Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Tổng hợp câu hỏi thai nghén nguy cơ cao



TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ NỘI DUNG THAI NGHÉN NGUY CƠ CAO

I.       Câu hỏi mức độ nhớ lại

598.   Nếu trọng lượng mẹ > 85 kg trước khi mang thai, cần phải tầm soát bệnh lý nào sau đây:

A.      Hội chứng Down.

B.      @Đái tháo đường.

C.      Thiếu máu.

D.      Viêm thận.


599.   Ở người đẻ nhiều lần ( > 4 lần) thì nguy cơ hàng đầu cần phải nghĩ đến là:

A.      @Băng huyết sau sanh.

B.      Ngôi thai bất thường

C.      Hội chứng tiền sản giật.

D.      Chuyển dạ kéo dài.

600.   Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bệnh lý chu sinh, ngoại trừ:

A.      Tuổi mẹ thấp (dưới 20 tuổi).

B.      Hút thuốc lá nhiều.

C.      Nghiện rượu.

D.      @Tập thể dục.

601.   Xét nghiệm nào cần phải làm thường xuyên trong khi có thai:

A.      @Tổng phân tích nước tiểu.

B.      Các yếu tố đông máu.

C.      Chức năng gan, thận.

D.      Soi tươi khí hư âm đạo.

602.   Tuổi nào dưới đây là yếu tố nguy cơ khi mang thai:

A.      @Dưới 18 tuổi

B.      25 tuổi

C.      30 tuổi

D.      34 tuổi

603.   Thai nghén được gọi là thiếu máu khi:

A.      Hb <7gr

B.      Hb < 8 gr

C.      Hb < 10gr

D.      @Hb <11gr.

604.   Tìm câu trả lời sai: mẹ bị bệnh tim mạch khi mang thai hậu quả có thể là:

A.      Thai kém phát triển.

B.      Nguy cơ đẻ non, sẩy thai

C.      @Rau tiền đạo

D.      Mẹ bị suy tim, phù phổi cấp, tử vong mẹ tăng.

605.   Tìm câu trả lời đúng: Rau bong non:

A.      @Đe doạ đến tính mạng của thai nhi và thai phụ.

B.      Thường xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

C.      Thường làm cho thai nhi bị dị dạng.

D.      Me dễ bị phù phổi cấp(OAP)

606.   Trong các nguyên nhân TNNCC dưới đây thì nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân thuộc phía mẹ:

A.      Có tiền sử sản khoa nặng nề

B.      Có bệnh nội khoa ảnh hưởng toàn thân

C.      @Có yếu tố bất đồng nhóm máu mẹ-con

D.      Có bệnh ung thư

607.   Chọn câu đúng nhất khi nói về các nguyên nhân thuộc phần phụ của thai trong TNNCC:

A.      Các trường hợp rau bám bất thường

B.      Các trường hợp rau bong bất thường

C.      Các trường hợp có dây rau quấn cổ.

D.      @Các trường hợp sa dây rau

608.   Trong khai thác tiền sử sản khoa để phát hiện TNNCC dưới đây, yếu tố nào theo bạn không cần thiết:

A.      Số lần mang thai và các biến cố đã xảy ra.

B.      Số lần đẻ và các can thiệp liên quan.

C.      @Số con trai hoặc gái đã có và khoảng cách sinh

D.      Số con sống và tình trạng sức khoẻ của chúng.

609.   Trong thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện TNNCC, thăm khám nào dưới đây không cần thiết thực hiện cho mọi trường hợp thai nghén:

A.      Khám toàn trạng

B.      Khám sản

C.      Khám tuần hoàn, hô hấp

D.      @Khám mắt và soi đáy mắt

610.   Sản phụ khoẻ mạnh, 28 tuổi, cao 144cm, tuổi thai 40 tuần đang nằm theo dõi ở phòng chờ đẻ tại bệnh viện chuyên khoa sản, chuyển dạ đang ở pha tích cực, ngôi chỏm cao, trọng lượng thai trung bình, tim thai tốt, ối bình thường.Theo bạn xử trí nào dưới đây là không cần thiết đối với trường hợp trên:

