Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Phần 3. test mắt HMU online 103 câu

Sụp mi do tổn thương dây thần kinh:
a. Dây TK số III.
b. Dây TK số IV.
c. Dây TK số V.
d. Dây TK số VI.
a

Ổ loét trong viêm loét giác mạc do vi khuẩn có đặc điểm:
a. Bờ ổ loét gọn, đáy ổ loét chứa tổ chức hoại tử khô, chắc, màu xám.
b. Ổ loét hình cành cây, đáy ổ loét bẩn nhiều tổ chức hoại tử.
c. Ổ loét hình tròn, bờ rõ, đáy bẩn nhiều tổ chức hoại tử.
d. Bờ ổ loét nham nhở, đáy ổ loét bẩn, có mủ và tổ chức hoại tử.
d

Khi phát hiện bệnh nhân mới bị mờ mắt ở tuyến cơ sở, việc cần làm ngay của bác sỹ ở tuyến cơ sở là
a. Khám thực thể để phát hiện nguyên nhân
b. Hỏi kỹ bệnh sử tiền sử
c. Gửi ngay bệnh nhân lên tuyến trên
d. Thử kính để phát hiện tật khúc xạ
d

Glôcôm góc đóng thuộc loại Glôcôm:
a. Glôcôm thứ phát.
b. Glôcôm thể mi.
c. Glôcôm nguyên phát.
d. Glôcôm bẩm sinh.
c

Màng giác mạc dễ bị tổn thương nhất nhưng có thể hồi phục được hoàn toàn:
a. Bowmann.
b. Biểu mô.
c. Mô nhục
d. Nội mô.
b

Hình thái ổ loét trong viêm loét giác mạc do virus có đặc điểm:
a. Ổ loét hình tròn, sâu hay tạo thành ổ apxe.
b. Ổ loét nham nhở, tạo thành từng mảng rộng.
c. Ổ loét hình cành cây, chân rết hay bản đồ.
d. Ổ loét sâu, bờ gọn tạo thành mảng rộng.
c

Các câu sau đây về mắt viễn thị đều đúng, NGOẠI TRỪ
a. Mắt hay mỏi do phải điều tiết nhiều
b. Mắt có thể kèm theo cả loạn thị
c. Trục nhãn cầu có thể ngắn hơn bình thường
d. giác mạc thường cong hơn bình thường
d

Chẩn đoán là đục thể thuỷ tinh tuổi già khi bệnh nhân:
a. 60 tuổi.
b. 40 – 45 tuổi.
c. > 50 tuổi.
d. 46 – 50 tuổi.
c

Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của bệnh đục dịch kính:
a. Mắt không đau nhức.
b. Có dấu hiệu ruồi bay.
c. Có đám mờ trước mắt.
d. Thị lực giảm dần dần.
b

Các câu sau đây về mắt cận thị đều đúng, NGOẠI TRỪ
a. Giác mạc cong hơn mắt bình thường
b. Thủy tinh thể có công suất lớn hơn bình thường
c. Mắt hay mỏi do phải điều tiết nhiều
d. Trục nhãn cầu thường dài hơn bình thường
c

Thuốc chống chỉ định tra mắt bệnh nhân có vết thương xuyên thủng nhãn cầu, chưa khâu:
a. Dd Tobrex
b. Mỡ gentamycin 0,3%.
c. Dd dicain 1%.
d. Dd Ciprofloxacin 0,3%.
b

Triệu chứng quan trọng nhất để đánh giá tiến triển của ổ loét trên giác mạc:
a. Mức độ thị lực.
b. Kích thước của ổ loét.
c. Thẩm lậu trên giác mạc.
d. Mức độ đau nhức mắt.
c

Cơ quan thị giác bao gồm:
a. Nhãn cầu, các bộ phận phụ cận nhãn cầu và đường dẫn truyền thần kinh.
b. Giác mạc, củng mạc, võng mạc và dây thần kinh thị giác.
c. Màng bồ đào, võng mạc, các môi trường trong suốt và đường dẫn truyền thần kinh.
d. Nhãn cầu, lệ bộ, mi mắt và dây thần kinh thị giác
a

