1.
ĐẠI
CƯƠNG
Hội chứng tiết dịch niệu đạo dùng cho quản lý viêm
niệu đạo ở nam giới. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục ( BLTQĐTD ) thường
gặp nhất ở nam giới.
Hội chứng bao gồm có sự chảy dịch từ lỗ niệu đạo kèm
theo những triệu chứng như đái buốt, đái khó.
Tác nhân gây bệnh thường gặp lậu cầu và Chlamydia
trachomatis
Tác nhân gây bệnh ít gặp hơn: Herpes simplex,
Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma genitalium, Trichomonas vaginalis, Candida
albicans.
Trong thực tế sự phối hợp giữa nhiễm lậu cầu và
C.trachomatis rất phổ biến
Việc xác định nguyên nhân gây nên hội chứng tiết dịch
niệu đạo nhiều khi rất khó khăn và đó cũng là lý do giải thích tại sao bộ Y tế
khuyến cáo sử dụng các biện pháp điều trị, dự phòng dựa vào tiếp cận hội chứng
tiết dịch niệu đạo ở tuyến Y tế cơ sở.
Các vị trí giải phẫu thường bị nhiễm bệnh:
- Lỗ niệu
đạo và tất cả các phần của niệu đạo
- Tiền
liệt tuyến
- Tinh
hoàn
- Mào
tinh hoàn
Cách lây truyền: Chủ yếu lây truyền qua đường tình dục,
quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh
Tuổi và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh:
- Tuổi:
thường gặp ở độ tuổi hoạt động tình dục
- Các yếu
tố nguy cơ thường gặp
+ Độc thân và dưới 35 tuổi
+ Thay đổi bạn tình mới trong vòng 3 tháng
+ Bạn tình hiện tại đang bị một nhiễm khuẩn lây truyền
tình dục
+ Bạn tình vừa mới dùng bao cao su
+ Có hơn 1 bạn tình
2.
CÁC
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO
2.1. Viêm
niệu đạo do lậu
2.1.1. Nam giới
- Viêm
niệu đạo cấp (VNĐC):
+ Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3-5 ngày, hiếm khi
trên 15 ngày
+ Triệu chứng viêm niệu đạo thường báo trước bởi:
Rấm
rức ở niệu đạo
Tiếp
theo là cảm giác đau buốt dọc niệu đạo trướckhi đi tiểu: chiếm 80% trường hợp
người mắc bệnh lần đầu.
Tiểu
rắt: Đau cảm giác như dao cắt khiến bệnh nhân sợ đi tiểu, dẫn đến tiểu rắt.
Xuất
tiết dịch mủ ở niệu đạo rất sớm, mủ có màu hơi vàng, số lượng nhiều, loãng dễ
ra, tiết liên tục suốt ngày đêm, nên gọi là tiết dịch tự nhiên.
Những lần mắc bệnh sau do niệu đạo xơ chai nên không
còn triệu chứng đau buốt, tiểu rắt, chỉ còn lại triệu chứng tiết dịch mủ.
Trong một số trường hợp nếu không điều trị hoặc điều
trị không thích hợp dễ đưa đến tiết dịch nhầy buổi sáng được gọi là giọt sương
mai
+ Khám lâm sàng:
Miệng
sáo sưng, đỏ, có mủ
Ép
hay vuốt từ gốc dương vật hướng về lỗ niệu đạo có mủ chảy ra
- Viêm niệu đạo không có triệu chứng: ngày càng tăng
chiếm tỉ lệ 5 - 20% các trường hợp.
- Viêm
niệu đạo biến chứng (VNĐBC) thường dễ bị bỏ qua, gồm các triệu chứng:
+ Viêm tinh hoàn:
Tinh
hoàn sưng, đau
Da
bao tinh hoàn có thể đỏ
+ Viêm mào tinh hoàn: Thường sưng và đau tinh hoàn 1
bên kèm theo cảm ứng đau của mào tinh và ống dẫn tinh, đôi khi kèm theo sưng nề
và đỏ của vùng da mào tinh hoàn
Hai biến chứng trên dễ ảnh hưởng đến vô sinh nếu không
điều trị kịp thời
2.1.2. Nữ giới: thường đi kèm với hội chứng tiết dịch
âm đạo
2.2. Viêm
niệu đạo do Chlamydia
Thời gian ủ bệnh thay đổi từ vài ngày đến vài tháng,
thường không thể xác định một cách chính xác, có thể thay đổi từ 10- 60 ngày,
trung bình 2 -3 tuần.
Thường gặp ở nam giới
2.2.1. Viêm niệu đạo: thường gặp gồm 2 triệu chứng:
- Đái
khó
- Tiết
nhầy niệu đạo: nhầy trắng hoặc trong, ít, dạng sợi thường gặp hơn là mủ, ít đau
kèm cảm giác ngứa ở niệu đạo hay hơi rát, nhầy mủ hiếm gặp.
Khám lâm sàng:
- Đôi
khi chỉ quan sát được một giọt nhầy nhỏ vào buổi sáng hoặc ép dọc niệu đạo mới
thấy xuất hiện dịch nhầy.
- Không
sưng hạch bẹn, không bao giờ có tổn thương ở dương vật và lỗ tiểu, không đau ở
niệu đạo.
2.2.2. Viêm trực tràng: gặp ở người quan hệ tình dục
qua đường hậu môn.
2.3. Viêm
niệu đạo do Trichomonas vaginalis
Những năm gần đây viêm niệu đạo tái phát và tồn lưu
sau khi điều trị lậu và chlamydia có chiều hướng gia tăng ở nam giới..
