1. THAY ĐỔI
CỦA THAI PHỤ TRONG THAI KỲ VÀ TRONG CHUYỂN DẠ
1.1. Thay đổi
về tuần hoàn
1.1.1. Nước
Ngay từ khi bắt đầu có thai, sản phụ đã giữ nước
trong cơ thể. Đến tuần thứ 13, nước ngoài các mạch máu, trong các tổ chức ngoài
tử cung và tuyến vú bắt đầu tăng cho đến lúc đẻ. Tổng lượng nước ngoài tế bào tăng
khoảng 1,51%. Ở đây có đặc điểm là nước giữ lại trong cơ thể được phân phối đều trong các tổ chức
phần mềm, và thông thường được giữ lại ở 2 chi dưới. Nước tăng dần và tăng nhiều
trong 10 tuần cuối cho đến khi chuyển dạ và sau đẻ thì giảm một cách đột ngột.
1.1.2. Máu
Thể tích huyết tương tăng nhanh và nhiều hơn nước
ngoài tế bào. Đến tuần thứ 6 của thai nghén, thể tích huyết tương tăng một cách
rõ ràng và tiếp tục tăng cho đến tuần thứ 30-34. Đến lúc này huyết tương đã tăng được 50% so với
trước khi chưa có thai. Sau đó thể tích huyết tương giữ vũng, không thay đổi
cho đến khi đẻ. Sau đẻ, đến tuần thứ 6 thì thể tích huyết tương trở lại bình thường
như trước khi chưa có thai. Thể tích toàn bộ hồng cầu cũng bắt đầu tăng từ tháng
thứ hai và đến khi đẻ thì tăng được 30%. Nếu xét cả thể tích huyết tương lẫn hồng
cầu sẽ thấy khi thai lớn dần thì trong mạch máu có sự pha loãng máu.
1.2. Thay đổi
về tim mạch
Nhịp tim của sản phụ tăng dần với thời gian thai nghén.
Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng dần và cao nhất ở tuần thứ 28 và 36, sau
đó xuống thấp một ít, nhưng vẫn còn rất cao so với trước khi có thai.
Áp lực động mạch tối đa và tối thiểu đều giảm vào tuần
thứ 20, nhưng sau đó trở lại dần như cũ. Sở dĩ huyết áp động mạch giảm là vì thời
gian này có nhiều mạch máu phát triển ở rau thai. Cần nhớ rằng, nhiều sản phụ
khi nằm ngửa trên bàn đẻ, nhất là khi được gây mê, gây tê tuỷ sống hoặc gây tê
ngoài màng cứng, có thể bị suy tim đột ngột, vì tĩnh mạch chủ bị tử cung chèn ép
nên máu về tim không đủ.
1.3. Thay đổi
về đông máu và tiêu sợi huyết
Đây là một vấn đề được chú ý nhiều khi sản phụ đến
thời kỳ đẻ ở người khoẻ mạnh, thai nghén bình thường, cũng có sự thay đổi về đông
máu và tiêu sợi huyết. Tỷ lệ fibrinogen trong máu tăng dần khi có thai và cao
nhất lúc đẻ (từ 3,5 đến 5,5g/l). Vì thể tích huyết tương tăng 50%, do đó toàn bộ
fibrinogen cũng tăng quá 50%. Các yếu tố đông máu khác như thromboplastinogen các
yếu tố VII, VIII, IX, X cũng tăng trong giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén.
Năm 1970, Coloditz và Josey cho một vài con số huyết
áp tĩnh mạch trung ương do qua tĩnh mạch đùi trên như sau:
Phụ nữ không có thai: 7,8 - 11,2cm H2O (trung bình:
9cm H2O)
Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: 6,8 - 8,2cm H2O
(trung bình: 7,7cm) Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: 3,6 - 4,6cm H2O (trung bình
4cm H2O)
Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối: 2,0 - 4,4cm H2O
(trung bình 3,8cm H2O).