A.      Nằm nghỉ tại giường tư thế nghiêng trái

B.      @Cho mẹ thở o xy và tiêm Glucoza ưu trương TMC.

C.      Theo dõi tim thai, cơn co trên monitoring.

D.      Bấm ối làm nghiệm pháp lọt.

611.   Trường hợp thai 28 tuần đã được xác định là TNNCC theo bạn lịch hẹn khám nào dưới đây là đúng nhất:

A.      1 tuần 1 lần

B.      @2 tuần 1 lần

C.      3 tuần 1 lần

D.      4 tuần 1 lần.

612.   Những trường hợp chuyển dạ có thể theo dõi để đẻ tại tuyến y tế cơ sở là:

A.      Con so > 35 tuổi.

B.      @Con rạ lần 2 tiền sử đẻ thường

C.      Cổ tử cung có sẹo sơ chai.

D.      Con rạ lần 5.

613.   Phần mềm đường sinh dục của mẹ có đặc điểm sau đây sẽ gây đẻ khó, NGOẠI TRỪ:

A.      Âm đạo có vách ngăn dọc hay ngang.

B.      Âm đạo hẹp bẩm sinh.

C.      Âm đạo có sẹo do phẫu thuật tạo hình.

D.      @CTC có tổn thương viêm lộ tuyến

614.   Khi mang thai, tử cung dị dạng gây ra các trường hợp sau đây, NGOẠI TRỪ:

A.      Ngôi thai bất thường.

B.      @Gây dị dạng thai nhi.

C.      Sinh non.

D.      Rau tiền đạo

615.   Bệnh nội khoa của mẹ gây nguy cơ khi mang thai: Chọn câu trả lời đúng:

A.      Thương hàn.

B.      Viêm loét dạ dày

C.      @Viêm thận mãn tính

D.      Viêm đại tràng mãn tính

616.   Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối cho trường hợp nào sau đây:

A.      Mẹ có sẹo mổ chửa ngoài tử cung ở đoạn eo.

B.      Mẹ có sẹo mổ khâu thủng tử cung.

C.      @Tiền sử mổ lấy thai 2 lần.

D.      Mẹ có sẹo mổ u nang buồng trứng.

617.   Sản phụ 16 tuổi, có thai lần đầu, thai 26 tuần. Vào viện khám vì đau bụng. Sau thăm khám thấy có cơn co tử cung: Xử trí nào dưới đây là đúng nhất:

A.      @Cho bệnh nhân vào nằm viện ngay.

B.      Cho bệnh nhân đơn thuốc về nhà điều trị ngoại trú.

C.      Đo cơn co tử cung trên Monitoring

D.      Siêu âm thai.

618.   Gọi là thai nghén có nguy cơ khi mẹ mang thai ở độ tuổi:

A.   22 - 24.

B.   25 - 28.

C.   29 - 30.

D. @35 - 40.

619.   Gọi là thai nghén có nguy cơ khi số lần đẻ là:

A.      2 lần

B.      3 lần.

C.      @ 4 lần.

D.      1 lần

620.   Để phát hiện yếu tố nguy cơ cần làm những việc sau, NGOẠI TRỪ:

A.      Phải đo khung xương chậu

B.      Đo chiều cao tử cung vòng bụng

C.      @Tiêm phòng uốn ván

D.      Nghe tim thai

621.   Để phát hiện yếu tố nguy cơ cần phải làm những việc sau, NGOẠI TRỪ:

