1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa
Thai ngoài tử cung (Grossese Extra Uterine – GEU) là
trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung.
1.2. Dịch tễ
học
Tần suất: Thai ngoài tử cung chiếm 1 - 2% thai nghén.
Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong sản khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ
(4-10%). Tuy nhiên tỷ lệ tử vong mẹ giảm trong những năm trở lại đây do chẩn đoán
sớm và điều trị sớm.
Tỷ lệ thai ngoài tử cung tăng có liên quan với, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm
tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng
cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi...
2. NGUYÊN
NHÂN
Gồm tất cả những nguyên nhân ngăn cản hoặc làm chậm
cuộc hành trình của trứng qua vòi tử cung để vào buồng tử cung. Thường gặp là
do biến dạng và thay đổi nhu động vòi tử cung:
- Viêm
vòi tử cung (hay gặp nhất).
- Các
khối u trong lòng hoặc bên ngoài đè ép.
- Dị dạng
vòi tử cung, hoặc vòi tử cung bị co thắt bất thường.
- Xơ dính
do phẫu thuật đã thực hiện trước đó trên vòi tử cung, các phẫu thuật vùng bụng,
hoặc hậu quả của lạc nội mạc tử cung.
- Thuốc
ngừa thai đơn thuần progestin.
- Các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản như kích thích rụng trứng bằng Gonadotropin, thụ tinh
trong ống nghiệm...
- Tiền
sử vô sinh.
3. PHÂN
LOẠI
Thai ngoài tử cung có thể là ở vòi tử cung, buồng trứng
hoặc trong ổ bụng, trong ống cổ tử cung. Thai ở buồng trứng và trong ổ bụng rất
hiếm gặp.
- Vòi tử
cung: 95 - 98%
- Buồng
trứng: 0,7 - 1%
- Ống cổ
tử cung: 0,5 - 1%
- Ổ bụng: hiếm gặp
Nếu chửa ở vòi tử cung, phôi có thể làm tổ ở 4 vị trí
khác nhau:
- Đoạn
bóng: 78%
- Đoạn
eo: 12%
- Đoạn
loa: 5%
- Đoạn
kẽ: 2%
4. GIẢI
PHẪU BỆNH - SINH LÝ BỆNH
4.1. Vòi tử
cung và tử cung
- Vòi tử
cung không đảm bảo cho thai làm tổ, vì niêm mạc của vòi tử cung ít biến đổi so
với niêm mạc tử cung và lớp cơ vòi tử cung rất mỏng do đó thai chỉ phát triển được
một thời gian ngắn rồi những biến chứng sẽ xảy ra.
- Tử
cung do ảnh hưởng của các hormon thai nghén nên tử cung cũng phản ứng to hơn bình
thường, mềm ra, niêm mạc tử cung chuyển thành ngoại sản mạc.
4.2. Sự tiến
triển của thai làm tổ ở vòi tử cung
- Vỡ vòi
tử cung: do gai rau ăn sâu vào lớp cơ làm thủng vòi tử cung, hoặc do vòi tử
cung căng to làm vỡ vòi, đồng thời các nhánh mạch máu cũng bị vỡ gây chảy máu vào
ổ bụng. Mức độ chảy máu có thể khác nhau:
+ Chảy ồ ạt, gây tràn ngập máu trong ổ bụng
+ Chảy từ từ ít một, đọng ở vùng thấp và được khu trú
lại, tạo ra khối máu tụ.
- Sẩy
thai: vì thai làm tổ lạc chỗ nên dễ bị bong ra gây sẩy và chảy máu.
+ Nếu máu chảy được khu trú trong vòi tử cung thì được
gọi là ứ máu vòi tử cung, bọc thai còn nhỏ sẽ chết và tiêu đi.
+ Nếu bọc thai bong dần, máu chảy ít một, đọng lại
trong túi cùng Douglas hoặc ở cạnh tử cung và được ruột, mạc treo, mạc nối đến
khu trú để tạo thành khối máu tụ.