Chọn loại thuốc chính điều trị bệnh viêm kết mạc mùa xuân:
a. Chống viêm tại mắt.
b. Kháng sinh toàn thân.
c. Tăng cường dinh dưỡng.
d. Kháng sinh tại mắt.
a

Thuốc chống chỉ định tra mắt trong bệnh Glaucome góc đóng:
a. Dung dịch atropin.
b. Dung dịch pilocacpin.
c. Dung dịch mintacol.
d. Dung dịch cloroxit.
a

Xương nào trong số các xương sau không tham gia cấu tạo thành trong hốc mắt
a. Xương trán
b. Xương lệ
c. Xương vòm miệng
d. Xương sàng
e. Xương hàm trên
c

Bệnh mắt hột lây lan mạnh nhất khi:
a. Hột đã vỡ để lại sẹo.
b. Hột chín.
c. Hột non.
d. Hột trưởng thành.
b

Lồi mắt có thể gặp trong các bệnh sau, ngoại trừ:
a. Bệnh viêm màng bồ đào.
b. Bệnh cận thị.
c. Bệnh viêm tổ chức hốc mắt.
d. Bệnh basedow.
a

Có bao nhiêu xương tham gia cấu tạo hố túi lệ
a. 2
b. 3
c. 1
d. 4
a

Các nguyên nhân sau đều có thể dẫn đến nhược thị ở trẻ em, NGOẠI TRỪ
a. Tật khúc xạ cao
b. Lác
c. Đục thủy tinh thể bẩm sinh
d. Quặm bẩm sinh
d

Đặc điểm của triệu chứng thẩm lậu trong viêm giác mạc do giang mai:
a. Thẩm lậu nông, không đều trên giác mạc.
b. Thẩm lậu hình chân rết trên giác mạc.
c. Thẩm lậu hình bản đồ trên giác mạc.
d. Thẩm lậu sâu, lan đều khắp giác mạc.
d

Dây thần kinh thị giác ở người lớn trung bình có bao nhiêu sợi trục
a. 2.400.000
b. 1.200.000
c. 100.000
d. 600.000
e. 300.000
b

Đặc điểm mủ tiền phòng trong viêm loét giác mạc do nấm:
a. Mủ ít, dễ mất, dễ tái phát.
b. Mủ đặc nhiều, khó mất đi.
c. Mủ ít, khó mất, dễ tái phát.
d. Mủ loãng nhiều, khó mất đi.
a

Thần kinh chi phối cảm giác của giác mạc tập trung ở:
a. Lớp mô nhục.
b. Vùng rìa.
c. Lớp biểu mô.
d. Lớp nội mô.
c

Đặc điểm chung nhất của các môi trường trong suốt của nhãn cầu:
a. Là môi trường lỏng.
b. Không có mạch máu.
c. Không có mạch máu và thần kinh.
d. Có độ hội tụ như nhau.
b

Tất cả các triệu chứng sau của bệnh glaucoma góc mở đều đúng, ngoại trừ:
a. Nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
b. Nhãn áp tăng.
c. Cương tụ rìa (+++).
d. Soi góc tiền phòng góc mở.
c

Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của bệnh viêm loét giác mạc tại nước ta:
a. Do chấn thương mắt.
b. Do biến chứng của bệnh mắt hột.
c. Thiếu vitamin A.
d. Liệt dây VII ngoại biên.
a

Bệnh viêm mống mắt thể mi phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau, ngoại trừ:
a. Viêm kết mạc cấp.
b. Viêm loét giác mạc.
c. Glôcôm góc đóng.
d. Glôcôm đơn thuần.
d

Thuỷ dịch được tiết ra từ:
a. Thể mi.
b. Củng mạc.
c. Hắc mạc.
d. Mống mắt.
a

Các thay đổi giải phẫu sau đây đều là yếu tố thuận lợi gây bệnh glôcôm góc đóng, ngoại trừ:
a. Giác mạc nhỏ.
b. Giác mạc dẹt.
c. Tiền phòng nông.
d. Trục nhãn cầu ngắn.
b

