Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Câu hỏi trắc nghiệm nội khoa dh Y hà nội



Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ suy thận cấp đang ở giai đoạn đái trở lai:

a. Lượng nước tiểu tăng dần

b. Bệnh nhân ăn ngon miệng hơn

c. Bệnh nhân tăng cân

d. Lượng nước tiểu dần trở về bình thường


Câu 2: Trong suy thận cấp do giảm thể tích tuần hoàn cần phải:

a. Bổ xung lippid và glucid để bù lại thể tích tuần hoàn

b. Dùng thuốc hạ huyết áp

c. Bù đủ khối lượng tuần hoàn sớm

d. Cho bệnh nhân hạn chế muối và nước

Câu 3: Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi dùng thuốc chống viêm không Steroid là:

a. Viêm loét dạ dày , tá tràng

b. Suy thận

c. Suy tủy

d. Tăng huyết áp

Câu 4: Bệnh nhân suy thận mạn trong chế độ ăn cần tăng cường loại thức ăn nào sau đây:

a. Hoa quả sấy khô

b. Tinh bột ít đạm như các loại khoai, sắn

c. Các loại đường, mật ong, nước mía

d.  Cả B và C

Câu 5: Theo dõi tình trạng thiếu máu của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng các dấu hiệu lâm sàng:

a. Cân nặng

b. Biểu hiện xuất huyết dưới da

c. Màu sắc da và niêm mạc

d. Tần số thở

Câu 6: Khi chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn, những dấu hiệu nào sau đây cần phải theo dõi hàng ngày, TRỪ:

a. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

b. Số lượng và màu sắc nước tiểu

c. Tình trạng phù

d. Cân nặng

Câu 7: Đặc điểm triệu chứng ho trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:

a. Ho khan mạn tính

b. Ho ra máu mạn tính

c. Ho, khạc đờm đục lẫn máu đỏ tươi

d. Ho, khạc đờm mạn tính

Câu 8: Thời điểm uống thuốc cloroquin tốt nhất trong ngày:

a. Sáng

b. Chiều

c. Trưa

d. Tối

Câu 9: Kích thước trung bình hồng cầu thể hiện bằng chữ:

a. MCHC

b. MCH

c. MCV

d. Hb

Câu 10: Mục đích của kẹp sonde dẫn lưu nước tiểu ngắt quãng:

a. Tránh kích thích bàng quang

b. Tránh tắc sonde

c. Tránh nhiễm khuẩn

d. Tránh hội chứng bàng quang …..

Câu 11: Các vị trí có thể tiêm Insulin dưới da, TRỪ:

a. Vùng mông

b. Vùng bụng trong vòng bán kính 3 cm xung quanh rốn

c. Vùng mặt trước ngoài đùi 2 bên

d. Vùng mặt trước ngoài cánh tay 2 bên

Câu 12: Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu phụ thuộc vào:

a. Mức độ thiếu máu

b.  Điều kiện nhiệt độ môi trường

c. Trọng lượng cơ thể

d. Giới tính của bệnh nhân

Câu 13: Bệnh lý sau gây tình trạng mất máu mạn tính:

a. Tai biến mạch máu não

b. Hen phế quản

c. Loét dạ dày- tá tràng

d. Viêm gan do Virus

Câu 14: Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt có biểu hiện sau:

a. Giảm cả 3 loại tế bào máu trên

b. Giảm số lượng bạch cầu

c. Giảm số lượng hồng cầu

d. Giảm số lượng tiểu cầu

Câu 15: Nếu bệnh nhân không có phù toàn thân do suy tim nặng, lượng dịch đưa vào cơ thể hàng ngày:

a. Không nên vượt quá 100 ml/ 24h

b. Không nên vượt quá 300 ml/ 24h

c. Không nên vượt quá 700 ml/ 24h

d. Không nên vượt quá 500 ml/ 24h

Câu 16: Những định nghĩa sau là rối loạn thể tích nước tiểu có thể gặp trong suy thận cấp, TRỪ:

a. Đái ít khi lượng nước tiểu < 500 ml/ 24h

b. Đái nhiều khi lượng nước tiểu > 2,5 l/ 24h

c. Vô niệu khi lượng nước tiểu < 100 ml/ 24h

d. Bí đái chứng tỏ thận không bài tiết được nước tiểu

Câu 17: Biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não:

a. Mất cảm giác

b. Hôn mê

c. Giảm thị lực

d. Liệt nửa người

Câu 18: Chế độ thở Oxy dành cho bệnh nhân phù phổi cấp:

a. Thở Oxy 4- 6 l/p

b. Thở Oxy 2- 4 l/p

c. Thở Oxy 6- 12 l/p

d. Thở Oxy 1- 2 l/p

Câu 19: Thuốc dùng đường tĩnh mạch sử dụng trong điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản:

a. Esomeprazole

b. Octreotide

c. Transamin

d. Ranitidine

Câu 20: Ở bệnh nhân suy tim, khó thở khi gắng sức nhiều tương ứng với mức độ suy tim:

a. NYHA 3

b. NYHA 4

c. NYHA 1

d. NYHA 2

Câu 21: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp qua đường ĐM đùi, sử dụng sheath 6F,. Khi về bệnh phòng theo dõi, điều dưỡng sẽ dặn bệnh nhân phải tiếp tục bất động chân bên làm can thiệp trong khoảng thời gian:

a. 24 giờ

b. 2 giờ

c. 12 giờ

d. 6 giờ

Câu 22: Triệu chứng quan trọng nhất cần theo dõi thường xuyên để cân bằng nước điện giải cho bệnh nhân:

a. Tình trạng phù và thể tích nước tiểu

b. Hội chứng Ure máu cao

c. Tình trạng nhiễm khuẩn

d. Dấu hiệu thiếu máu

Câu 23: Trong điều trị suy thận mạn, erythropoietin tái tổ hợp dùng để:

a. Điều trị thiếu máu

b. Điều trị tăng huyết áp

c. Bổ xung Canxi

d. Điều trị cường cận giáp thứ phát

Câu 24: Phù trong suy tim phải thường thấy ở:

a. Mặt

b. Chân

c. Tay

d. Phù cứng ở mặt trước xương chày

Câu 25: Xử trí đầu tiên khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp:

a. Xịt ngay Nitroglycerin dưới lưỡi

b. Thở Oxy

c. Làm điện tâm đồ

d. Tiêm ngay Morphin để giảm đau ngực

Câu 26: Trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- hành tá tràng, thuốc ức chế bơm  proton dùng đường tĩnh mạch cần duy trì trong:

a. 24h

b. 72h

c. 48h

d. Đến khi ngừng chảy máu

Case study từ 27- 28: Bệnh nhân nam, 35 tuổi, vào viện vì nôn ra máu, chẩn đoán y khoa là xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản- xơ gan. Bệnh nhân vừa được nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản cầm máu. Bạn tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng: Kích thích vật vã, mạch 120 l/p, HA 80/50 mmHg, da niêm mạc rất nhợt, đi ngoài phân đen mùi thối khẳm