Như vậy, càng về cuối thời kỳ có thai huyết áp tĩnh
mạch trung ương càng thấp dần. Một điều đáng chú ý là khi đo huyết áp tĩnh mạch
trung ương phải xem bệnh nhân nằm ngửa hay nằm nghiêng. Nếu bệnh nhân nằm ngửa,
huyết áp tĩnh mạch chủ có thể bị chèn, máu về tim giảm, do đó huyết áp tĩnh mạch
trung ương sẽ thấp.
Năm 1970, Goltner và cộng sự theo dõi sự thay đổi của
huyết áp tĩnh mạch trung ương theo sự co bóp của tử cung. Trong khi tử cung co
bóp, huyết áp tĩnh mạch trung ương sẽ từ 4,5cmH2O lên 5,8cm H2O. Sở dĩ huyết áp
tĩnh mạch trung ương lên cao hơn bình thường vì khi co bóp, tử cung đẩy vào tĩnh
mạch chủ một khối lượng từ 250 - 300ml máu để đưa về tim phải. Sau khi đẻ xong,
đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5, huyết áp tĩnh mạch trung ương sẽ lên 7,5cm H2O,
vì tuần hoàn trở về tim tăng hơn trước khi đẻ
Khả năng tiêu sợi huyết tăng trong quá trình thai
nghén, tỷ lệ plasminogen tăng, nhưng các chất hoạt hoá plasminogen thì giảm và
các chất ức chế fibrinolysin như anpha 1 antitrypsin và anpha 2 macroglobulin
thì tăng.
Người ta thấy rằng, máu của người mẹ bị tăng đông tạm
thời trong giai đoạn chuyển dạ và đặc biệt lúc đẻ.
1.4. Thay đổi
về hô hấp
Ngay trong những tuần đầu tiên thai nghén, người phụ
nữ đã thở nhiều. Cơ chế của tăng hô hấp được xem như do progesteron gây nên. Nhịp
thở tăng khoảng 10% so với trước khi có thai. Khí lưu thông tăng khoảng 40%,
trong khi đó độ giãn nỡ của phổi, thể tích sống không thay đổi. Sức cản của đường
thở, thể tích khí cặn chức năng, thể tích khí dự trữ thở ra giảm. Sau khi đẻ
xong độ giãn phổi sẽ tăng từ 25 đến 30%.
1.5. Thay đổi
về các khí trong máu
Nhiều công trình cho thấy, trong khi có thai cho đến
khi chuyển dạ và đẻ, các khí trong máu, độ bão hoà oxy huyết cầu tố của sản phụ
khác người bình thường. Tuy nhiên, nhiều tác giả thấy rằng, áp lực riêng phần của
oxy trong máu động mạch (PaO2) của sản phụ có thấp hơn bình thường trong những
tháng cuối của thời kỳ thai nghén, vì có shunt động - tĩnh mạch phổi, vì mất thăng
bằng giữa hô hấp và tuần hoàn do cơ hoành bị đẩy lên cao. Trong thời gian chuyển
dạ, sản phụ thở nhiều, áp lực riêng phần của CO2 (PaCO2) sẽ hạ thấp. Song song
với nhược thán, sẽ có toan chuyển hoá. Kiềm thừa có thể xuống đến - 10Eq/l (nếu
sản phụ không được giảm đau một cách đầy đủ).
1.6. Nguy cơ
trào ngược
Làm tắc đường hô hấp gây ngạt cấp tính hoặc hội chứng
Mendelson: trong khi rặn đẻ, áp lực trong dạ dày của sản phụ lên cao.
Áp lực trung
bình
trong dạ dày
(cm H2O)
|
Sức cản tối đa của cơ
thắt tâm vị (CmH2O)
|
Chênh lệch
về áp
lực (cm H2O)
|
|
Bình thường lúc
không có thai
|
12,1
|
34,8
|
22,7
|
Có thai
không có bệnh tim
|
17,2
|
44,8
|
27,6
|
Có thai
có bệnh tim
|
16,5
|
23,8
|
7,3
|
Nếu sản phụ được gây mê, đặc biệt gây mê bằng
thiopental, thì góc Hiss mở rộng, sức cản của cơ thắt tâm vị không còn nữa, nên
nước và thức ăn trong dạ dày sẽ trào ngược lên trên dễ dàng, và vì thanh quản cũng
mở rộng, nên nước và thức ăn sẽ chảy xuống khí - phế quản, gây ra tai biến trên.