Việc quan trọng nhất cần phải làm ngay trong xử trí cấp cứu bỏng mắt do hoá chất:
a. Rửa mắt.
b. Chống nhiễm trùng.
c. Chống hoại tử.
d. Chống đau nhức.
a

Viễn thị là:
a. hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc khi mắt không điều tiết.
b. hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ sau võng mạc khi mắt không điều tiết.
c. hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc khi mắt điều tiết.
d. hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ sau võng mạc khi mắt điều tiết.
b

Nguyên nhân gây viêm kết mạc họng hạch:
a. Virus Herpes
b. Virus Adeno.
c. Virus Zoster.
d. Vi khuẩn.
b

Bệnh phong thường gây nên triệu chứng:
a. Tăng cảm giác giác mạc.
b. Mất phản xạ đồng tử.
c. Mất cảm giác giác mạc.
d. Phản xạ đồng tử lười.
c

Đặc điểm đau nhức mắt trong bệnh viêm mống mắt thể mi:
a. Đau tăng khi nhìn ra ánh sáng.
b. Đau lan lên nửa đầu cùng bên.
c. Đau tăng lên khi vận động nhãn cầu.
d. Đau nhức âm ỉ, đau nhiều về đêm.
d

Mắt viễn thị thường có các triệu chứng mỏi mắt, chảy nước mắt do:
a. Độ cong giác mạc quá ít.
b. Mắt phải điều tiết liên tục.
c. Mắt nhỏ hơn bình thường.
d. Thị lực nhìn xa và nhìn gần đều kém.
b

Chẩn đoán xác định bệnh mắt hột khi trên kết mạc sụn mi trên có:
a. 1 - 2 hột.
b. > 10 hột.
c. > 5 hột
d. 3 - 4 hột
c

Triệu chứng có giá trị nhất giúp chẩn đoán xác định bệnh viêm kết mạc:
a. Thị lực bình thường.
b. Đỏ mắt.
c. Mắt cộm, vướng.
d. Có tiết tố.
d

Hột trong bệnh mắt hột có đặc điểm:
a. Hột mọc ở kết mạc mi và kết mạc cùng đồ.
b. Hột chỉ mọc ở kết mạc cùng đồ dưới, cùng lứa tuổi.
c. Hột phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
d. Hột chỉ mọc ở kết mạc mi.
c

Xước giác mạc sẽ để lại sẹo khi tổn thương đến lớp:
a. Descemet.
b. Mô nhục.
c. Biểu mô.
d. Bowmann.
b

Hãy chọn một số kính phù hợp nhất cho bệnh nhân cận thị với kết quả thử kính như sau:
a. -1,25 đi ốp = 10/10
b. -1,00 đi ốp = 8/10
c. -1,75 đi ốp = 8/10
d. -1,50 đi ốp = 10/10
a

Triệu chứng có giá trị nhất để nghĩ đến có vết thương xuyên thủng củng mạc:
a. Xuất huyết tiền phòng.
b. Thị lực giảm nhiều.
c. Xuất huyết kết mạc.
d. Nhãn cầu mềm.
d

Nguyên nhân gây nhãn viêm đồng cảm thường gặp nhất do:
a. Xuất huyết tiền phòng.
b. Phòi tổ chức nội nhãn.
c. Vết thương xuyên thủng nhãn cầu.
d. Biến chứng thấm máu giác mạc.
c

Đỏ mắt, có đau nhức, thị lực không giảm, gặp trong bệnh sau, ngoại trừ:
a. Viêm bao Tenon.
b. Mộng.
c. Viêm tuyến lệ chính.
d. Viêm thượng củng mạc
b

Mục đích của phẫu thuật LASIK trong điều trị cận thị là:
a. Làm giảm độ khúc xạ của giác mạc
b. Làm giảm tổn thương đáy mắt do bệnh cận thị
c. Làm giảm độ khúc xạ của thủy tinh thể
d. Làm giảm chiều dài của trục nhãn cầu
a