Câu 27: Theo bạn bệnh nhân này đang trong tình trạng:

a. Sốc mất máu

b. Thiếu máu mức độ nặng

c. Thiếu máu mức độ trung bình

d. Thiếu máu mức độ nhẹ

Câu 28: Dịch truyền tĩnh mạch nào tốt nhất cho bệnh nhân trong tình trạng này:

a. Dung dịch đẳng trương

b. Huyết tương

c. Khối hồng cầu

d. Máu toàn phần

Câu 29: Để đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần theo dõi:

a. Tinh thần của bệnh nhân

b. Cân nặng của bệnh nhân

c. Tác dụng không mong muốn của thuốc

d. Mức độ đau, hạn chế vận động của khớp và số lượng khớp bị viêm

Câu 30: Xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim cấp:

a. Đường máu

b. Ure, creatinin máu

c. Men GOT, GPT, LDH

d. Men CPK, CPK- MB, và Troponin

Câu 31: Biện pháp thường được sử dụng trong nội soi can thiệp cầm máu vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản:

a. Thắt vòng cao su

b. Tiêm dung dich adreanin 1/ 1000

c. Kẹp clip cầm máu

d. Đốt điểm chảy máu bằng Laser argone

Câu 32: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có viêm nhiều khớp, nhân viên y tế cần hướng dẫn bệnh nhân:

a. Xoa bóp khớp nhẹ nhàng

b. Vận động khớp nhẹ nhàng

c. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi đi lại như: khung chống,

d. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 33: Khi phát thuốc cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, điều dưỡng sẽ dặn bệnh nhân uống thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như: Aspirin, Clopidogrel vào thời điểm nào:

a. Ngay trước bữa ăn

b. Trong bữa ăn

c. Sau khi ăn no

d. Lúc đói

Câu 34: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần được giữ bất động nhằm mục đích:

a. Giảm đau ngực

b. Giảm tiêu thụ Oxy cơ tim

c. Cải thiện tưới máu động mạch vành

d. Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát

Câu 35: Bệnh nhân suy thận mạn cần phải được hướng dẫn:

a. Tăng cường sử dụng tất cả các loại hoa quả

b. Thực hiện chế độ ăn ít chua, ít Photpho

c. Tăng cường sử dụng các loại đậu đỗ

d. Ăn tăng cường protid

Câu 36: Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic:

a. Bí tiểu tiện

b. Nhịp tim chậm

c. Nấm miệng, nấm họng

d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 37: Cần để bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp trong tư thế:

a. Nằm ngửa, đầu cao 30 độ

b. Nằm nghiêng trái

c. Nằm nghiêng phải

d. Nằm ngửa, đầu thấp

Câu 38: Đặc điểm của gan to trong suy tim Phải:

a. Gan cứng chặc, bề mặt lổn nhổn

b. Gan mềm, bờ tù, ấn đau khi sờ

c. Gan to, không đau khi sờ

d. Thường kèm theo túi mật to

Câu 39: Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được theo dõi thân nhệt:

a. Khi họ sốt

b. Khi bệnh nhân yêu cầu

c. Khi bác sỹ yêu cầu

d. Thường quy, hàng ngày

Câu 40: Bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt lâu ngày sẽ có tỷ lệ hồng cầu lưới:

a. Thay đổi theo nồng độ sắt huyết thanh

b. Giảm

c. Bình thường

d. Tăng

Câu 41: Dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân suy tim Trái:

a. Phổi ran ẩm cả 2 bên

b. Cơn khó thở kịch phát, nhất là về đêm

c. Nhịp nhanh, tiếng ngựa phi

d. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 42: Đường máu tĩnh mạch được gọi là đường máu khi đói khi:

a. Nhịn đói 3- 5h

b. Nhịn đói 6- 8h trước bữa ăn sáng

c. Nhịn đói 8- 12h trước bữa ăn sáng

d. Nhịn đói > 12h

Câu 43: Khi sử dụng thuốc Methotrexat trong điều trị viêm khớp dạng thấp, nhằm phát hiện tác dụng không mong muốn của thuốc, cần phải theo dõi các xét nghiệm sau, TRỪ:

a. Chụp X- quang phổi

b. Đo mật độ xương

c. Chức năng gan, thận

d. Tế bào máu ngoại vi

Câu 44: Điều trị quan trọng nhất trong cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, đến viện sớm trong vòng 6- 12 tiếng đầu là:

a. Can thiệp cấp cứu để tái tưới máu động mạch vành

b. Bất động và thở Oxy

c. Giảm đau bằng Morphin

d. Điều trị thuốc giãn động mạch vành như: Nitroglycerin

Câu 45: Khi bệnh nhân suy thận cấp đang được điều trị trong bệnh viện, người điều dưỡng cần tư vấn cho bệnh nhân và người nhà:

a. Biết được các nguyên nhân thường gặp, và các dấu hiệu sớm của bệnh để phòng ngừa bệnh

b. Tư vấn cách dùng thuốc, nhất là thuốc độc cho thận, thuốc nam không rõ nguồn gốc

c. Biết được tiến triển và các biến chứng của bệnh để có thái độ hợp tác với thầy thuốc trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân

d. Sau khi hồi phục cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng thận

Câu 46: Bệnh nhân dùng Glucocorticoid kéo dài cần thực hiện chế độ ăn sau:

a. Nhiều chất béo

b. Giàu Calci

c. Ăn mặn

d. Uống nhiều nước

Câu 47: Để phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do bội nhiễm cần phải:

a. Dùng thuốc kháng sinh đường uống kéo dài liên tục

b. Dùng corticoid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

c. Tiêm vacxin phòng cúm và phế cầu

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 48: Theo định nghĩa của hội Thận học Hoa kỳ 2002, bệnh thận mạn tính được xác định khi có tổn thương thận kéo dài:

a. ≥ 2 tháng

b. ≥ 4 tháng

c. ≥ 3 tháng

d. ≥ 5 tháng

Câu 49: Bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết nặng, lơ mơ nên xử trí ngay bằng:

a. Đổ nước đường vào miệng cho bệnh nhân uống nếu không có Glucose tiêm truyền tĩnh mạch trong khi chuyển bệnh nhân

b. Cho bệnh nhân ăn hoặc uống sữa ngay

c. Chuyển ngay lên tuyến trên

d. Tiễm tĩnh mạch Glucose ưu trương và lặp lại nếu đường huyết vẫn thấp

Câu 50: Các loại thuốc sau có tác dụng hạ Kali máu, TRỪ:

a. Natribicarbonat

b. Kayexalat

c. Lợi tiểu kháng aldosteron

d. Glucose ưu trương.