2.3.1. Viêm niệu đạo
- Đái
khó: 25 % các trường hợp
- Tiết
dịch niệu đạo: ít, nhầy trong hoặc nhầy mủ, không mùi, xuất hiện từng đợt.
- Đôi
khi có cảm giác kiến bò, ngứa ở lỗ tiểu hay dọc theo niệu đạo.
- Cảm
giác nóng sau khi giao hợp.
2.3.2. Viêm niệu đạo không có triệu chứng
Chỉ phát hiện khi nữ bạn tình có triệu chứng nhiễm
Trùng roi âm đạo.
3.
CÁC
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
Khi bệnh nhân có các biểu hiện viêm niệu đạo ta cần
tiến hành các xét nghiệm soi tươi, nhuộm gram và nuôi cấy dịch tiết.
3.1. Soi tƣơi
Lấy dịch niệu đạo
- Soi tươi
với nước muối sinh lý: tìm Trichomonas vaginalis (độ nhạy 60%).
- Soi tươi
với dung dịch KOH 10%: tìm nấm men (Candida ).
3.2. Nhuộm
gram
3.2.1 Viêm niệu
đạo do lậu: Nhuộm gram dịch niệu đạo nhằm mục đích xem có sự hiện diện của lậu
cầu hay không. Xét nghiệm dương tính khi quan sát thấy các song cầu gram (-
) hình hạt cà phê tập trung chủ yếu ở nội bào. Đây là
xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán lậu cầu ở tuyến cơ sở vì độ nhạy và độ đặc hiệu
cao trên 90%
3.2.2 Viêm niệu
đạo không do lậu:
- Nhuộm
gram không thấy lậu cầu ở phiến đồ dịch niệu đạo.
- Nam
giới: > 5 bạch cầu đa nhân / vi trường (vật kính dầu)
3.3. Nuôi cấy:
Thường ít thực hiện
3.3.1. Lậu cầu: môi trường thạch máu -chocolate và đặc
biệt nhất là Thayer - Martin.
3.3.4. Chlamydia trachomatis: nuôi cấy tế bào là xét
nghiệm để chẩn đoán Chlamydia trachomatis.
3.3.5. Các xét nghiệm khác
Thường ít thực hiện
- DNA
probe: Lậu cầu, Chlamydia trachomatis.
- Miễn
dịch huỳnh quang trực tiếp, PCR, LCR: chẩn đoán Chlamydia trachomatis.
Có thể lấy bệnh phẩm là nước tiểu hay dịch tiết niệu
đạo.
4.
CHẨN
ĐOÁN
Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Tiền
sử có quan hệ tình dục với người mắc bệnh
- Các
biểu hiện lâm sàng
- Xét
nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh
5.
ĐIỀU
TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
5.1. Nguyên
tắc điều trị:
- Điều
trị sớm và điều trị luôn cho cả bạn tình.
- Cần xét
nghiệm huyết thanh giang mai, HIV, viêm gan B để phát hiện bệnh đi kèm.
- Hẹn tái
khám sau khi hoàn tất điều trị
5.2. Điều
trị theo tác nhân gây bệnh
5.2.1. Viêm niệu đạo do lậu
Thuốc điều trị:
-
Cephalosporin thế hệ 3:
+ Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp liều duy nhất , hoặc
+ Cefixime 400 mg, liều duy nhất.
-
Spectinomycin: 2g tiêm bắp, liều duy nhất.
-
Fluoro -quinolon ( FQ ):
+ Ciprofloxacin 500 mg, uống liều duy nhất, hoặc
+ Ofloxacin 400 mg, liều duy nhất.
Phải điều trị lậu kết hợp với điều trị Chlamydia nơi
không có xét nghiệm xác định Chlamydia.
Tình trạng kháng Penicilin và kháng Fluoro –
Quinolon ngày càng tăng, kháng Ciprofloxacine gặp ở Đông Nam Á, châu Âu (60% ở Áo,
>20% ở Pháp, tháng 9/2005).
Theo dõi điều trị:
- Tái
khám sau 7 ngày
- Nếu tồn
tại các triệu chứng:
+ Kiểm tra lại xem bệnh nhân có tuân thủ các nguyên
tắc điều trị;
+ Tìm lại nguyên nhân của sự tái nhiễm ;
+ Nếu không thì phải xét nghiệm lại.
5.1.2. Viêm niệu đạo không do lậu
- Chlamydia trachomatis và các tác nhân tương tự
+ Doxycyclin 200 mg / ngày x 7 ngày, hoặc
+ Tetracyclin 0,5g x 4 lần / ngày x 7 ngày, hoặc
+ Azithromycin 1g, uống liều duy nhất hoặc
+ Erythromycin 0,5g x 4 lần / ngày x 7 ngày.
Các loại Chlamydia trachomatis, Mycoplasma có đề kháng
với họ Cyclin hoặc Macrolid nhưng tỷ lệ đề kháng không cao.
- Trichomonas vaginalis
Metronidazol 2 g, uống liều duy nhất.
Đã có những trường hợp Trichomonas đề kháng với
Metronidazol.
5.3. Dự phòng
- Dự phòng
cá nhân:
+ Khuyến cáo sử dụng bao cao su khi tiếp xúc sinh dục
với bạn tình mới.
+ Hạn chế thay đổi bạn tình.
- Dự phòng
cộng đồng:
+ Nên chú ý đến Chlamydia trachomatis là một tác nhân
sinh bệnh hầu như không được biết đến ở giới trẻ.
+ Giáo dục giới tính tập trung chủ yếu vào độ tuổi vị
thành niên.
+ Khám định kỳ, xét nghiệm để phát hiện BLTQĐTD đối
với các đối tượng có nguy cơ cao.