Triệu chứng đặc hiệu của bệnh viêm kết mạc mùa xuân:
a. Có nhiều nhú gai ở kết mạc sụn mi trên.
b. Có nhiều hột ở kết mạc cùng đồ dưới.
c. Có nhiều hột ở vùng rìa giác mạc.
d. Có nhiều hột trên kết mạc sụn mi trên.
a

Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh viêm kết mạc lậu ở trẻ sơ sinh:
a. Tiết tố nhiều, mầu vàng kem, tái tạo nhanh.
b. Hai mi sưng húp mọng đỏ.
c. Kết mạc phù nề đỏ mọng.
d. Trẻ không mở mắt được.
a

Lớp nào của giác mạc có vai trò quan trọng nhất không cho vi khuẩn xâm nhập vào giác mạc.
a. Màng Bowmann
b. Màng Descemet
c. Biểu mô
d. Nội mô
c

Bệnh mắt gây mù loà hàng đầu ở Việt Nam là
a. Tật khúc xạ
b. Bệnh mắt hột
c. Glôcôm
d. Đục thuỷ tinh thể
d

Hiện tượng song thị trong đục thể thuỷ tinh giai đoạn đầu do:
a. Thể thuỷ tinh đục nhanh, nhiều.
b. Thể thuỷ tinh đục ở ngoại vi.
c. Thể thuỷ tinh đục ở vùng trung tâm.
d. Thể thuỷ tinh đục không đều.
d

Cơ vòng cung mi được chi phối bởi dây thần kinh:
a. Dây TK số IV.
b. Dây TK số V
c. Dây TK số VI.
d. Dây TK số VII.
d

Phương pháp mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao là mổ lấy các phần sau của thể thuỷ tinh:
a. Lấy toàn bộ bao, vỏ và nhân thể thuỷ tinh.
b. Lấy một phần bao, vỏ, nhân thể thuỷ tinh.
c. Lấy bao trước, vỏ và nhân thể thuỷ tinh.
d. Chỉ lấy nhân thể thuỷ tinh.
a

Hạch mi
a. Có bốn rễ, nằm trước đỉnh hốc mắt 1cm, phía trong của thị thần kinh.
b. Có ba rễ, nằm trước đỉnh hốc mắt 1cm, phía ngoài của thị thần kinh.
c. Có ba rễ, nằm sau nhãn cầu 1cm, phía trong của thị thần kinh.
d. Có bốn rễ, nằm sau nhãn cầu 1cm, phía ngoài của thị thần kinh.
b

Vết thương xuyên vùng rìa phòi kẹt mống mắt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nhất:
a. Viêm mủ nội nhãn.
b. Nhãn viêm đồng cảm.
c. Teo nhãn cầu.
d. Viêm màng bồ đào cấp.
b

Cấu tạo của thể thuỷ tinh gồm:
a. Bao, vỏ, nhân.
b. Bao, nhân, màng hyaloid.
c. Vỏ, nhân, dây chằng zinn.
d. Bao, nhân, dây chằng zinn.
a

Thuỷ dịch có thể thẩm thấu qua màng nào để nuôi dưỡng giác mạc:
a. Bowmann.
b. Biểu mô.
c. Descemet.
d. Nội mô.
d

Cận thị là:
a. hiện tượng khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở sau võng mạc khi mắt điều tiết.
b. hiện tượng khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt điều tiết.
c. hiện tượng khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt không điều tiết.
d. hiện tượng khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở sau võng mạc khi mắt không điều tiết.
c

Dấu hiệu Salus Guun (+) trong bệnh tăng huyết áp đánh giá tình trạng bất thường ở:
a. Hoàng điểm.
b. Mạch máu.
c. Gai thị.
d. Võng mạc.
b