Câu 51: Một điều dưỡng khám phát hiện tổn thương dây thần kinh số VII cho một bệnh nhân nam, 62 tuổi, bị tai biến mạch não, người điều dướng ấy cần:

a. Kiểm tra thính giác của bệnh nhân, hỏi bệnh nhân xem có bị chóng mặt, ù tai không

b. Kiểm tra cảm giác đụng chạm trên da mặt của bệnh nhân

c. Kiểm tra vị giác, quan sát sự co kéo cơ mặt của bệnh nhân ( nhân trung, nếp nhăn…)

d. Kiểm tra phản xạ nuốt của bệnh nhân

Câu 52: Người điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, động tác quan trọng cần làm là:

a. Xác định vị trí của sonde dạ dày

b. Kiểm tra nhiệt độ của dung dịch nuôi dưỡng

c. Kiểm tra thành phần của dịch nuôi dưỡng

d. Hút hết dịch tồn đọng trong dạ dày

Câu 53: Cách sử dụng bình phun hít đúng cách để thuốc tới được phế quản là:

a. Thở ra, cho bình thuốc vào miệng, hít vào sâu, bơm thuốc lúc bắt đầu hít vào, nín thở ở cuối thì hít vào trong 60s, rồi từ từ thở ra

b. Thở ra, cho bình thuốc vào miệng, hít vào sâu, bơm thuốc lúc bắt đầu hít vào, nín thở ở cuối thì hít vào trong 10s, rồi từ từ thở ra.

c.  Thở ra, cho bình thuốc vào miệng, hít vào sâu, bơm thuốc lúc bắt đầu hít vào, rồi từ từ thở ra.

d. Thở ra, cho bình thuốc vào miệng, hít vào sâu, bơm thuốc lúc bắt đầu hít vào, nín thở ở cuối thì hít vào trong 90s, rồi từ từ thở ra.

Câu 54: Các xét nghiệm máu cần theo dõi thường xuyên ở bệnh nhân đái tháo đường, TRỪ:

a. Đường máu tĩnh mạch

b. Creatinin máu

c. Siêu âm ổ bụng

d. Điện tâm đồ

Câu 55: Điều trị bảo tồn trong suy thận mạn nhằm mục đích:

a. Làm chậm tiến triển của suy thận mạn

b. Đưa chức năng thận trở về bình thường

c. Giảm số lượng thuốc phải dùng cho bệnh nhân

d. Tất cả các ý trên

Câu 56: Đối với những bệnh nhân cao tuổi, biến chứng nào cần theo dõi khi đang bị xuất huyết tiêu hóa:

a. Viêm phổi

b. Nhồi máu cơ tim

c. Hẹp môn vị

d. Ung thư hóa

Câu 57: Loại Isulin nào sau đây là Isulin nền:

a. Insulatard

b. Insulin lente

c. Insulin lantus

d. Insulin Mixtard

Câu 58: Yếu tố nào ít gợi ý cần tìm biến chứng thận ở người ĐTĐ:

a. Bệnh nhân tiểu nhiều lần

b. Bệnh nhân có biến chứng đáy mắt

c. Bệnh nhân có tăng huyết áp kháng trị

d. Bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt

Câu 59: Các biện pháp sau giúp cải thiện giấc ngủ trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, TRỪ:

a. Liệu pháp tâm lý

b. Dùng thuốc an thần gây ngủ

c. Dùng oxy trị liệu

d. Giữ thời gian biểu cân bằng giữa hoạt động – nghỉ ngơi

Câu 60: Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính , cần chú ý:

a. Hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc cấp cứu khi có cơn khó thở

b. Hướng dẫn bệnh nhân các động tác phục hồi chức năng hô hấp

c. Tránh khói, bụi, thời tiết lạnh, ẩm

d. Cả 3 ý trên đều đúng.





TEST NỘI II

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:

a. Là 1 nhóm tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tăng sức cản với luồng khí thở

b. Là 1 nhóm tình trạng bệnh lý hô hấp mạn tính.

c. Là bệnh VPQ mạn

2. VPQ mạn:

a. Là tình trạng viêm mạn đường hô hấp dưới.

b. Là sự tăng tiết dịch nhày niêm mạc PQ gây ho và khạc đờm liên tục.

c. Là sự tăng tiết dịch nhày niêm mạc PQ gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt, ít nhất 3 tháng/ năm và ít nhất 2 năm.

d. A và B

e. A và C

3. Giãn PQ:

a. Là bệnh phổi có sự phá hủy các phế nang, thành PQ, tăng rộng kích thước của các khoang chứa khí của các tiểu phế quản tận.

b. Là bệnh phổi có sự phá hủy các phế nang , thành phế nang.

c. Là bệnh phổi có sự tăng kích thước của các khoảng chứa khí của các tiểu phế quản tận.

4. Nguyên nhân gây COPD:

a. Hút thuốc lá, dị ứng thuốc

b. Nhiễm trùng

c. Ô nhiễm môi trường

d. Cơ địa di truyền lão hóa

e. A, B, C, D

5. Triệu chứng của VPQ mạn:

a. Phát triển âm ỉ qua nhiều năm, ho khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng/ năm và 2 năm liên tiếp.

b. Sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

c. Ho khạc đờm nhiều mủ khối lượng nhiều hơn

d. Khó thở, nghe phổi có ral rít, ngáy, nổ, ẩm

e. A, B, C, D

6. Triệu chứng của giãn PQ:

a. Xuất hiện từ từ

b. Khó thở tăng làm giảm khả năng gắng sức

c. Ho ít trừ trường hợp bội nhiễm, khạc ít đờm

d. Lồng ngực hình thùng

e. A, B, C, D

7. Triệu chứng của VPQ mạn giai đoạn cấp:

a. Phát triển âm ỉ qua nhiều năm, ho khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng/ năm và 2 năm liên tiếp.

b. Sốt, môi khô, lưỡi bẩn.

c. Ho khạc đờm nhiều mủ khối lượng nhiều hơn

d. Khó thở, nghe phổi có ral rít, ngáy, nổ, ẩm

e. B, C, D

f. A, B, C, D

8. Biến chứng của COPD:

a. Suy hô hấp

b. Viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp nặng, suy tim phải, loạn nhịp tim

c. Trầm cảm

d. A, B

e. A, B, C

9. Chẩn đoán điều dưỡng:

a. Đường hô hấp không thông thoáng vì co thắt PQ, tăng dịch nhầy, ho không có hiệu quả có thể có bội nhiễm phổi

b. Kiểu thở không có hiệu quả do COPD

c. Nguy cơ nhiễm trùng do rối loạn của cơ chế bảo vệ và c/ n phổi

d. A và B

e. A, B, C

10. Chẩn đoán điều dưỡng

a. Rối loạn trao đổi khí do tắc nghẽn mạn tính rối loạn cân bằng thông khí/ tưới máu

b. Rối loạn dinh dưỡng, không đủ so với nhu cầu cơ thể tăng lên vì thở nhiều,, nuốt hơi, các tác dụng của thuốc

c. Giảm khả năng hoạt động liên quan tới giảm chức năng phổi, dẫn đến khó thở, mệt mỏi

d. Rối loạn giấc ngủ liên quan tới thiếu O¬2 và tăng CO2

e. Rối loạn tâm lý liên quan tới việc sông với tress của bệnh mạn tính

f. A, B, C, D, E

11. Lập KHCS:

a. Cải thiện sự thông thoáng đường hô hấp, cải thiện kiểu thở, cải thiện trao đổi khí