Hậu quả là thiếu oxy rất nặng, sản phụ có thể chết ngay.
2. CÁC
LOẠI SỐC THƯỜNG GẶP TRONG SẢN KHOA
2.1. Sốc do
mất máu
Trong sản khoa, sốc mất máu thường do các nguyên nhân
sau:
- Vỡ chửa ngoài tử cung.
- Vỡ tử
cung.
- Rách đường
sinh dục và tầng sinh môn.
- Sót
nhau.
- Đờ tử
cung
- Rau
tiền đạo
- Rau
bong non
Bệnh cảnh của sốc giống như trong sốc mất máu nói
chung:
- Huyết
áp động mạch tụt.
- Mạch
nhanh.
- Toàn
thân nhợt nhạt.
- Mũi và
các đầu chi rất lạnh
Tuỳ theo nguyên nhân gây sốc mà có một số đặc điểm
như sau:
Đối với vỡ chữa ngoài tử cung: nhiều sản phụ lúc đến
viện, mặc dù các (triệu chứng của chảy máu trong và triệu chứng chứng của vỡ chứa
ngoài tử cung rõ ràng, nhưng huyết áp động mạch vẫn giữ gần như bình thường, mạch
chỉ hơi nhanh 120 - 130 lần/phút. Đến khi gây mê xong và phẫu thuật viên mổ bụng,
thì huyết áp động mạch tụt đột ngột từ 100 - 80mmHg xuống 0mmHg và trong ổ bụng
đã có 1.500 - 2.000 ml máu hoặc nhiều hơn. Điều này nhắc nhở là một khi nghi ngờ
vỡ chửa ngoài tử cung, phải tìm cách xác định để mổ ngay, đồng thời phải tìm cách
hồi sức để sốc không chuyển sang giai đoạn không phục hồi.
Đối với sốc xảy ra do tai biến khi đẻ như vỡ tử
cung, rau tiền đạo, rau bong non nếu là con so, chuyển dạ kéo dài, sản phụ lo lắng,
mệt mỏi, thì mặc dù mất ít máu: nhưng sốc đã có thể xảy ra và rất nặng. Những sản
phụ đã đẻ nhiều lần, chuyển dạ nhanh, ít lo lắng, thì chịu đựng được mất máu khá
hơn so với những người đẻ con so, nhưng một khi sốc đã xảy ra, thì hậu quả sẽ
nghiêm trọng hơn, dẫn sốc đến giai đoạn không phục hồi một cách nhanh chóng.
Bản thân sản phụ đến ngày đẻ lượng hồng cầu, huyết cầu
tố đã thấp, nếu bị một số bệnh thiếu máu thì huyết cầu tố trong máu lại càng thấp
và khi bị sốc thì tình trạng thiếu oxy sẽ rất nặng.
Những sản phụ đã đẻ nhiều lần, sau khi đẻ xong, tử
cung co lại chậm hơn so với các sản phụ mới đẻ lần đầu, nên lượng máu mất trong
và sau khi sinh có thể nhiều hơn. Một khi bị mất máu, thiếu oxy thì tử cung lại
càng đờ hơn, mất máu sẽ nhiều hơn, đây là một vòng luẩn quẩn làm cho sốc càng nặng
hơn.
Không kể những trường hợp bị tắc mạch do nước ối, ở những
sản phụ có rối loại đông máu như tiêu sợi huyết hoặc đông máu rải rác trong lòng
mạch, thường sốc dễ chuyển sang giai đoạn không phục hồi. Cơ chế như sau: mặc dù
trong những tháng cuối của thai nghén, fibrinogen, các yếu tố đông máu khác như
thromboplastin VII, VIII, IX, X tăng, plasminogen tăng, các chất ức chế
fibrinolysin tăng, các chất hoạt hoá plasminogen giảm nhưng do thiếu oxy nhanh
chóng và trầm trọng, toan chuyển hoá nặng nên các yếu tố đông máu cũng như các
yếu tố tiêu sợi huyết dễ bị hoạt hoá. Trên lâm sàng, sẽ thấy ở vết mổ hoặc ở âm
đạo chảy máu ra rất nhiều và không đông. Sản phụ lạnh toát, mạch nhanh, khó bắt,
huyết áp động mạch không có, môi và các đầu chi tái nhợt. Nếu không được can
thiệp kịp thời thì sản phụ chết trong thời gian ngắn.