Triệu chứng cơ năng giống nhau của bệnh Glôcôm góc mở và đục thể thuỷ tinh tuổi già:
a. Nhìn đèn có quầng xanh, đỏ.
b. Đôi khi có cảm giác căng tức tại mắt.
c. Nhìn một thành hai.
d. Nhìn mờ dần, không đau nhức mắt.
d

Triệu chứng phân biệt glôcôm cấp và tăng nhãn áp thứ phát do viêm mống mắt thể mi là
a. Đồng tử giãn
b. Thị lực giảm nhanh
c. Đau nửa đầu cùng bên
d. Cương tụ rìa (+)
a

Bệnh mắt gây giảm thị lực đột ngột, không đau nhức:
a. Glôcôm góc đóng cơn cấp.
b. Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
c. Glôcôm góc mở.
d. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
b

Khi thử thị lực cho bệnh nhân dưới 8/10, bước tiếp theo phải làm gì
a. Thử kính cận
b. Thử kính viễn
c. Thử kính lỗ
d. Soi đáy mắt.
c

Thuốc chống chỉ định tra mắt trong bệnh viêm mống mắt thể mi:
a. Dd pilocarpin.
b. Dd gentamycin.
c. Dd dicain.
d. Dd atropin.
a

Thành nào của hốc mắt vững chắc nhất
a. Thành ngoài
b. Trần hốc mắt
c. Các thành vững chắc như nhau
d. Thành trong
e. Thành dưới
b

Thuốc có tác dụng làm giảm cản trở lưu thông thuỷ dịch ở góc tiền phòng:
a. Acetazolamid
b. Dung dịch pilocacpin.
c. Dung dịch Timolol
d. Dung dịch glycerol.
b

Bệnh nhân đến khám mắt bao giờ cũng phải:
a. Đo thị lực
b. Đo nhãn áp
c. Soi đáy mắt
d. Đo thị trường
a

Bệnh cận thị thường có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
a. Độ cận thị cao, thường > 6D.
b. Ít khi có tổn thương ở đáy mắt.
c. Có tính di truyền
d. Thường xuất hiện sớm ngay từ lứa tuổi nhỏ.
b

Ổ loét trong viêm loét giác mạc do nấm có đặc điểm:
a. Ổ loét hình cành cây, đáy ổ loét bẩn và chứa nhiều tổ chức hoại tử.
b. Giới hạn ổ loét rõ, đáy ổ loét chứa tổ chức hoại tử khô màu trắng xám nổi cao.
c. Bờ ổ loét không rõ, đáy ổ loét nham nhở có mủ và chứa nhiều tổ chức hoại tử.
d. Giới hạn ổ loét không rõ, đáy ổ loét có tổ chức hoai tử màu trắng.
b

Nguyên nhân gây viêm kết mạc mùa xuân:
a. Do nấm.
b. Vi khuẩn.
c. Do dị ứng.
d. Vi rút.
c

Chẩn đoán xác định đục thể thuỷ tinh tuổi già hoàn toàn khi có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
a. Thị lực sáng tối (+).
b. Hướng ánh sáng tốt.
c. Thể thuỷ tinh đục trắng.
d. Soi ánh đồng tử chỗ hồng chỗ xám.
d

Quá trình điều tiết của thể mi được chi phối bởi dây thần kinh:
a. Dây TK số IV.
b. Dây TK số VI.
c. Dây TK số III.
d. Dây TK số V.
c

Hình thái đục thể thuỷ tinh thường gặp trong bệnh tiểu đường:
a. Đục thể thuỷ tinh căng phồng.
b. Đục thể thuỷ tinh toàn bộ.
c. Đục hình đĩa ở cực sau.
d. Đục nhân trung tâm.
c

Giác mạc có đặc điểm:
a. Không có mạch máu và thần kinh.
b. Khi tổn thương bao giờ cũng để lại sẹo.
c. Trong suốt.
d. Chiếm 2/3 trước nhãn cầu.
c