b. Kiểm soát nhiễm trùng

c. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tăng cường khả năng hoạt động, cải thiện giấc ngủ, cải thiện tình trạng tâm thần

d. A, C

e. A, B,C

f. B, C

12. Triệu chứng của COPD:

a. Ho nhiều về sáng, ho cơn or ho húng hắng có đờm hoặc không

b. Đờm nhầy trong đợt cấp, có bội nhiễm thì màu vàng

c. Khó thở khi gắng sức, xuất hiện dần dần cùng với ho or sau đó 1 thời gian, giai đoạn muộn có khó thở liên tục

d. A, B, C

13. Chỉ số Tiffeneau ( FEV1/ VC) xác định COPD:

a. < 70%

b. < 50%

c. < 60%

d. < 80%

14. Tiêu chuẩn vàng xác định COPD:

a. FEV1/ VC < 70%

b. FEV1/ VC < 70% or FEV1/ FVC < 70%

c. Ho khạc đờm kéo dài liên tục

d. Ho, khạc đờm kéo dài liên tục, khó thở

15. Các biện pháp phòng COPD:

a. Loại bỏ yếu tố kích thích

b. Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm nhất là mùa lạnh

c. Tiêm vacxin phòng cúm

d. A, B

e. A, C

f. A, B, C

16. Các cách cải thiện kiểu thở:

a. Dạy kiểu thở bụng, hoành, phần dưới lồng ngực, sử dụng kiểu thở chậm và thư giãn

b. Dùng kiểu thở mím môi ngắt quãng trong những lúc khó thở để kiểm soát tần số, độ thở sâu và tăng cường phối hợp các cơ hô hấp

c. Luyện tập tăng cường sức mạnh cho cơ hoành và các cơ thở ra để làm giảm công hô hấp

d. A, B, C

e. A, B

f. A, C

17. Các kiểu thở nên khuyến khích cho BN COPD thực hành:

a. Thở bụng, hoành

b. Thở bụng, hoành, phần dưới cơ thể, thở mím môi ngắt quãng

c. Thở mím môi ngắt quãng trong những lúc khó thở để kiểm soát tần số, độ thở sâu

d. A, B, C

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

18. Nguyên nhân gây VKDT:

a. Yếu tố tác nhân gây bệnh, yếu tố thuận lợi

b. Yếu tố cơ địa

c. Yếu tố di truyền

d. A, B,C

19. VKDT có mấy giai đoạn:

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

20. Tính chất viêm của VKDT:

a. Đối xứng, sưng đau, hạn chế vận độn, ít nóng đỏ

b. Cứng khớp buổi sáng, đau tăng về đêm

c. Các ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2, 3, 0

d. A, B

e. A, B, C

21. Biến chứng của VKDT:

a. Biến dạng khớp, dính khớp, lệch trục

b. Bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò

c. Khớp gối dính tư thể nửa co

d. A, B, C

22. Các biểu hiện ngoài khớp:

a. Da khô, teo và xơ nhất là các chi, gan bàn tay và chân giãn mạch, đỏ hồng

b. Hạt dưới da, teo cơ, rối loạn dinh dưỡng và vận mạch gây ổ loét vô khuẩn ở chân, có kéo vùng khoe chân

c. A, B

d. Gầy sút, mệt mỏi, ăn kém, da xanh, niêm mạc nhợt, rối loạn thần kinh thực vật

e. C, D

23. Quá trình diễn biến bệnh VKDT qua mấy giai đoạn:

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

24. Các thể lâm sàng:

a. Thể theo triệu chứng: thể khớp, thể có lách to, thể xuất hiện sau bệnh bụi phổi

b. Thể theo tiến triển: lành tính, thể nặng, ác tính

c. Thể theo cơ địa: thể ở nam giới, người già, thể có PƯ woaler- rose

d. A, B, C

25. Chẩn đoán Đ D của VKDT:

a. Thay đổi khả năng hoạt động và vai trò trong cuộc sống do hậu quả biến dạng khớp của VKDT.

b. Giảm khả năng vận động do đau và biến dạng khớp

c. Lo lắng bệnh tiến triển kéo dài, giảm khả năng lao động

d. A, B, C.

26. Lập KHCS:

a. CS toàn diện

b. Các thuốc điều trị

c. Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện

d. Vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa

e. A, B, C,D

27. Chẩn đoán điều dưỡng của thoái hóa khớp gối:

a. Lo lắng các biến chứng của thoái hóa khớp

b. Giảm khả năng vận động do hủy hoại của khớp

c. Đau mạn tính do các hủy hoại tại khớp

d. A, B, C, D

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

28. TBMMN:

a. Là tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nghẽn mạch máu não

b. Là các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, trên 24h và có diễn biến có thể dẫn tới tử vong or để lại di chứng

c. Là tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nghẽ mạch máu não, các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, trên 24h và diễn biến có thể dẫn tới tử vong or để lại di chứng.

d. Là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của 1 rối loạn thần kinh khu trú chức năng của não kéo dài trên 24h

29. Các hình thức tổn thương mạch não:

a. Tắc mạch não

b. Xuất huyết não

c. Nhũn não

d. A, B

e. A, B, C

30. Nguyên nhân gây tắc mạch não:

a. Tiền sử tai biến thiếu máu não thoáng qua

b. Cơ địa

c. Yếu tố nguy cơ

d. A, B, C

31. Triệu chứng khởi phát của tắc mạch não:

a. Xuất hiện đột ngột triêu chứng thần kinh khu trú

b. Xuất hiện đột ngột đau đầu dữ dội, nôn

c. Rối loạn ý thức

d. Rối loạn cảm giác

32. Triệu chứng khởi phát của chảy máu não:

a. Xuất hiện đột ngột triệu chứng thần kinh khu trú

b. Xuất hiện đột ngột đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức

c. Hôn mê, liệt nửa người

d. Liệt nửa người

33. Lập KHCS:

a. Duy trì chức năng sống

b. CS tích cực, phòng biến chứng

c. PHCN, hạn chế di chứng

d. GDSK cho BN và gia đình

e. A, B, C, D

34. Các biện pháp chăm sóc tích cực:

a. Chống phù não, thông khí tốt, đủ oxy

b. ổn định thân nhiệt

c. Đảm bảo vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh cơ thể, ống sonde