2.2. Sốc
nhiễm khuẩn
Trong sản phụ khoa, sốc nhiễm khuẩn thường do:
- Thường
gặp trong những thường hợp phá thai không an toàn
- Sót
rau sau đẻ.
- Có viêm
nhiễm ở vòi trứng và ống dẫn trứng, hoặc đường sinh dục từ trước.
- Vỡ tử
cung đến muộn.
Triệu chứng lâm sàng giống như trong các sốc nhiễm
khuẩn nói chung.
Đối với phá thai không an toàn thường dễ bị nhiễm
khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn yếm khí, hoặc có các hội chứng gan - thận kèm theo.
Ngoài tình trạng truỵ tim mạch nặng, môi và các đầu chi tim tái, hoặc tái nhợt,
da có nhiều đám vân, sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, bệnh nhân còn bị vàng
da, vàng mắt, không có nước tiểu. Các vi khuẩn tìm thấy thường là những liên cầu
tan huyết yếm khí, có thể có loại vi khuẩn hoại thư sinh hơi.
Trong nhiều trường hợp vỡ tử cung đến muộn, bệnh nhân
ở trong tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rất nặng và khi mổ ổ bụng sản phụ có mùi
thối. Đa số trường hợp bệnh nhân đến viện với tình trạng truỵ tim mạch. Một số
lớn chết trên bàn mổ hoặc ngay sau khi mổ, vì bệnh nhân vừa bị sốc mất máu vừa
bị sốc nhiễm khuẩn rất nặng.
2.3. Sốc do
tắc mạch nước ối
Tắc mạch do nước ối ít gặp, có thể gặp trong đẻ thường
hoặc phải can thiệp bằng fooc - xép, hoặc mổ lấy thai. Trên lâm sàng thường nổi
bật ba hội chứng:
- Khó
thở.
- Truỵ
tim mạch
- Rối
loạn đông máu
Trong khi chuyển dạ, tự nhiên sản phụ thấy khó thở,
thiếu oxy, như có người chẹn lấy cổ. Kèm theo còn có đau ngực dữ dội. Sản phụ hốt
hoảng, có cảm giác như sắp chết đến nơi. Toàn thân tím tái, đặc biệt môi và đầu
chi tím đen.
Huyết áp động mạch không có, mạch không sờ thấy, nhịp
tim rất nhanh và xa xăm. Có thể có loạn nhịp và ngoại tâm thu, hoặc nhịp nhanh
thất .
Song song với các triệu chứng trên, có máu đen chảy
ra ở âm đạo hoặc ở vết mổ, máu dâng lên, chảy thành dòng, thành vũng rất nhanh
chóng. Tại các vết tiêm ở tay, ở các tĩnh mạch cũng có các đám xuất huyết . Lấy
máu tĩnh mạch cho vào một ống nghiệm để 10 - 15 - 30phút hay lâu hơn nữa máu cũng
không đông, sản phụ chết nhanh chóng. Cơ chế như sau:
- Tắc mạch do nước ối: nước ối vào dòng máu của người
mẹ có thể qua:
+ Các mạch máu ở cổ tử cung
+ Ở rau khi rau bị tổn thương
+ Các hồ huyết khi vỡ ối
+ Các mạch máu bất kỳ của tử cung khi mổ lấy thai.