+ Nếu bọc thai sẩy, máu chảy ồ ạt gây tràn ngập máu ổ
bụng.
5. LÂM SÀNG
5.1. Thai
ngoài tử cung chưa vỡ
- Triệu
chứng cơ năng
+ Tắt kinh: hay có khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có
rối loạn kinh nguyệt, có thể có dấu hiệu nghén, vú căng.
+ Đau bụng: vùng hạ vị, một bên, âm ỉ
+ Ra huyết: Huyết ra ít một, rỉ rả, màu nâu đen, có
khi lẫn màng, không đông.
- Triệu
chứng thực thể
+ Cổ tử cung hơi tím, mềm, đóng kín, có máu đen từ
trong lòng tử cung ra.
+ Tử cung lớn hơn bình thường, mềm, nhưng không tương
xứng với tuổi thai.
+ Có khối u cạnh tử cung mềm, bờ không rõ, di động,
chạm đau hoặc hiếm hơn có thể sờ thấy khối u có dạng hơi dài theo chiều dài của
vòi tử cung
- Cận lâm
sàng
+ hCG: Định tính hCG chỉ gợi ý có hoạt động của tế bào
nuôi giúp xác định có thai, tuy nhiên khi hCG âm tính ta cũng chưa loại trừ được
thai ngoài tử cung. Định lượng nồng độ β - hCG thấy nồng độ hCG thấp hơn so với
thai nghén bình thường.
+ Siêu âm: Không có túi thai trong buồng tử cung, có
khối âm vang hỗn hợp hoặc có hình ảnh túi thai ngoài tử cung. Có thể có hình ảnh
tụ dịch ở cùng đồ sau, hoặc trong ổ bụng (tuỳ lượng dịch và máu chảy ra). Nếu
siêu âm đường bụng nghi ngờ phải siêu âm đường âm đạo để kiểm tra.
+ Soi ổ bụng: Đây là phương pháp giúp xác định chẩn đoán
và xử trí.
5.2. Thai
ngoài tử cung vỡ tràn ngập máu ổ bụng
- Choáng:
Do tình trạng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhân có biểu hiện vật vã, chân
tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Triệu
chứng cơ năng
+ Có chậm kinh, tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
+ Ra huyết đen, ít một.
+ Thường có những cơn đau vùng hạ vị đột ngột, dữ dội
làm bệnh nhân choáng váng hoặc ngất đi.
- Triệu
chứng thực thể
+ Khám bụng: Bụng căng, hơi chướng, có phản ứng phúc
mạc khắp bụng, đặc biệt là vùng hạ vị, gõ đục ở vùng thấp.
+ Khám âm đạo: Túi cùng sau đầy, ấn vào bệnh nhân đau
chói (tiếng kêu
Douglas).
+ Di động tử cung rất đau, có cảm giác tử cung bồng
bềnh trong nước. Khó xác
định tử cung và hai phần phụ vì bệnh nhân đau và phản
ứng nên khó khám.
Chọc dò túi cùng Douglas: Chỉ thực hiện khi không có
siêu âm hoặc nghi ngờ chẩn đoán. Hút ra máu đen loãng, không đông dễ dàng.
5.3. Khối huyết
tụ thành nang
- Toàn
thân
+ Da hơi xanh hoặc hơi vàng do thiếu máu và tan máu.
+ Toàn thân không suy sụp, nhưng mệt mỏi, gầy sút.
- Triệu
chứng cơ năng
+ Có chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
+ Ra huyết đen âm đạo ít một, dai dẳng.
+ Có đau vùng hạ vị, có khi đau trội lên rồi giảm đi.
+ Đau tức ở bụng dưới, kèm những dấu hiệu chèn ép như
táo bón, đái khó.
- Triệu
chứng thực thể
+ Tử cung hơi to, có khối u cạnh, trước hay sau tử
cung. Đặc điểm của khối u là mật độ chắc, bờ không rõ, không di động, ấn rất rất
tức, đôi khi khối u dính với tử cung thành một khối khó xác định vị trí và thể
tích tử cung.