Chẩn đoán phân biệt Glôcôm góc đóng với bệnh viêm mống mắt thể mi có tăng nhãn áp chủ yếu dựa vào dấu hiệu:
a. Đồng tử.
b. Nhãn áp.
c. Đỏ mắt.
d. Tiền phòng.
a

Phương pháp điều trị cận thị phổ biến nhất hiện nay là
a. Phẫu thuật LASIK
b. Dùng thuốc chống cận thị
c. Đeo kính gọng
d. Đeo kính áp tròng
c

Trong hội chứng tăng áp lực nội sọ, khi soi đáy mắt thấy hình ảnh gai thị:
a. Liềm gai thị.
b. Teo lõm gai thị.
c. Phù gai thị.
d. Xuất huyết gai thị.
c

Hãy chọn một số kính phù hợp nhất cho bệnh nhân viễn thị với kết quả thử kính như sau:
a. +1,00 đi ốp = 8/10
b. +1,25 đi ốp = 10/10
c. +1,50 đi ốp = 10/10
d. +1,75 đi ốp = 8/10
c

Phương pháp điều trị lão thị phổ biến nhất là
a. Phẫu thuật laser điều trị lão thị
b. Đeo kính phân kỳ đúng số
c. Đeo kính hội tụ đúng số
d. Dùng thuốc tăng cường dinh dưỡng cho nhãn cầu
c

Xử trí bệnh bỏng mắt do Axít ở cơ sở:
a. Rửa ngay mắt nước sạch, tra thuốc mỡ chuyển tuyến trên.
b. Dùng kháng sinh toàn thân, chuyển ngay lên tuyến trên.
c. Rửa ngay mắt cho bệnh nhân bằng nước sạch.
d. Tra thuốc mỡ, băng bất động hai mắt, chuyển tuyến trên.
a

Đỏ mắt, không đau nhức, có tiết tố, thị lực không giảm, gặp trong bệnh:
a. Viêm giác mạc.
b. Mộng.
c. Viêm kết mạc mãn.
d. Xuất huyết dưới kết mạc.
c

Triệu chứng tại gai thị trong viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:
a. Phù gai thị.
b. Thoái hoá cạnh gai thị.
c. Gai thị bình thường.
d. Teo lõm gai thị.
c

Thuốc có thể dùng lâu dài và có tác dụng tốt để điều trị bệnh glôcôm góc mở là:
a. Dung dịch Pilocacpin.
b. Dung dịch Glycerol.
c. Dung dịch Timolol
d. Acetazolamide
c

Thủy tinh thể người lớn được nuôi dưỡng bởi:
a. Động mạch hyaloid.
b. Thuỷ dịch.
c. Dây chằng Zinn.
d. Động mạch mi dài.
b

Tác nhân gây bỏng mắt nguy hiểm nhất:
a. Bỏng Axit.
b. Bỏng Bazơ.
c. Bỏng nhiệt.
d. Bỏng tia hàn điện.
b

Đường kính trung bình của giác mạc người lớn là:
a. 11 mm theo chiều ngang và chiều đứng.
b. 12 mm theo chiều ngang và 11 mm theo chiều đứng.
c. 12 mm theo chiều ngang và chiều đứng.
d. 10 mm theo chiều ngang và 12 mm theo chiều đứng.
e. 10 mm theo chiều ngang chiều đứng.
b

Lão thị do:
a. Võng mạc bị lão hóa khi tuổi cao
b. Công suất hội tụ của thủy tinh thể tăng
c. Độ đàn hồi của thủy tinh thể giảm
d. Trục trước sau của thủy tinh thể quá dài
c

Khi chui vào hố mắt, động mạch mắt có liên quan như thế nào đối với dây thần kinh thị giác?
a. Nằm phía trên thị thần kinh.
b. Nằm phía ngoài thị thần kinh.
c. Nằm phía trong thị thần kinh.
d. Nằm phía dưới thị thần kinh.
e. Thay đổi tuỳ theo từng người.
d

Tuyến lệ nằm ở xương nào trong số các xương sau
a. Xương trán
b. Xương lệ
c. Xương sàng
d. Xương gò má
e. Xương hàm trên
a

