Đặt vấn đề
Cơ thể là một khối thống
nhất. Giữa các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại lẫn
nhau. Một khi xuất hiện bệnh lý ở một cơ quan này thì có thể ít nhiều ảnh hưởng
đến một hay nhiều cơ quan khác. Bệnh lý ở răng hàm mặt cũng như bệnh lý ở cơ
quan khác cũng không tách rời quy luật trên.
Đối với bệnh nhiễm
trùng
Một số bệnh thường được
nhắc đến là:
Bệnh sởi
Sởi là bệnh lây có tính
chất toàn thân. Tuy vậy một trong những dấu hiệu xuất hiện trước khi phát ban là
nết Koplich - có màu trắng xanh nằm xung quanh lỗ tiết của tuyến mang tai
(Stenon) tương ứng với vùng răng 6, 7 hàm trên.
Một số bệnh khác
Sốt phát ban, thủy đậu,
cúm làm cho niêm mạc môi khô, lưỡi nứt nẻ. Đôi khi sốt cao làm tổn thương thành
mạch gây chảy máu ở lợi.
2.3. Một số bệnh ở răng
- miệng
Viêm quanh răng mạn tính,
biến chứng của viêm tuỷ răng, viêm niêm mạc miệng.v.v... có thể gây ra những bệnh
ở đường tiêu hoá, (hội chứng suy giảm hấp thu), bệnh ở khớp, bệnh tim mạch.
Đối với những trường
hợp bị nhiễm độc
Khi tiếp xúc lâu với hoá
chất, kim loại nặng.v.v... con người có thể bị nhiễm độc chẳng hạn: Người lái
xe có thể bị nhiễm độc chì, những người thợ mỏ thiếc, thuỷ ngân.v.v... có thể bị
nhiễm độc thuỷ ngân.v.v... Người ta thấy rằng, những người bị nhiễm độc này đều
xuất hiện các triệu chứng ở lợi, ở răng, như lợi không còn săn chắc hồng nhạt nữa
mà có màu đen, răng ngả màu.v.v...
Đối với người thiếu
Vitamin
Thiếu Vitamim C
Thiếu vitamin C bệnh nhân
dễ bị chảy máu lợi, viêm lợi do sức đề kháng giảm.
Thiếu vitamin A
Trên bệnh nhân thiếu
vitamin A niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô.
Thiếu vitamin D
Trên bệnh nhân bị thiếu
vitamin D xương hàm có thể bị biến dạng, răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng
thiếu vững chắc.
Thiếu vitamin B1
Trên bệnh nhân bị thiếu
vitamin B1 có hiện tượng rối loạn chuyển hoá albumin từ đó làm mức độ vững
chắc của răng kém đi.
Thiếu một số chất như
can xi, fluor
Cũng làm ảnh hưởng đến
chất lượng của men, ngà răng. Người thiếu những chất này dễ bị mắc bệnh sâu răng.
Đối với bệnh nội tiết
Người bị bệnh tuyến
giáp
Nếu thiểu năng tuyến giáp
làm răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng yếu dễ bị gẫy xương. Nếu cường năng
tuyến giáp thì răng dễ bị vỡ.
Rối loạn tuyến cận
giáp
Người bị rối loạn tuyến
cận giáp có hiện tượng rối loạn chuyển hoá calci, từ đó ảnh hướng đến chất lượng
của tổ chức cứng của răng.
Bệnh tuyến yên
Khi cường tuyến yên thì
có bệnh to đầu ngón bẩm sinh (acromegalie) môi dày, thêu xuống, mũi to, răng to
và thưa. Lưỡi gà phì đại, trụ trước amidal và hàm ếch to hơn bình thường.
Khi thiểu năng tuyến yên,
người bệnh có mặt choắt miệng nhỏ như miệng chuột, răng và hàm ếch nhỏ
Tuyến sinh dục (ở
nữ)
Ở thời kỳ có kinh nguyệt:
tăng tiết nước bọt dễ bị viêm tuyến nước bọt. Có thể bị chốc mép, viêm niêm mạc
miệng. Có mụn Herpes ở mép, viêm lợi v v...
Ở thời kỳ thai nghén: răng
dễ bị vỡ do thiếu can xi, dễ bị viêm lợi, viêm quanh răng.
Ở thời kỳ tắt kinh: Dễ
bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.v.v...
Bệnh đái tháo đường
Trên bệnh nhân bị đái
tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.
Đối với bệnh máu
Các bệnh về máu như
hemophilie, hemogenie, leucose... cũng đều có triệu chứng ban đầu xuất hiện ở lợi,
như tự nhiên chảy máu lợi, răng lung lay, miệng hôi, môi khô, lưỡi nứt nẻ...
Liên quan với bệnh
tai mũi họng
Từ viêm xoang, viêm
amidal có thể gây ra bệnh lý ở răng và những mô xung quanh. Ngược lại do quan hệ
chặt chẽ về giải phẫu nên một khi xuất hiện bệnh lý ở răng như ở răng hàm nhỏ,
răng hàm lớn hàm trên có thể gây ra bệnh viêm xoang hàm hay viêm đa xoang.