- Cận lâm
sàng
+ hCG có thể âm tính, chứng tỏ thai đã chết.
+ Chọc dò qua túi cùng Douglas vào khối u bằng kim
to có thể thấy máu đen, lẫn
máu cục.
+ Siêu âm: có khối cạnh TC, âm vang không đồng nhất,
ranh giới không rõ ràng.
5.4. Thai
trong ổ bụng
- Tiền sử đã có triệu chứng như doạ sẩy trong những
tháng đầu thai kỳ.
- Triệu chứng cơ năng
+ Đau bụng, đau tăng khi có cử động thai.
+ Có thể có hiện tượng bán tắc ruột: nôn, buồn nôn,
bí trung đại tiện.
+ Ra huyết, lượng ít ( ở 70% trường hợp).
- Thực
thể
+ Cảm giác thai ở nông ngay dưới da bụng, không có cơn
co tử cung.
+ Khám âm đạo: kích thước tử cung bình thường, tách
biệt với khối thai. Ngôi thai bất thường trong 50-60% các trường hợp.
- Cận lâm
sàng
+ Siêu âm: thai nằm ngoài tử cung, xen kẽ giữa các
quai ruột non, thường bị suy dinh dưỡng, có các kích thước nhỏ hơn tuổi thai, bờ
khối thai không đều, mặt rau không phẳng, nước ối thường ít, hình ảnh mạc nối,
ruột, tử cung, rau tạo thành một vỏ dày khó phân biệt với cơ tử cung.
+ X quang bụng không chuẩn bị: không có bóng mờ của
tử cung bao quanh thai, bóng hơi của ruột nằm chồng lên các phần thai, trên
phim chụp nghiêng thấy các phần thai nằm vắt qua cột sống lưng của mẹ.
5.5. Chẩn đoán
gián biệt
- Sẩy
thai.
- Chửa
trứng.
- Viêm
phần phụ.
- Vỡ
nang De Graaf (khó phân biệt và hiếm).
- Viêm
ruột thừa.
- Khối
u buồng trứng xoắn.
- Cơn đau
của sỏi niệu quản.
- Khối
u lạc nội mạc tử cung (chẩn đoán phân biệt với thể huyết tụ thành nang).
- Khối
u đường tiêu hoá (chẩn đoán phân biệt với thể chửa trong ổ bụng).
6. XỬ TRÍ
Thai ngoài tử cung là một cấp cứu cần được phát hiện
sớm và chuyển tuyến để được điều trị sớm ở cơ sở có khả năng phẫu thuật.
6.1. Thai
ngoài tử cung chưa có biến chứng chảy máu trong ổ bụng
6.1.1. Điều trị nội khoa
Điều kiện:
- Khối
thai ngoài tử cung chưa vỡ
- Lượng
dịch trong ổ bụng dưới 100ml
- Đường
kính khối thai dưới 4cm.
- Chưa
thấy tim thai trên siêu âm.
- Nồng độ
ß – hCG không vượt quá 6000 mIU/ml
- Bệnh
nhân không có chống chỉ định với Methotrexate
Thuốc sử dụng: Methotrexate (MTX - Acide amino-4 méthyl-10
folique) là một loại hoá chất chống tăng
sinh tế bào của nhóm antifolic thường được sử dụng nhất. Những loại thuốc khác đã
được nghiên cứu sử dụng nhưng ít hiệu quả hơn rất nhiều.
Liều dùng: MTX 50mg/m2 da cơ thể tiêm bắp và có thể
lặp lại liều
6.1.2. Phẫu thuật
- Điều
trị tận gốc: Cắt bỏ vòi tử cung đến sát góc tử cung và giữ lại buồng trứng, lau
sạch ổ bụng, nếu sản phụ đã đẻ nhiều lần và/ hoặc sản phụ có tiền sử thai ngoài
tử cung nhiều lần (và không mong muốn sinh thêm con) thì triệt sản luôn vòi tử
cung bên đối diện, đóng bụng, không cần dẫn lưu.