Các bệnh mắt sau đều gây giảm thị lực từ từ, không đau nhức, ngoại trừ:
a. Tật khúc xạ.
b. Đục thể thuỷ tinh.
c. Glôcôm góc mở.
d. Glôcôm góc đóng.
d

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm mống mắt thể mi có thể phòng được:
a. Đỏ mắt kéo dài.
b. Viêm mủ toàn bộ nhãn cầu.
c. Tăng nhãn áp thứ phát.
d. Nhãn viêm đồng cảm.
d

Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc nguy hiểm nhất:
a. Tụ cầu.
b. Nấm Candida albical
c. Herper.
d. Trực khuẩn mủ xanh.
d

Triệu chứng quan trọng nhất giúp chẩn đoán xác định bệnh viêm mống mắt thể mi:
a. Đau nhức mắt âm ỉ.
b. Cương tụ rìa (+).
c. Phản ứng thể mi (+).
d. Đồng tử co nhỏ, méo, dính.
d

Thể thuỷ tinh luôn được giữ cân bằng nhờ có các dây chằng Zinn từ thuỷ tinh thể bám vào:
a. Củng mạc.
b. Mống mắt
c. Thể mi.
d. Hắc mạc.
c

Thể tích trung bình của hốc mắt là:
a. 45 ml
b. 40 ml
c. 30 ml
d. 35 ml
e. 50 ml
c

Triệu chứng có giá trị nhất giúp chẩn đoán xác định bệnh viêm loét giác mạc:
a. Mất cảm giác giác mạc.
b. Thị lực giảm nhiều.
c. Thẩm lậu trên giác mạc, nhuộm fluorescein (+).
d. Đỏ mắt kiểu cương tụ rìa (+).
c

Triệu chứng có giá trị quyết định khoét bỏ nhãn cầu trong chấn thương mắt:
a. Vết thương rộng, phòi nhiều tổ chức nội nhãn, thị lực sáng tối (-).
b. Vết thương rách củng mạc rộng, phòi nhiều dịch kính.
c. Vết thương rách giác mạc rộng, phòi kẹt mống mắt.
d. Vết thương rách giác mạc, củng mạc, phòi mống mắt, vỡ thể thuỷ tinh.
a

Nghĩ đến bệnh nhân bị thoái hoá sắc tố võng mạc khi:
a. Có đám mờ trước mắt.
b. Nhìn vật biến dạng.
c. Có dấu hiệu ruồi bay.
d. Có hiện tượng quáng gà.
d

Mắt viễn thị nặng có
a. thị lực nhìn xa giảm nhiều hơn thị lực nhìn gần
b. thị lực nhìn xa bình thường, nhìn gần giảm
c. thị lực nhìn gần bình thường, nhìn xa giảm
d. thị lực giảm cả khi nhìn gần và nhìn xa
d

Mống mắt và thể mi là một bộ phận thuộc:
a. Củng mạc.
b. Giác mạc.
c. Võng mạc.
d. Màng bồ đào
d

Khi nào thị lực của trẻ em đạt mức thị lực gần như của người lớn
a. 3 tuổi
b. 4 tuổi
c. 2 tuổi
d. 1 tuổi
a

Thuốc chống chỉ định tra mắt trong điều trị loét giác mạc:
a. Kháng sinh.
b. Corticoid.
c. Giảm đau.
d. Giãn đồng tử.
b

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp tăng trong bệnh Glôcôm nguyên phát là:
a. Sức cản ở góc tiền phòng tăng.
b. Lưu lượng thuỷ dịch tăng.
c. Áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc tăng.
d. Đục thể thuỷ tinh căng phồng.
a

Đường lây bệnh chủ yếu của bệnh viêm kết mạc lậu ở trẻ sơ sinh:
a. Lây do dùng chung khăn mặt, chậu.
b. Lây do tay của bác sĩ và dụng cụ y tế.
c. Lây qua đường hô hấp.
d. Lây qua đường sinh dục của người mẹ.
d