A.      Tổ chức mạng lưới y tế rộng khắp.

B.      Trang bị đủ các phương tiện thăm khám.

C.      Quản lý thai nghén tốt, phát hiện ngay yếu tố nguy cơ trong mỗi lần khám.

D.      @Chỉ cần khám 3 lần cho một lần mang thai

622.   Nguy cơ có trước và trong khi mang thai thuộc về mẹ là:

A.      Điều kiện kinh tế và sinh hoạt

B.      Tuổi, lần có thai và tiền sử.

C.      …(Khung chậu hẹp)

D.      …..( Bệnh lý của mẹ ).

II.      Câu hỏi mức độ hiểu

623.   Các nguy cơ thường gặp ở các thai phụ dưới 18 tuổi, ngoại trừ:

A.      @Thai quá ngày sinh.

B.      Đẻ non.

C.      Thai kém phát triển trong tử cung.

D.      Hội chứng tiền sản giật-sản giật.

624.   Nguy cơ nào say đây tăng rõ rệt nhất theo tuổi của người mẹ:

A.      Cao huyết áp.

B.      Ngôi bất thường.

C.      @Hội chứng Down.

D.      Tăng nguy cơ phải mổ đẻ

625.   Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố nguy cơ trong thai nghén:

A.      Tiền căn bị thai ngoài tử cung.

B.      Có xuất huyết bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ.

C.      Nồng độ hemoglobin < 10g/Dl.

D.      @Con so.

626.   Việc tầm soát dị dạng thai bằng siêu âm nên được thực hiện trong khoảng thời gian nào?

A.      @12-14 tuần vô kinh.

B.      16-18 tuần vô kinh.

C.      20-22 tuần vô kinh.

D.      24-26 tuần vô kinh.

627.   Tình huống nào sau đây không bắt buộc phải thử đường huyết trong thai kỳ:

A.      Tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường.

B.      Cân nặng > 85kg.

C.      Đa ối.

D.      @Đa thai.

628.   Khám thai ở tuần thứ 32 của thai kỳ, nếu bà mẹ khai thai máy ít thì việc ưu tiên cần làm là:

A.      Kiểm soát lại sự tăng trưởng của bề cao tử cung.

B.      Kiểm soát lại tăng trọng của thai phụ.

C.      Siêu âm xác định lại ngôi thai.

D.      @Làm NST (non-stress test).

629.   Dấu hiệu của suy tuần hoàn thai- rau trong chuyển dạ khi theo dõi trên monitoring:

A.      DIP I

B.      @DIP II

C.      DIP biến đổi

D.      Nhịp tim thai nhanh > 160 nhịp

630.   Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của doạ đẻ non:

A.      Ra ít huyết âm đạo.

B.      Ra nước ối ở âm đạo.

C.      Cơn co tử cung có sự biến đổi của cổ tử cung.

D.      @Ra khí hư âm đạo trắng đặc kèm ngứa

631.   Hậu quả của bệnh basedow khi có thai, chọn câu sai:

A.      Gây đẻ non

B.      Làm thai suy dưỡng.

C.      @Rau bong non

D.      Nhiễm độc thai nghén.

632.   Hãy chọn câu đúng nhất khi nói về nguyên nhân TNNCC về người mẹ:

A.      Con so 35 tuổi

B.      Con dạ 40 tuổi

C.      Đẻ nhiều  2 lần

D.      @Có sẹo mổ cũ tại tử cung

633.   Các xét nghiệm để xác định và đánh giá TNNCC dưới đây xét nghiệm nào được làm không phải để đánh giá tình trạng thai nhi:

A.      @Xét nghiệm máu bao gồm cả HIV và HBsAg

B.      Theo dõi tim thai bằng Monitoring

C.      Siêu âm thai bằng hình ảnh.

D.      NST của thai trước đẻ.

634.   Sản phụ khoẻ mạnh, có thai 35 tuần vào khám tại cơ sở phát hiện ngôi ngược theo bạn xử trí nào tại cơ sở dưới đây là đúng nhất:

A.      Hẹn khám lại sau 1 tuần.

B.      @Tư vấn cho sản phụ sớm lên tuyến trên.

C.      Gửi đi siêu âm.

D.      Gửi đi chụp XQ thai để

635.   Tại tuyến chuyên khoa: chỉ định đình chỉ thai nghén nào dưới đây là không đúng cho TNNCC có tuổi thai 28 tuần:

A.      Mẹ suy tim

B.      Mẹ ung thư

C.      Thai đã được xác định dị dạng

D.      @Xác định có bất đồng nhóm máu mẹ-con

636.   Hãy chọn lịch hẹn nhập viện đúng nhất dưới đây cho sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung:

A.      Trước dự kiến sinh 5 tuần.

B.      Trước dự kiến sinh 4 tuần

C.      Trước dự kiến sinh 3 tuần

D.      @Trước dự kiến sinh 2 tuần.

637.   Phù nề cổ tử cung do các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:

A.      Cơn co tử cung mau mạnh.

B.      @Ối vỡ sớm.

C.      Sản phụ rặn sớm.

D.      Thăm khám âm đạo nhiều lần.

638.   Khi chưa chuyển dạ vỡ tử cung hay xảy ra nhất ở trường hợp:

A.      Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai.

B.      Bóc nhân xơ tử cung.

C.      @Mổ dọc thân tử cung lấy thai

D.      Tiền sử mổ khâu lỗ thủng tử cung do nạo thai

639.   Thai nghén có nguy cơ đẻ khó khi có những đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:

A.      Ước thai 3600gam

B.      Ngôi ngược

C.      Mẹ cao 1 m40

D.      @Rau bám thân tử cung.

640.   Khi chuyển dạ, dấu hiệu gợi ý nhiều nhất đến khả năng bất cân xứng thai- khung chậu là:

A.      Chuyển dạ kéo dài

B.      Ngôi thai chưa lọt

C.      @Dấu hiệu đầu chờm vệ

D.      Cơn co tử cung cường tính

641.   Với thai nhi có trọng lượng khoảng 3 - 3,5 Kg và đường kính lưỡng gai hông < 9cm. Xử trí phù hợp là:

A.      Để chuyển dạ tự nhiên.

B.      Làm nghiệm pháp lọt.

C.      @Mổ lấy thai.

D.      Đẻ bằng giác hút

642.   Tiên lượng đúng nhất cho thai quá ngày sinh là:

A.      @Suy thai khi có cơn co chuyển dạ.

B.      Đẻ thường được vì thai nhỏ.

C.      Lượng nước ối ít hơn bình thường

D.      Cuôc chuyển dạ diễn biến bình thường.

643.   Tiền sử bệnh sau đây là yếu tố nguy cơ cho lần thai sau, NGOẠI TRỪ:

A.      Bệnh tim.

B.      Viêm gan.

C.      Bazedow.

D.      @Thiếu máu do giun móc.

III.     Câu hỏi mức độ phân tích, áp dụng

644.   Nguyên nhân nào thường gặp và gây tử vong cho mẹ cao nhất:

A.      Tắc mạch phổi.

B.      @Chảy máu.

C.      Nhiễm trùng.

D.      Suy tim.

E.      Sản giật

645.   Nguyên nhân thường gặp nhất gây thai chết lưu ở ba tháng giữa, ngoại trừ:

A.      Rối loạn nhiễm sắc thể.

B.      Thai dị dạng.

C.      Bệnh lupus ban đỏ.

D.      @Thai mắc hội chứng Down

646.   Khi có thai, viêm gan do virus có thể gây các biến chứng, ngoại trừ:

A.      Suy gan cấp

B.      Chảy máu

C.      Suy thận cấp

D.      @Phù phổi cấp

647.   Câu trả lời nào sau đây là sai về rau tiền đạo:

A.      Tiền sử dọa sảy trong ba tháng đầu

B.      @Thường gặp ở thai phụ có thai con so

C.      Gặp ở thai phụ có tiền sử nạo thai

D.      Tiến sử mổ lấy thai

648.   Sản phụ mang thai 8 tháng, thăm khám phát hiện thấy khối u ở tiểu khung. Bệnh nhân không có triệu chứng gì. Hướng xử trí thích hợp là:

A.      Phẫu thuật cắt bỏ khối u ngay.

B.      Gây chuyển dạ.

C.      Mổ lấy thai ngay.

D.      @Theo dõi sát cho đến khi chuyển dạ