- Rối loạn đông máu: trong nước ối có nhiều
thromboplastin, nên khi vào máu mẹ, đã hoạt hoá hàng loạt các yếu tố đông máu của
người mẹ, gây nên hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch. Một mặt do cơ chế
phản ứng tự nhiên khi có đông máu mạnh, một mặt do plasminogen của người mẹ đã
lên cao khi có thai nên khi được hoạt hoá sẽ chuyển thành plasmin, gây tiêu sợi
huyết rất nặng. Ở đây có thể xem tiêu sợi huyết vừa là nguyên nhân song song với
đông máu rải rác trong lòng mạch, vừa là thứ phát sau hội chứng đông máu này.
2.4. Sốc do
chấn thương
Do lộn lòng tử cung, là sốc do đau đớn và mất máu. Điều
trị gây mê để đặt lại vị trí.
3. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán sốc trong sản khoa cũng giống như trong sốc
chấn thương, mất máu, nhiễm khuẩn nói chung, vẫn phải dựa vào lâm sàng là chủ yếu.
Lâm sàng bao gồm:
- Tụt
huyết áp kéo dài.
- Mạch
nhanh.
- Mũi và
các đầu chi lạnh
Nếu là sốc nhiễm khuẩn thì có kèm theo hội chứng nhiễm
khuẩn, nếu là do tắc mạch nước ối, thì có kèm theo các hội chứng suy thở và rối
loạn đông máu nói trên.
Trong hai trường hợp sốc do nhiễm khuẩn và sốc do tắc
mạch nước ối thì phải:
- Cấy máu,
cấy nước tiểu, cấy dịch âm đạo, tìm vi khuẩn (làm nhiều lần)
- Làm các
xét nghiệm đông máu.
Xét nghiệm đông máu
|
Tiêu sợi huyết
|
Đông máu rải rác lòng mạch
|
Thời gian đông máu Thời gian Howell
Nghiệm pháp Vonkaulla tiêu euglobulin
Lượng tiểu cầu
Lượng fibrinogen Biểu đồ đông máu
Nghiệm pháp ethanol Nghiệm pháp protamin
sunfat
Sản phẩm thoái hoá fibrin
|
Kéo dài
Kéo dài (bình thường 1 phút 30) Rất ngắn 15
phút 30 phút, (bình thường trên 2 giờ)
Bình thường 150.00 -
300.000 thấp hoặc bình thường
giảm đông, hình một đường
thẳng hay hình âm thoa (diapason) hẹp.
âm tính âm tính
dưới 80 μg/100ml
|
Kéo dài Kéo rất dài
Bình thường hoặc ngắn vừa
phải.
Xuống thấp 80.000 - 90.000 rất thấp,
1,5 - 2g/100ml
giảm đông, hình thoi hoặc hình âm thoa
(diapason) hẹp
dương tính dương tính
trên 80 μg/100ml
|
Nếu không có phòng sinh hoá, thì lấy 2 ml máu tĩnh mạch
của người mẹ cho vào ống nghiệm để trong vòng 15 phút. Nếu không đông hoặc nếu
có đông tạm thời, nhưng khi lật ngược ống thì cục máu tan ngay, như vậy là hoặc
có tiêu sợi huyết, hoặc có đông máu rải rác trong lòng mạch. Với phương pháp thô
sơ này không thể phân biệt được hai rối loạn trên đây.
Song song với các xét nghiệm trên, nên làm các xét
nghiệm pH các khí trong máu, kiềm dư, tìm xeton trong nước tiểu, để đánh giá tình
trạng toan chuyển hoá. Làm các xét nghiệm chức năng gan (bilirubin, photphat kiểm,
SGOT, SGPT), chức năng thận, ure máu, creatimin máu, ure niệu, tỷ trọng
anbumin, trụ niệu, để làm chỗ dựa cho điều trị.
4. NGĂN
NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
4.1. Ngăn
ngừa
- Phải
làm cho sản phụ an tâm, ít lo lắng trong những ngày gần sinh và trong thời gian
chuyển dạ.
- Không
nên để sản phụ làm việc đến tận ngày đẻ.
- Nên áp
dụng các phương pháp giảm đau trong khi đẻ như tập luyện theo phương pháp đẻ không
đau, gây tê tại chỗ thần kinh thẹn, gây tê vùng đuôi ngựa, cho sản phụ thở oxy
một khi chuyển dạ lâu, đẻ khó.