- Điều
trị bảo tồn: chỉ đặt ra với những bệnh nhân còn trẻ, chưa có con, tình trạng vòi
tử cung bên kia bất thường và tổn thương vòi tử cung cho phép. Xẻ vòi tử cung,
hút hoặc lấy bọc thai ra và cầm máu.
- Phẫu
thuật nội soi: Ngày nay người ta thường chỉ định và ứng dụng kỹ thuật mổ nội
soi trong những trường hợp thai ngoài tử cung thể đơn giản và chưa có biến chứng.
6.2. Thai
ngoài tử cung tràn ngập máu ổ bụng
- Phải
hồi sức chống choáng và chuyển bệnh đi bằng phương tiện nhanh nhất đến nơi có
khả năng phẫu thuật gần nhất.
- Mổ
ngay không trì hoãn, mổ càng sớm càng tốt, vừa mổ vừa hồi sức tích cực bằng
truyền máu, truyền dịch, nếu có thể nên truyền máu hoàn hồi.
6.3. Thai
ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang
- Nếu
phát hiện được hoặc nghi ngờ cần phải tư vấn và gửi đi bệnh viện sớm vì có thể
có hai biến chứng xảy ra: vỡ gây chảy máu lại trong ổ bụng với bệnh cảnh giống
như chửa ngoài tử cung vỡ và nhiễm khuẩn.
- Tuyến
có cơ sở phẫu thuật: Chẩn đoán xác định và mổ để tránh vỡ thứ phát và nhiễm khuẩn
trong ổ máu tụ. Bệnh nhân phải được chuẩn bị tốt trước khi mổ.
6.4. Thai
trong ổ bụng (thai phát triển trong ổ bụng)
- Nếu
thai chết, phải mổ lấy thai sớm, tránh biến chứng rối loạn đông máu cho mẹ.
- Nếu
thai còn sống :
+ Dưới 28 tuần: mổ ngay để lấy thai ra ngay.
+ Sau 28 tuần: có thể chờ đợi và mổ khi thai khoảng
36-38 tuần, sản phụ phải được nhập viện và theo dõi nghiêm ngặt. Trong lúc mổ nếu
rau bám chặt vào các cơ quan trong ổ bụng thì để bánh rau lại không bóc, không
nên gắng bóc hết rau ra vì có thể gây chảy máu rất nhiều. Phần rau còn lại có
thể sẽ tự huỷ hoặc có thể thúc đẩy quá trình tự huỷ của rau thai bằng Méthotrexate.
7. TIÊN
LƯỢNG
- Nếu
chẩn đoán sớm và xử trí lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ, tiên lượng thường tốt.
- Nếu
chẩn đoán muộn, xử trí không kịp thời, tỷ lệ tử vong 1-1,5%.
- Khoảng
30% các trường hợp có thể có thai lại bình thường sau đó.
- Tỷ lệ
tái phát thai ngoài tử cung ở các lần có thai sau khoảng 10%.
8. PHÒNG
BỆNH
Để giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung, tư vấn cho chị em
giữ vệ sinh phụ nữ tốt (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi
giao hợp, khi sẩy, đẻ).
Hạn chế các trường hợp phải nạo phá thai, phòng ngừa
viêm nhiễm sinh dục, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục là yếu tố
nguy cơ hàng đầu của thai ngoài tử cung.
Vận động chị em đi khám phụ khoa định kỳ hoặc có triệu
chứng bất thường phải đi khám phụ khoa ngay để phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục và phải điều trị tích cực.
Vận động chị em khi có thai nên đi khám sớm ngay những
ngày đầu chậm kinh để có thể kịp thời phát hiện các tai biến sớm của thai nghén,
trong đó có thai ngoài tử cung để có thể xử trí kịp thời làm giảm nguy cơ tử
vong mẹ và biến chứng.