d. Chăm sóc mắt

e. A, B, C, D

35. Các biện pháp phòng chống loét:

a. Nằm đệm nước, giữ ga giường khô, không có nếp nhăn

b. Thay đổi tư thế 2h/ lần

c. Vệ sinh cơ thể: 2-3l/ngày, VS cá nhân

d. Đảm bảo dinh dưỡng, CS vết loét

e. Tất cả các ý trên

36. Các biện pháp phòng bội nhiễm

a. Vỗ dung, vận động hàng ngày, VS răng miệng, thay đổi tư thế

b. Thực hiện các thủ thuật, CS vô khuẩn

c. Dùng kháng sinh ngay khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn

d. A, B

e. A, B, C

37. Rửa sonde tiểu mấy ngày 1 lần

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

38. Thời gian lưu sonde tiểu

a. 1 tuần

b. > 1 tuần

c. 2 tuần

d. > 2 tuần

39. Thời gian kẹp sonde bàng quang :

a. 4 -6 h

b. 3-5h

c. 1-3h

d. 5-7h

40. Các biện pháp phòng TBMMN :

a. Pháp hiện và chữa xơ vữa động mạch, tăng HA 1 cách căn bản

b. Phát hiện và xử trí những dị dạng mạch não

c. Tránh các yếu tố nguy cơ( stress, lạnh đột ngột, rượu)

d. Khi có dấu hiệu báo trước ở người tăng HA cần xử trí kịp thời

e. A, B, C, D

SUY THẬN MẠN

41. Chức năng của thận :

a. Thanh thải độc tố nội sinh, ngoại sinh

b. Cân bằng muối nước

c. Cân bằng kiềm toan

d. Diều hòa chuyển hóa xương

e. Tất cả

42. Nguyên nhân gây suy thận mạn :

a. Bệnh viêm cầu thận mạn

b. Bệnh viêm bể thận mạn

c. Bệnh viêm thận kẽ

d. Bệnh mạch thận

e. Bệnh thận bẩm sinh, di truyền or không di truyền

f. A, B, C, D, E

43. Triệu chứng lâm sàng của suy thận mạn:

a. Phù

b. Thiếu máu

c. Tăng HA, suy tim, xuất huyết

d. Ngứa, chuột rút, viêm TK ngoại biên

e. Hôn mê

f. Tất cả các ý trên

44. Biểu hiện CLS của suy thận mạn:

a. Mức lọc cầu thận giảm

b. Nito phi Protein cao

c. Tăng K máu, PH máu giảm

d. Rối loạn Ca và P máu

e. Bất thường về thể tích và thành phần nước tiểu

f. Siêu âm thận teo nhỏ

g. Tất cả

45. Triệu chứng của suy thận cấp:

a. Thiểu niệu

b. Tùy theo nguyên nhân suy thận

c. Cơn đau quặn thận, đau TL hông do sỏi, đau điểm niệu quản

d. Suy thận cấp tại thận: sốt kéo dài, teo cơ vân, tan máu cấp

e. A, B

46. Triệu chứng nào là của suy thận cấp:

a. Thiểu niệu

b. Mức lọc cầu thận giảm

c. Nito phi Protein cao

d. PL canxi, phospho

47. Triệu chứng nào xác định suy thận mạn:

a. Phù

b. Thận teo nhỏ

c. Mức lọc cầu thận

d. Nito phi Protein

48. Nguyên nhân gây suy thận cấp:

a. Sốc( giảm thể tích, NK, tim )

b. Hội chứng thận hư

c. Bệnh lý cầu thận cấp

d. Sỏi niệu quản

e. Tất cả các ý trên

49. Nguyên nhân gây suy thận cấp tại thận

a. Bệnh lý cầu thận cấp

b. Bệnh lý viêm cầu thận mạn

c. Bệnh lý viêm bể thận mạn

d. Bệnh viêm thận kẽ

50. Nguyên nhân gây suy thận mạn:

a. Hội chứng thận hư

b. Sỏi niệu quản

c. Bệnh lý viêm bể thận mạn

d. Bệnh ống kẽ thận cấp

51. Chẩn đoán suy thận cấp:

a. Đái ít, vô niệu

b. Đái nhiều

c. Ure, creatinin niệu thấp

d. Kali máu cao

52. Các giai đoạn của suy thận mạn:

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

53. Biến chứng của suy thận mạn:

a. Tim mạch

b. Phổi

c. Thay đổi về huyết học

d. A, B

e. A, C

f. A, B, C

54. Biến chứng của suy thận mạn:

a. RL nội tiết

b. RL dinh dưỡng

c. Loạn dưỡng xương

d. Biến chứng tiêu hóa

e. Tất cả ý trên

55. Điều trị bảo tồn suy thận mạn khi mức lọc cầu thận là:

a. > 15ml/p

b. > 20 ml/p

c. > 25 ml/p

d. > 30 ml/p

56. Điều trị thay khi mức lọc cầu thận:

a. < 10 ml/p

b. < 15 ml/p

c. < 20 ml/p

d. < 30 ml/p

57. Điều trị suy thận độ IV khi mức lọc cầu thận:

a. < 5 ml/p

b. < 10 ml/p

c. < 8 ml/p

d. 7 ml/p

58. Điều trị suy thận độ III khi mức lọc cầu thận:

a. 5- 10 ml/p

b. 11- 20 ml/p

c. < 10 ml/p

d. > 10 ml/p

59. Điều trị suy thận độ II khi mức lọc cầu thận:

a. 15- 18 ml/p

b. 11- 20 ml/p

c. 10 – 20 ml/p

d. 15- 20 ml/p

60. Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn bảo tồn:

a. Giảm Protid cho đủ Protein tối thiểu cần thiết

b. Giàu năng lượng( tăng chất bột ít Protein)

c. Giảm thức ăn giàu Phosphat

d. Đảm bảo cân bằng muối nước, ít…, đủ canxi

e. Tất cả các ý trên

61. Thức ăn bệnh nhân suy thận mạn không nên ăn:

a. Trứng

b. Rau rền

c. Khoai tây, khoai lang, sắn, khoai sọ, bột sắn, miến rong

d. Rau cải, dưa chuột, bầu, bí, su hào

62. Nhu cầu Protein ở người suy thận độ II:

a. 0,7 g/Kg cân nặng/ ngày

b. 0,6 g/Kg cân nặng/ ngày

c. 0,5 g/Kg cân nặng/ ngày

d. 0,4 g/Kg cân nặng/ ngày

63. Nhu cầu protein ở người suy thận độ IV:

a. 0,7 g/Kg cân nặng/ ngày

b. 0,6 g/Kg cân nặng/ ngày

c. 0,5 g/Kg cân nặng/ ngày

d. 0,4 g/Kg cân nặng/ ngày

64. Các biện pháp điều trị trong điều trị bảo tồn suy thận mạn:

a. Khống chế huyết áp

b. Chế độ ăn, không dùng thuốc độc cho thận

c. Điều trị toan máu

d. Điều trị tăng K máu

e. Điều trị thiếu máu, loạn dưỡng xương, chống nhiễm khuẩn và giải quyết ổ hoại tử

f. Tất cả các ý trên

65. Các giai đoạn của suy thận cấp:

a. Giai đoạn khởi đầu- đái ít- vô niệu- hồi phục

b. Giai đoạn khởi đầu- đái nhiều- hồi phục

c. Giai đoạn khởi đầu- đái ít- vô niệu- đái nhiều- hồi phục

d. Giai đoạn khởi đầu- đái nhiều- đái ít- vô niệu- hồi phục

66. Biến chứng của suy thận cấp

a. Tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, chuyển hóa, nhiễm trùng

b. Tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, nhiễm trùng

c. Thần kinh, tiêu hóa, chuyển hóa, nhiễm trùng

d. Tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, chuyển hóa

67. Nhu cầu protein trong suy thận cấp:

a. 0,4 g/Kg/ 24h

b. 0,5 g/Kg/ 24h

c. 0,6 g/Kg/ 24h

d. 0,7 g/Kg/ 24h

Thiếu máu

68. Thiếu máu là:

a. Tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố trong máu so với người bình thường

b. Tình trạng giảm nồng độ HST trong máu so với người bình thường cùng lứa tuổi

c. Tình trạng giảm nồng độ HST trong máu so với người bình thường cùng hoàn cảnh địa lý

d. Tình trạng giảm nồng độ HST trong máu so với người bình thường cùng lứa tuổi, hoàn cảnh địa lý