- Nếu
phải mổ lấy thai cấp cứu nên gây mê nội khí quản với tỷ lệ oxy ít nhất 60%.
- Chú ý tư thế sản phụ, nếu nằm ngửa mà huyết áp
tụt thì phải chuyển nằm nghiêng ngay. Đề phòng trào ngược đối với những sản phụ
mới ăn no.
- Phải
phát hiện sớm và điều trị tích cực những trường hợp bị nhiễm độc thai nghén hoặc
các bệnh van tim.
- Phải
cho sản phụ chất sắt trong thời gian thai nghén, nếu sản phụ thiếu máu nặng (hồng
cầu dưới 3 triệu, huyết cầu tố dưới 10g/100ml).
Ở đây không dựa vào hematocrit, vì không chính xác.
Phải truyền máu nhưng phải có chuẩn bị trước.
Phải chọn máu mới lấy và khi lấy người cho máu nhịn đói,
không có viêm gan virut, dùng máu cùng nhóm (thử chéo 2 lần).
Phải cho sản phụ thuốc lợi tiểu (lasix x 20mg), cho đái
trước một khối lượng nước ít nhất 500ml rồi mới bắt đầu truyền máu. Cứ 500ml nước
đái ra thì truyền vào 250ml máu. Để tránh nguy cơ truyền quá nhiều, cho nên không
được truyền một khối lượng nhiều cùng một lúc. Trong hoàn cảnh quá cấp bách cũng
chỉ nên truyền không quá 500ml máu (nếu bệnh nhân không bị chảy máu) và tốt nhất
nên truyền riêng hồng cầu (bỏ lại huyết tương).
- Không
nên thăm khám thai qua âm đạo quá nhiều khi không cần thiết. Mỗi khi khám phải
rửa tay, mang găng tay vô khuẩn.
- Phát
hiện sớm và kịp thời mọi biểu hiện có nhiễm khuẩn.
4.2. Điều
trị
4.2.1. Đối với sốc mất máu
Cách thức điều trị giống như trong các sốc chấn thương
và mổ nói chung. Nhưng trong trường hợp sốc mất máu do vỡ chửa ngoài tử cung,
thì có thể lấy máu đó truyền lại cho sản phụ (truyền máu hoàn hồi), để đưa lại
huyết cầu tố, các yếu tố đông máu cho sản phụ và phải truyền sớm.
- Hạn
chế tối thiểu các huyết thanh, đặc biệt huyết thanh mặn khi sản phụ bị nhiễm độc
thai nghén, bị bệnh tim.
- Có thể
dùng các chất có phân tử lớn để thay thế máu như huyết tương tươi, huyết tương
khô, anbumin.
- Trong
điều kiện chưa có máu mà phải dùng các huyết thanh, thì phải hết sức thận trọng,
phải dựa vào huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung ương và đặc biệt phải
cho thở oxy dưới áp lực. Nếu cầu thiết phải đặt nội khí quản, làm hô hấp nhân tạo
và đặt PEEP từ
+ 5 đến + 10cm H2O. ( PEEP: Positive End Expirator
Pressure, áp lực dương cuối thì thở ra)
- Nếu
truyền dung dịch kiềm để trung hoà tình trạng toan chuyển hoá, thiì phải dựa vào
công thức và nguyên tắc như đã trình bày ở phần trước.
- Phải
cho bệnh nhân các thuốc an thần và giảm đau theo công thức: valium 5 - 10mg +
Fentanyl 0,05 - 0,1mg, tiêm mạch máu hoặc cho đông miên nhân tạo.
- Nếu sản
phụ đến muộn, sốc đã nặng, phải:
+ Truyền Dextran 40.000 để điều trị kết dính tế bào
máu, với liều lượng 500 - 1000ml, tốc độ 30 - 50mg/phút, song song với truyền máu
hoặc các dung dịch khác.
+ Trợ tim bằng Dopamin 5µg/kg/phút hoặc Isoprenalin
0,1 µg/kg/phút.
