1. Nguyên nhân
Do răng:
là nguyên nhân hay gặp nhất và quan trọng nhất. Có thể do: viêm quanh cuống răng,
viêm quanh răng, tai biến do mọc răng...
Điều trị:
Phẫu thuật, nhổ răng, điều trị tủy, phục hình sai quy cách
Chấn thương:
vết thương hở, dị vật
Nguyên
nhân khác: Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn các cơ quan khác lan sang: viêm hạch,
amygdale, tuyến nước bọt...
2. Các yếu tố thuận lợi:
Toàn thân:
thể trạng suy kiệt, giảm miễn dịch, đái tháo đường
Răng
trong xương hàm, vị trí chân răng
Các tổ
chức lỏng lẻo, các khối mỡ liên thông
3. Phân
loại:
Viêm
nhiễm phần mềm
Làm
mủ các vùng nông
Làm
mủ các vùng sâu
Nhiễm
trùng xương: viêm xương, viêm xương tủy hàm
Các viêm nhiễm khác: viêm tuyến nước bọt, viêm hạch, viêm xoang, viêm da và các tổ chức phụ thuộc của da...
4. Sinh lý bệnh:
4.1. Quá trình
viêm
Khái
niệm:
Viêm
(inflammation) là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công
của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên
trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn...)
Đặc điểm
của viêm: Viêm có các biểu hiện tại chỗ bằng các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau
và có thể có rối loạn chức năng các cơ quan tại vùng bị ảnh hưởng hoặc lân cận.
Viêm ở
vùng hàm mặt thường gây rối loạn chức năng hệ thống nhai, biểu hiện khít hàm,
khó há miệng, khó ăn nhai, nuốt đau... có thể gây khó phát âm, mất giọng
Các giai đoạn:
Vận mạch,
đáp ứng của hệ mạch máu tại chỗ với tác nhân gây viêm. Biểu hiện bởi một pha co mạch ngắn và sau đó là pha giãn mạch
Phản ứng
tế bào, gồm sự thoát mạch của huyết thanh và các tế bào miễn dịch (bạch cầu, đại
thực bào) để loại trừ các yếu tố gây viêm
Hóa mủ
và lành sẹo: tăng sinh xơ bao bọc vùng tổn thương, các tế bào chết trong phản ứng
tế bào chuyển thành tổ chức vô định hình goi là mủ. Hình thành ổ áp xe.
Tiến
triển và lan tràn
Khu trú: khối mủ bị xơ hóa dần và lành sẹo
Lan rộng: khối mủ tiếp tục phát triển, lan theo các tổ chức lỏng lẻo đi xa (vùng hàm mặt, mủ thường lan theo các khối mỡ), hoặc hoại tử lan rộng dần và thành viêm mô tế bào.
5. Lâm sàng
5.1. Khởi phát
và tiến triển:Thường bắt đầu từ 1 đau răng, không điều trị hoặc điều trị không
hiệu quả. Sưng xuất hiện và lan rộng dần.
5.2. Biểu hiện
toàn thân: Dấu hiệu nhiễm trùng, mệt mỏi, sốt, mất nước, da khô, mắt trũng...
5.3. Dấu hiệu
tại chỗ:
Sưng, nóng,
đỏ, đau tại chỗ, da tại chỗ sưng căng bóng, ấn lõm
Biến dạng
mặt, xóa các mốc tự nhiên (VD: xóa rãnh mũi má, xóa bờ nền hàm dưới, phồng sàn
miệng, đầy ngách tiền đình...)
Rối loạn
chức năng tại chỗ (VD: khít hàm, khó ăn, khó nuốt, khó nói)
6. Cận lâm sàng
6.1. Xét
nghiệm máu: tăng số lượng bạch cầu, tăng tốc độ máu lắng
6.2. Cấy khuẩn,
làm kháng sinh đồ
6.3. Xquang:
để xác định nguyên nhân
6.4. Siêu âm:
xác định vị trí ổ mủ, kỹ thuật hiện đại: Chích ổ áp xe dưới sự hướng dẫn của siêu
âm.
7. Một số loại cần lưu ý
7.1. Áp xe dưới
màng xương, áp xe má:
Thường
gặp, có một vài đặc điểm đặc trưng
Áp xe
dưới màng xương: liên quan trực tiếp răng nguyên nhân, khối mủ làm phồng ngách
tiền đình, sờ cứng chắc, đau. Biểu hiện toàn thân thường nhẹ đến vừa.
7.2. Áp xe cơ
cắn, áp xe vùng mang tai và áp xe dưới hàm:
Biểu
hiện tại chỗ và toàn thân rầm rộ.
Sốt
cao, biểu hiện nhiễm trùng nặng.
Sưng nề
biến dạng mặt nhiều, khít hàm dữ dội
Lan tỏa
nhanh sang các vùng lân cận
7.3. Viêm tấy
sàn miệng tỏa lan (Phlegmon), áp xe thành bên họng
Nặng,
có nguy cơ tử vong
Toàn
thân: biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng, người bệnh suy kiệt
Viêm tấy
tỏa lan sàn miệng: sưng to dưới hàm, dưới cằm, sờ cứng như gỗ
Áp xe
thành bên họng: sưng nề đỏ vùng họng, nói khó, mất tiếng, nuốt đau, khó thở.
Bệnh
nhân có thể tử vong vì nhiễm độc nặng, ngạt thở hoặc áp xe lan xuống trung thất
8. Điều trị
8.1. Nguyên
tắc:
Chẩn đoán
sớm
Điều
trị tích cực
Nâng
thể trạng
8.2. Toàn thân:
Kháng sinh, điều trị triệu chứng, nâng thể trạng
8.3. Tại chỗ:
Chích rạch áp xe (Trực tiếp, đủ rộng, tránh các tổ chức quan trọng
8.4. Nguyên
nhân: Nhổ răng, chữa răng, lấy bỏ dị vật, kết hợp xương