69. Triệu chứng của thiếu máu:

a. Da xanh niêm mạc nhợt, lòng bàn chân, bàn tay trắng bạch

b. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai nhẹ

c. Buồn nôn, chán ăn ( RLTH )

d. Hai chân có thể phù

70. Triệu chứng của thiếu máu mạn

a. Nhịp tim nhanh, có tiếng thở tâm thu cơ năng ở mỏm tim

b. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai có thể ngất khi gắng sức

c. Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, có khía dễ gãy

d. Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay, bàn chân trắng bạch

71. Triệu chứng của chảy máu ồ ạt:

a. Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, HA kẹt

b. Khó thở, da xanh tái, vã mồ hôi, niêm mạc trắng bạch

c. Bênh nhân hốt hoảng, lo sợ

d. Tất cả cá ý trên

72. Triệu chứng của bệnh Loxemi:

a. Hội chứng thiếu máu

b. Hội chứng nhiễm khuẩn

c. Hội chứng xuất huyết

d. Hội chứng gan, lách, hạch to

e. Hội chứng loét và hoại tử mồm họng

f. Tất cả

73. Đái tháo đường là:

a. Tăng đường huyết mạn tính

b. Rối loạn chuyển hóa Carbonhydrate, chất béo, protein do thiếu Insulin có hoặc không kháng Insulin

c. Tăng đường huyết mạn tính và rối loạn chuyển hóa Carbonhydrate, chất béo do thiếu Insulin

d. A, B

e. A, C

74. Các loại đái tháo đường:

a. ĐTĐ typ I

b. ĐTĐ typ II

c. ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ tự phát

d. Tất cả

75. Triệu chứng của ĐTĐ typ II:

a. Khát nhiều

b. Đái nhiều

c. Gầy sút cân

d. Mệt nhiều

e. Tất cả

76. Biến chứng của ĐTĐ:

a. Nhìn mờ

b. Dễ bị nhiễm khuẩn

c. Tê bì chân tay

d. Các vết thương chậm liền

e. Tất cả

77. Biến chứng của bệnh ĐTĐ:

a. Bệnh võng mạc

b. Bệnh thận

c. Đột quỵ

d. Bệnh tim mạch

e. Bệnh thần kinh

f. Tất cả

78. Các bệnh hay đi kèm với ĐTĐ trừ:

a. Tăng Insulin máu

b. RL lipid máu

c. Tăng HA

d. Viêm cầu thận

e. RL động máu

79. Phương pháp điều trị ĐTĐ:

a. Bắt buộc tiêm Insulin ngay từ đầu

b. Chế độ ăn và vận động là cơ bản

c. Thuốc hạ đường huyết và Insulin

d. Thuốc hạ đường huyết

80. Phương pháp điều trị ĐTĐ typ I:

a. Bắt buộc tiêm Insulin ngay từ đầu

b. Thuốc hạ đường huyết và Insulin

c. Chế độ ăn và vận động

d. Chế độ ăn và vận động là cơ bản, nếu không hiệu quả kết hợp thuốc hạ đường huyết và Insulin

81. Tỷ lệ thành phần các chất trong chế độ ăn của người ĐTĐ:

a. P = 15%, L = 30-35%, G = 50- 55%

b. P = 20%, L = 30-40%, G = 40- 50%

c. P = 15%, L = 35-40%, G = 45- 50%

d. P = 20%, L = 30-35%, G = 45- 50%

82. Vị trí tiêm Insulin:

a. Cánh tay, đùi, mông

b. Bụng, đùi, mông

c. Cánh tay, bụng, đùi

d. Cánh tay, bụng, đùi, mông

83. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm:

a. 3 cm

b. > 3 cm

c. 4 cm

d. 5 cm

e. ≥ 3 cm

84. Khoảng cách tiêm Insulin cách rốn:

a. ≥ 3 cm

b. ≥ 4 cm

c. ≥ 5 cm

d. ≥ 6 cm

85. Các triệu chứng của hạ đường máu:

a. Đói, đau đầu

b. Vã mồ hôi, đánh trống ngực, run

c. Lẫn lộn, nói khó, kích thích

d. Tất cả

86. Các biến chứng có thể gặp tại nơi tiêm Insulin:

a. Thoái hóa mỡ, áp xe, teo cơ tại chỗ, phì đại mỡ dưới da

b. Thoái hóa mớ, teo cơ tại chỗ, phồng rộp

c. Thoái hóa mỡ, ngứa, áp xe

d. Áp xe, teo cơ tại chỗ, phì đại mỡ dưới da

87. Các bước chăm sóc bàn chân:

a. 5 bước

b. 6 bước

c. 7 bước

d. 8 bước

88. Những điều nên làm để chăm sóc bàn chân:

a. Kiểm tra mỗi ngày

b. Rửa, giữ khô ráo

c. Làm ấm

d. Cắt và giũa móng chân

e. Kiểm tra giầy và lót

f. Tất cả

89. Các lý do khiến bệnh nhân ĐTĐ không kiểm soát tốt đường máu:

a. Bệnh nhân không biết mục tiêu điều trị

b. Bệnh nhân không biết theo dõi đường huyết thường xuyên

c. Chế độ ăn, điều trị quá phức tạp, quá đắt

d. Tất cả

90. Triệu chứng nào không phải của bệnh Gut cấp:

a. Đau dữ dội ngày càng tăng không thể chịu nổi tại khớp tổn thương

b. Sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ

c. Đau có tính chất đối xứng

d. Sốt nhẹ, mệt mỏi

91. Triệu chứng tại khớp nào không phải của VKDT:

a. Sưng đau, nóng đỏ ít

b. Đau dữ dội, ngày càng tăng

c. Có tính chất đối xứng

d. Cứng khớp buổi sáng

92. Triệu chứng tại khớp nào là của Gut mạn tính:

a. Nổi hạt Tophi

b. Sưng to, nóng đỏ

c. Đau dữ dội

d. Sốt nhẹ

NHỒI MÁU CƠ TIM

93. NMCT là:

a. Một vùng cơ tim bị thiếu máu đột ngột và hoại tử do tắc nghẽn hoàn toàn của 1 hoặc nhiều nhánh ĐM vành cấp máu cho vùng cơ tim đó