Bệnh viêm xoang hàm do
răng:
Bệnh căn: Nền xoang lõm
điểm thấp nhất liên quan đến cuống răng 5,6,7 hàm trên, nếu xoang to có thể nằm
từ răng 3 đến răng 8. Có khi xoang
nằm giữa 2 chân răng vì
thế nhiễm trùng răng hàm trên dễ ảnh hưởng đến xoang. Trường hợp giữa cuống răng
và xoang có một lớp xương dầy thì các trường hợp bệnh lý về răng vẫn có thể ảnh
hưởng đến xoang vì bản xương còn có những lỗ nhỏ cho mạch máu thần kinh vào
xoang...
Nguyên nhân:
- Nhiễm trùng cuống răng hay viêm quanh răng
cấp và mãn có mủ hoặc không có mủ, u hạt hay nang chân răng.
- Nang răng nhiễm trùng có mủ có thể đẩy lùi
niêm mạc xoang rồi mủ chảy vào xoang.
- Răng số 3 mọc ngầm nhiễm trùng.
- Xoang bị hở sau nhổ răng
- Bọc máu hay máu tụ trong xoang gây nhiễm
trùng gặp trong sang chấn gẫy xương hàm trên...
- Viêm xương tuỷ hàm hàm trên.
Giải phẫu bệnh lý: có các
thể sau
- Viêm xoang mủ: Đầu tiên niêm mạc bị nề,
xung huyết trong niêm mạc có nhiều trung tâm xuất huyết và có một lớp mủ phủ lên.
Niêm mạc quá sản thoái hoá dạng Polip.
- Viêm xoang cấp: Niêm mạc xoang xung huyết,
tiết dịch, niêm mạc bị phồng to, lông mất, liên bào phủ long ra gây nên một lớp
loét nông tiết dịch nhiều, nề, thâm nhiễm, viêm lớp đệm và dịch tiếp tục tiết
trong xoang. Thương tổn có thể hồi phục, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm cấp:
Niêm mạc xưng phù hơn, có tổ chức hạt và mủ tụ trong xoang.
- Viêm xoang mãn: Có thể khu trú một phần
hay toàn bộ niêm mạc bị thương tổn dẫn đến phì đại, dầy, sùi, polip, có khi có
dạng nang, tụ mủ rất thối, viêm xoang mãn có thể dẫn đến viêm xương hàm và phần
mền xung quanh hàm.
Triệu chứng:
- Viêm mủ xoang: Mủ chảy từ xoang ra mũi,
ngửi thối, nếu mủ được dẫn lưu và răng nguyên nhân được nhổ thì có thể khỏi.
- Viêm xoang cấp: Toàn thân sốt, nhiễm trùng,
đau đầu vật vã, ăn mất ngon. Tại chỗ đau từng cơn giống đau viêm tuỷ và viêm
quanh răng. Ấn lỗ dưới ổ mắt đau, đau đầu, chảy mủ ra từ xoang bệnh.
- Viêm xoang hàm mãn: Do viêm cấp điều trị
không khỏi chuyển thành mãn tính, thường tái phát nhiều lần. Nhức đầu, chảy mủ
vàng xanh, tắc mũi, thỉnh thoảng có cơn đột phát cấp tính.
- Khám soi mũi trước thấy có mủ ở ngách
mũi giữa. Niêm mạc ngách mũi giữa phì đai. Soi đèn trong miệng thấy bên xoang lành
có hình sáng hình căn nguyên ảnh viêm mờ. Chụp Xquang ở tư thế Blondeau: có hình
ảnh xoang mờ đều. Chọc xoang: thấy có mủ chảy ra, có thể lấy mủ để xét nghiệm tế
bào.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định:
- Đau
- Ngửi thối
- Chảy mũi
- Có thể dựa vào Xquang.
Chẩn đoán phân biệt: Viêm
xoang cấp với đau thần kinh dưới ổ mắt, Abces quanh hàm do răng, Viêm hạch cấp
vùng má, Nang răng nhiễm trùng, Viêm xương tuỷ hàm, Viêm xoang mãn với khối u ác
tầng giữa mặt.
Điều trị:
- Chống nhiễm trùng toàn thân.
- Tại chỗ: Chườm nóng, chạy khí dung, sóng
cực ngắn, chọc rửa xoang, mổ nạo niêm mạc xoang.
- Nhổ răng hoặc chữa răng nguyên nhân.
9. Mối quan hệ với bệnh
đường tiêu hoá
Trên bệnh nhân có rối
loạn tiêu hoá lưỡi thường có màng trắng xám (lưỡi bẩn). Bệnh nhân viêm dạ dày lưỡi
có màng vàng nhạt, miệng khô. Bệnh nhân bị viêm ruột có những đợt viêm lợi, viêm
niêm mạc miệng.
Ngược lại người có bệnh
lý ở răng và vùng quanh răng thì gây ra: tiêu hoá kém, hấp thụ giảm, viêm đường
tiêu hoá.
Mối quan hệ với bệnh
ở mắt
Nhiễm khuẩn ở răng - miệng
có thể gây ra nhiễm trùng ở mắt. Chấn thương xương ở mặt (Lefort II hoặc Lefort
III) có thể gây biểu hiện rối loạn thị giác.
Bệnh glocom cấp có biểu
hiện đau nhức răng.