giãn ngoằn nghèo, cục bông, đĩa thị sưng nề, xuất huyết võng mạc ở cả bốn góc phần tư che lấp các chi tiết đáy mắt.

Các yếu tố làm xuất hiện bệnh: Tuổi cao, cao huyết áp và đái tháo đường.

Xử trí:
- Kiểm tra xem có cao huyết áp và đái tháo đường hay không?
- Loại trừ bệnh glaucoma.
- Chuyển đến bác sỹ nhãn khoa.
- Chụp mạch huỳnh quang.
- Laser được chỉ định với thể thiếu máu để ngăn ngừa glaucoma tân mạch và xuất huyết dịch kính tái phát.

================

Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV)

Đây là một loại nhiễm virus gây ra viêm võng mạc và hệ mạch máu gây phá hủy các cấu trúc võng mạc và hắc mạc, dẫn đến bong võng mạc, teo nhãn cầu và mù lòa.
Bệnh hay xảy ra ở trẻ bị suy giảm miễn dịch và người nhiễm HIV.

Các triệu chứng: Ruồi bay và giảm thị lực.

Các dấu hiệu: Võng mạc có biểu hiện giống hình ảnh “bánh pizza cắt”, viêm mạch máu, xuất tiết, xuất huyết và hoại tử võng mạc.

Xử trí: Kiểm soát tốt tình trạng miễn dịch. Tiêm nội nhãn ganciclovir kết hợp với các thuốc kháng virus toàn thân.


===============

Vỡ sàn hốc mắt

Tăng áp lực hốc mắt (đặp mặt vào vật cứng, bóng tenis) đột ngột gây ra vỡ sàn hốc mắt.

Các dấu hiệu:
- Lõm mắt (nhãn cầu bị thụt sâu vào bên trong hốc mắt)
- song thị (nhìn đôi)
- mất cảm giác dây thần kinh dưới hốc mắt
- nhìn lên trên bị hạn chế
- chụp cắt lớp CT có thể thấy vị trí vỡ xương.

Điều trị: Phẫu thuật vá sàn hốc mắt

===================


Tắc động mạch trung tâm võng mạc

Dòng máu trong động mạch trung tâm võng bị nghẽn.
Bệnh thường xảy ra ở một bên mắt.

Các triệu chứng: Thị lực giảm đột ngột và không đau.

Các dấu hiệu:
- Thị lực <1/10. Có tổn thương đường đồng tử hướng tâm.
- Soi đáy mắt thấy võng mạc trắng nhợt (ánh đồng tử không giống nhau và bất thường).
- Hoàng điểm có màu đỏ anh đào vi vùng này do hệ mạch hắc mạc cấp máu.
- Chụp mạch huỳnh quang thấy hệ động mạch thấm máu chậm.

Thăm dò chức năng: Cần làm cấp cứu xét nghiệm máu lắng và sinh thiết động mạch thái dương để loại trừ bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Xử trí: Chuyển ngay đến bác sỹ nhãn khoa để xem xét có cần điều trị cấp cứu gì không. Làm hạ nhãn áp cấp cứu (dùng thuốc ức chế men AC hay chọc tiền phòng có thể có tác dụng. Làm các xét nghiệm toàn thân.

=================

Viêm củng mạc

Viêm tổ chức củng mạc. Khi nặng có thể gây nhuyễn củng mạc (hoại tử củng mạc).

Các triệu chứng: Đau nhức mắt lan lên đầu và gây mất ngủ vào ban đêm.

Các dấu hiệu: Đỏ mắt, có nốt hay vùng hoại tử, củng mạc đổi màu và đau khi ấn. Tiền sử viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch máu hay tổ chức liên kết.

Xử trí: Cấp cứu chuyển đến bác sỹ mắt. Có thể dùng corticoid tại chỗ hay toàn thân.

===================

Bệnh võng mạc do đái tháo đường

Có nhiều loại biến đổi ở võng mạc xảy ra khi đã mắc bệnh đái tháo đường một thời gian dài như bệnh võng mạc nề (phù võng mạc nhẹ, xuất huyết, phình mạch và xuất huyết chấm), bệnh võng mạc tăng sinh (tân mạch phát triển, tổ chức xơ và xuất huyết rất nhiều).

Kết cục là bong võng mạc, xuất huyết dịch kính, nhãn áp cao (glaucoma tân mạch) và mất thị lực.

Các triệu chứng: Thị lực giảm hay mất đột ngột.

Các dấu hiệu: Xuất huyết võng mạc hay dịch kính, màng xơ và tân mạch trước võng mạc và xuất tiết.

Chụp mạch thấy những vùng mất mao mạch võng mạc và tân mạch võng mạc.

Xử trí: Kiểm soát tốt đường huyết, laser võng mạc và khám mắt định kỳ.