b. Một vùng cơ tim bị thiếu máu và hoại tử do tắc nghẽn hoàn toàn của 1 or nhiều nhánh ĐM vành cấp máu cho vùng cơ tim đó

c. Một vùng cơ tim bị thiếu máu đột ngột và hoại tử do tắc nghẽn hoàn toàn 1 nhánh ĐM vành cấp máu cho vùng cơ tim dó

d. Một vùng cơ tim bị thiếu máu đột ngột và hoại tử

94. Triệu chứng của NMCT:

a. Cơn đau thắt ngực

b. Phù phổi cấp

c. Trụy mạch

d. Ngất

e. Tất cả

95. Triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình:

a. Đau bóp nghẹt phía sau xương ức or vùng trước tim, lan lên vai Trái và tay trái ( có thể lan lên cổ, cằm, sau lưng, xuống thượng vị)

b. Đau bóp nghẹt phía sau xương ức or vùng trước tim

c. Đau bóp nghẹt phía sau xương ức lan lên vai Trái và tay Trái ( có thể lan lên cổ, cằm, sau lưng, xuống thượng vị)

d. Đau bóp nghẹt vùng trước tim, lan lên vai T, tay T ( có thể lan lên cổ, cằm, sau lưng, xuống thượng vị)

96. Phân độ của NMCT theo:

a. Phân độ Kilip

b. Tiêu chuẩn FraminhHam

c. Theo NYHA

d. Theo ACC/ AHA

97. Các biện pháp tái thông ĐMV:

a. Thuốc tiêu sợi huyết

b. Nong, đặt Stent

c. Cầu nối ĐMV, bắc cầu trụ- vành

d. Tất cả

98. Thuốc tiêu sợi huyết được sử dụng khi bị NMCT :

a. > 6h

b. ≤ 6h

c. ≤ 5h

d. ≤ 4h

99. Thời gian tốt nhất để sử dụng thuốc tiêu sợi huyết:

a. ≤ 3h

b. ≤ 4h

c. ≤ 5h

d. ≤ 6h

100. Các yếu tố tiên lượng xấu trừ:

a. Tuổi cao

b. HA tâm thu < 90 mmHg

c. Độ killip cao

d. Nhịp tim chậm

e. Vị trí vùng NMCT

101. Mục đích của KHCS bệnh nhân NMCT:

a. Giảm/ mất triệu chứng đau ngực

b. Hạn chế sự lan rộng vùng NMCT, phòng và điều trị biến chứng

c. Tái tưới máu mạch vành càng sớm càng tốt

d. PHCN sau nhồi máu, đưa bệnh nhân về chăm sóc bình thườn

e. Tất cả

102. Trong giai đoạn cấp BN có thể tập PHCN từ ngày thứ mấy:

a. 3

b. 4

c. 6

d. 8

103. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim:

a. Tiền gánh

b. Hậu gánh

c. Sức co bóp của tim

d. A, B

e. A, B, C

104. Hậu quả của suy tim:

a. Giảm cung lượng tim

b. Tăng áp lực TM ngoại vi

c. Rối loạn các đ/k tia

d. A, B

e. D, C

105. Suy tim là:

a. Trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về Oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân

b. Hội chứng lâm sàng thường gặp do bất cứ rối loạn nào về cấu trúc và chức năng của tim làm suy yếu khả năng đổ đầy thất hoặc tống đủ máu đi nuôi cơ thể

c. Trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể

d. Là 1 hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh về tim

106. Nguyên nhân gây suy tim (T) trừ:

a. Tăng HA

b. Bệnh van tim, 1 số bệnh tim bẩm sinh

c. Các tổn thương cơ tim, 1 số rối loạn nhịp tim

d. Nhồi máu phổi

107.  Nguyên nhân gây suy tim ( P ) trừ:

a. Các nguyên nhân về phổi, dị dạng lồng ngực, cột sống

b. Hẹp van 2 lá

c. Hẹp động mạch phổi

d. Hẹp eo ĐM chủ

108. Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ:

a. Suy tim ( T ) tiến triển

b. Bệnh cơ tim giãn

c. Viêm cơ tim toàn bộ

d. Suy tim toàn bộ tăng cung lượng ( cường giáp, thiếu Vitamin B1, thiếu máu nặng, rò ĐM- TM)

e. Tất cả

109. Triệu chứng của suy tim Trái:

a. Khó thở, ho, toàn thân: mệt mỏi, tiểu đêm, lú lẫn

b. Khó thở, ho, đau tức hạ sườn P, mệt mỏi, tiểu đêm

c. Nhịp tim nhanh, mỏm tim đập lệch Trái

d. A, C

e. B, C

110. Triệu chứng cơ năng của suy tim T

a. Khó thở, ho, toàn thân: mệt mỏi, tiểu đêm, lú lẫn

b. Khó thở, ho, nhịp tim nhanh

c. Khó thở, ho, mỏm tim đập lệch T

d. Khó thở, nhịp tim nhanh, toàn thân: mệt mỏi, tiểu đêm

111. Triệu chứng thực thể của suy tim T:

a. Tại tim: mỏm tim đập lệch Trái, nhịp tim nhanh, triệu chứng bệnh tim gây suy tim

b. HA tối đa giảm, tối thiểu bình thường

c. Phổi: ral ẩm rải rác 2 đáy phổi

d. Tất cả

112. Triệu chứng cơ năng của suy tim P:

a. Khó thở thường xuyên

b. Đau tức hạ sườn P

c. Mệt mỏi, ho

d. Tất cả các ý trên

e. A, B

113. Triệu chứng thực thể của suy tim P:

a. Tím, phù , gan to, tiểu ít

b. Triệu chứng bệnh tim gây suy tim, tim đập nhanh

c. HA tối đa bt,  tối thiểu tăng

d. Tất cả các ý trên

e. A, C

114. Triệu chứng của suy tim toàn bộ:

a. Khó thở thường xuyên

b. Phù toàn thân

c. Áp lực TM cao, TM cổ nổi

d. Gan to nhiều, phản hồi gan TMC ( + )

e. Tất cả các ý trên

115. Triệu chứng cơ năng của suy tim cấp, phù phổi cấp trừ:

a. Khó thở nhiều, kịch phát, dữ dội, đột ngột, phát triển nhanh chóng

b. Hốt hoảng, vật vã, lo lắng, tím tái khi suy hô hấp

c. Ho ra máu, or trào bọt hồng ra miệng

d. Thở nhanh nông, co rút cơ hô hấp

116. Triệu chứng thực thể của suy tim cấp, phù phổi cấp:

a. Nghe phổi: ral rít, ral ngáy, ran ẩm to…

b. Thở nhanh nông, co rút cơ hô hấp

c. HA tối đa bt, tối thiểu tăng,

d. Tất cả

e. B, C

f. A, B

117. Nguyên nhân gây suy tim cấp, phù phổi cấp:

a. Tăng HA

b. H/C vành cấp, NMCT cấp

c. Biến chứng cơ học cấp của NMCT, hở van tim cấp

d. Viêm cơ tim, bệnh cơ tim, RL nhịp, quá tải thể tích

e. Tất cả

118. Đánh giá mức độ suy tim dựa vào trừ:

a. Phân độ Killip

b. Tiêu chuẩn Framaing Ham

c. Theo NYHA

d. Theo ACC/AHA

119. Yếu tố nguy cơ làm suy tim tiến triển nặng:

a. Suy thận

b. Tình trạng cung lượng tim thấp

c. ĐTĐ, COPD

d. NYHA 3- 4 trường diễn

e. Tất cả

120. Các biện pháp điều trị suy tim….trừ:

a. Nghỉ ngơi

b. Giảm muối, nước và dịch

c. Thở Oxy

d. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: rượu, bia, giảm thể trạng

e. Lợi tiểu

121. Các thuốc điều trị suy tim:

a. Glucoside, lợi tiểu, giãn mạch, tăng co bóp cơ tim

b. Glucoside, lợi tiểu, giãn mạch

c. Glucosid ( digoxin ), lợi tiêu, tăng co bóp cơ tim

d. Glucoside, giãn mạch, tăng co bóp cơ tim

122. Biểu hiện của ngộ độc digoxin trừ:

a. Chắn ăn, buồn nôn,ỉa chảy

b. Đau đầu, chóng mặt, ảo giác, mất phương hướng, mê sảng

c. Tăng tính kích thích, tăng tính tự động, giảm dẫn truyền của tế bào cơ tim

d. Hạ HA

123. Tác dụng phụ của thuốc giãn mạch:

a. Tụt HA

b. Ho

c. Chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy

d. Đau đầu, chóng mặt, ảo giác

124. Bệnh nhân suy tim độ IV cho thở oxy qua mũi:

a. 2-4 l/p

b. 4- 6l/p

c. 6- 8 l/p

d. 8 -10 l/p

125. Bệnh nhân suy tim độ III cho thở oxy qua mũi:

a. 2- 4 l/p

b. 4 -6 l/p

c. 6- 8 l/p

d. 8 -10 l/p

126. Lượng nước đưa vào cơ thể khi phù toàn thân:

a. 300 ml/24h

b. 500 ml/24h

c. 800 ml/24h

d. 1000 ml/24h

127. Lượng nước đưa vào cơ thể khi phù nhẹ 2 chi dưới:

a. 300 ml/24h

b. 500 ml/24h

c. 800 ml/24h

d. 1000 ml/24h

128. Lượng nước đưa vào cơ thể khi phù nhẹ 2 mắt cá:

a. 300 ml/24h

b. 500 ml/24h

c. 800 ml/24h

d. 1000 ml/24h

129. Tăng HA là khi:

a. HA tâm thu ≥ 140 mmHg. HA tâm trương ≥ 90 mmHg

b. HA tâm tương ≥ 140 mmHg. HA tâm thu ≥ 90 mmHg

c. HA tâm thu > 140 mmHg. HA tâm trương > 90 mmHg

d. HA tâm trương > 90 mmHg. HA tâm thu > 90 mmHg

130. Tăng HA g/d III:

a. HA tối đa ≥ 180, HA tối thiểu ≥ 110

b. HA tối đa 160- 179 , HA tối thiểu ≥ 110

c. HA tối đa ≥ 190, HA tối thiểu ≥ 110

d. HA tối đa > 190, HA tối thiểu ≥ 110

131. Tăng HA g/d II:

a. HA tối đa: 160- 179, HA tối thiểu: 100- 109

b. HA tối đa: 150- 169, HA tối thiểu: 99 - 109

c. HA tối đa: 169- 179, HA tối thiểu: 100- 109

d. HA tối đa: 160- 179, HA tối thiểu: 99- 109

132. Tăng HA g/d I:

a. HA tối đa 140- 159, HA tối thiểu: 90 – 100

b. HA tối đa 140- 159, HA tối thiểu: 90 – 99

c. HA tối đa 140- 160, HA tối thiểu: 90 – 100

d. HA tối đa 160- 179, HA tối thiểu: 100- 109

133. Biến chứng của tăng HA:

a. TBMMN, chảy máu não

b. Phù đáy mắt

c. NMCT, suy tim, tắc ĐM

d. Tất cả

134. Nguyên nhân gây tăng HA:

a. Bệnh thận: bệnh cầu thận,đài bể thận, sỏi thận

b. Hẹp ĐM: hẹp ĐM thận, hẹp eo ĐMC

c. Bệnh nội tiết: u tủy thượng thận

d. Nguyên nhân khác: stress, ăn uống, nhiễm độc thai nghén

e. Tất cả

135. Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu ( Furosemid- lợi tiểu quai)

a. Mất K, Na, dùng kéo dài gây độc cho tai

b. Hạ K, Mg, máu, có thể gây chuột rút, yếu cơ

c. Hạ HA tư thế

d. Nhịp chậm

136. Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu Thiazide

a. Hạ K, Mg máu, có thể gây chuột rút yếu cơ, liệt dương

b. Mất K, Na, dùng kéo dài gây độc cho tai

c. Dị ứng, ngứa

d. Phù chân

137. Tác dụng phụ của thuốc tác động lên thần kinh giao cảm

a. Hạ HA tư thế, đau đầu

b. Hạ K, Mg máu, gây chuột rút

c. Mất K, Na, độc cho tai

d. Phù chân

138. Tác dụng phụ của thuốc giãn mạch ( coversylt ức chế men chuyển)

a. Ho, tăng K máu

b. Hạ K, Mg máu

c. Hạ HA tư thế

139. Tác dụng phụ của thuốc chẹn Canxi ( Amlor):

a. Phù chân

b. Hạ HA tư thế

c. Táo bón, buồn nôn

d. Chuột rút

140. Nguyên nhân gây XHTH cao:

a. Bệnh lý tại dạ dày- tá tràng

b. Do giãn vỡ tĩnh mạch TQ

c. 1 số nguyên nhân khác: chảy máu đường mật, ure máu cao…

d. Tất cả

141. Tính chất phân của XHTH cao:

a. Đen như bã café, múi thối khẳm

b. Phân lỏng nước màu đỏ, xen lẫn phân lổn nhổn màu đen

c. Thành khuôn đen nhánh như nhựa đường, mùi khắm

d. Tất cả

142. Triệu chứng của XHTH cao:

a. Nôn ra máu

b. Di ngoài phân đen

c. Mạch nhanh, HA thấp, da xanh tái, vã mồ hôi

d. Tất cả

143. Chế độ ăn nhạt của bệnh nhân suy tim nặng:

a. ≤ 0,5g muối/ ngày

b. 1- 2g muối/ ngày

c. 2-3 g muối/ ngày

d. 3- 4 g muối/ ngày

144. Chế độ ăn muối của bệnh nhân suy thận mạn:

a. 1-2 g muối/ ngày

b. 2- 3 g muối/ ngày

c. 3 – 4  g muối/ ngày

d. 4- 5 g muối/ ngày