- Nếu sản
phụ đái ít, huyết động mạch, huyết tĩnh mạch trung ương đã trở lại bình thường,
phải cho Lasix từ 20 - 200mg/ngày, bảo đảm mỗi giờ đái được ít nhất 60ml nước
tiểu.
- Nếu đã
có rối loạn đông máu, thì phải chẩn đoán thật đúng để điều chỉnh, tuy vậy, trước
khi dùng các thuốc đặc hiệu phải:
+ Đảm bảo hô hấp thật tốt. Nếu cần phải thêm PEEP để
đưa áp lực từng phần của oxy trong máu động mạch lên ít nhất 100mmHg.
+ Phải nâng được huyết áp động mạch và giữ ở mức 100
- 120mmHg.
+ Phải điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
- Nếu
không có phương tiện xét nghiệm sinh hoá thì nên truyền dextran 40.000 và máu tươi
là chủ yếu. Nếu vẫn không có kết quả thì dùng hỗn hợp Heparin và axit Epsilon
Aminocaproic (E.A.C.A).
4.2.2. Đối với sốc nhiễm độc nhiễm khuẩn
- Chống
nhiễm khuẩn:
+ Kháng sinh: kháng sinh phổ rộng, phối hợp và làm
kháng sinh đồ để điều chỉnh kháng sinh sau đó
+ Có thái độ xử trí cụ thể đối với từng bộ phận bị
nhiễm khuẩn.
- Chống
truỵ tim mạch: cũng giống như trong các trường hợp sốc nhiễm khuẩn nói chung,
nhưng nếu tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài, sốc nặng lên, thì cần cắt bỏ tử cung.
4.2.3. Đối với sốc tắc mạch do nước ối
Đây là một loại sốc khó điều trị nhất. Phương pháp điều
trị phải khẩn trương và phối hợp nhiều mặt.
- Đặt nội
khí quản, làm hô hấp nhân tạo với áp lực dương không xen kẽ hoặc dương liên tục,
hay thêm PEEP + 5 đến + 10mmHg H2O, với nồng độ oxy từ 60 - 80%, bảo đảm PaO2 từ
100 - 120mmHg.
- Phải
hỗ trợ tim bằng Dopamin hoặc Isoprenalin song song với sử dụng các thuốc ức chế
anpha Adrenecgic, để làm giãn mạch và có tác dụng vừa giảm gánh nặng sau tim, vừa
mở rộng vi tuần hoàn, hạn chế đến mức tối thiểu sự thiếu oxy ở các mô.
- Phải
cho Heparin (mặc dù bệnh nhân đang mổ) với liều lượng đầu tiên 0,5 mg/kg, sau đó
cứ 4 hoặc 6 giờ một lần, tiêm thêm 0,25 - 0,5mg/kg hoặc cao hơn (dựa vào các xét
nghiệm đông máu) để giữ thời gian đông máu từ 30 - 60 phút, thời gian Howell
2,30 - 3 phút, tỷ lệ Prothrombin 30% TEG (Emx/k = 5 - 10).
- Nếu
sau khi cho heparin mà nghiệm pháp Vonkaulla vẫn còn bị rối loạn (dưới 30 phút)
thì có thể cho axit Epsilon Aminocaproic (E.A.C.A) từ 1- 2g, tiêm mạch máu.
- Phải
cho Dextran 40.000 và truyền máu tươi, lượng Dextran không quá 1,500ml, lượng máu
tươi thì dựa vào huyết áp tĩnh mạch trung ương, huyết áp động mạch, vào
hematocrit (giữ ở 30 - 35%), cho máu tươi để chống mất sợi huyết.
- Phải
cho các dung dịch kiềm Natribicabonat (dựa vào kết quả sinh hoá). Trong điều kiện
không làm kịp xét nghiệm sinh hoá, có thể cho theo công thức sau đây: Vml (dung
dịch 7,40% ) = 10 x P (kg).
- Phải đặt
thông đái, để theo dõi nước tiểu, cho các thuốc lợi tiểu Manitol 20% hoặc
Lasilix, để mỗi giờ có thể có được 60ml nước tiểu.
-
Fibrinogen 4g, nếu không kết quả 1 giờ sau cho tiếp