I. TÌM CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT CHO CÁC CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY:
1. Trầm cảm có nguyên nhân:
a. Do sang chấn tâm thần và cơ thể.
b. Do dùng
thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm ( thuốc an thần kinh, thuốc gây nghiện…)
c. Không rõ
nguyên nhân ( bệnh nội sinh)
2. Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là
quan trọng nhất của 1 hội chứng trầm cảm:
a. Khí sắc trầm.
b. Mất mọi sự
quan tâm và thích thú.
c. Tăng sự mệt
mỏi sau một cố gắng nhỏ.
d. Cả 3 triệu
chứng trên.
3. Trong các triệu chứng phổ biến sau của trầm cảm,
cần lưu ý đến triệu chứng nào nhất?
a. Giảm sút tính
tự trọng và lòng tự tin.
b. Giảm sút
sự tập trung và sự chú ý.
c. Có những
ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
d. Nhìn vào
tương lai thấy ảm đạm và bi quan.
4. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào thường gây ra hội
chứng trầm cảm nhất?
a. Bệnh tâm căn.
b. Bệnh tâm
thần phân liệt.
c. Bệnh động
kinh.
d. Cả 3 bệnh
trên.
5. Hội chứng trầm cảm điển hình, triệu chứng nào thường
gặp nhất?
a. Cảm xúc bị
ức chế.
b. Tư duy bị ức
chế.
c. Vận động bị
ức chế.
d. Cả 3 triệu
chứng trên.
6. Trong các lứa tuổi sau, lứa tuổi nào hay gặp trầm
cảm nhất?
a. Tuổi học sinh (6 – 12 tuổi)
b. Tuổi vị thành
niên (12 – 18 tuổi)
c. Tuổi thanh
niên ( 18 – 45 tuổi)
d. Tuổi già ( > 65 tuổi)
7. Để chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10 thì ít nhất các
triệu chứng chính cần có phải là:
a. 1 trong 3
triệu chứng.
b. 2 trong 3
triệu chứng.
c. Cả 3 triệu
chứng.
d. Cả 3 đáp án
trên đều đúng.
8. Để chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10, ngoài các triệu
chứng chính thì ít nhất các triệu chứng phổ biến cần có phải là:
a. 2 trong 7
triệu chứng.
b. 3 trong 7
triệu chứng.
c. 4 trong 7
triệu chứng.
d. Cả 3 đáp án
trên đều đúng.
9. Trong các trường hợp sau, trường hợp trầm cảm nào
phải nhập viện điều trị nội trú:
a. Trầm cảm mức
độ nhẹ.
b. Trầm cảm mức
độ vừa.
c. Trầm cảm
mức độ nặng.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
10. Trong các biện pháp xử trí đối với một trường hợp
trầm cảm nặng, biện pháp nào là quan trọng nhất:
a. Xử trí bằng
sốc điện.
b. Xử trí bằng
thuốc.
c. Quản lý và
theo dõi chặt chẽ.
d. Phối hợp
cả 3 biện pháp trên.
11. Trong các biện pháp điều trị trầm cảm nặng, bệnh
nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì liệu pháp nào đáp ứng nhanh nhất:
a. Liệu pháp
sốc điện.
b. Liệu pháp
tâm lý.
c. Liệu pháp
hoá dược.
d. Cả 3 liệu
pháp trên.
12. Trong các trường hợp trầm cảm sau, trường hợp nào
có thể điều trị ngoại trú được:
a. Trầm cảm mức
độ nhẹ.
b. Trầm cảm mức
độ vừa.
c. Trầm cảm mức
độ nặng đã điều trị ổn định.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
13. Đối với một trường hợp trầm cảm triệu chứng,
trong các biện pháp xử trí sau, biện pháp nào là biện pháp chính:
a. Điều trị
trầm cảm.
b. Điều trị bệnh
cơ thể.
c. Phối hợp điều
trị bệnh cơ thể với điều trị trầm cảm.
d. Cả 3 biện
pháp trên.
14. Trong các trường hợp trầm cảm sau, trường hợp nào
được chỉ định điều trị bằng sốc điện:
a. Trầm cảm nặng
có ý tưởng và hành vi tự sát.
b. Trầm cảm
cần điều trị nhanh ( do không chờ được tác dụng của thuốc)
c. Trầm cảm
chống chỉ định hoặc kháng lại các thuốc chống trầm cảm.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
15. Liệu pháp tâm lý có hiệu quả với trường hợp trầm
cảm nào dưới đây:
a. Trầm cảm
triệu chứng.
b. Trầm cảm tâm
căn.
c. Trầm cảm nội
sinh.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
16. Thuốc chống trầm cảm được chỉ định cho những trường
hợp nào dưới đây:
a. Trầm cảm nội
sinh.
b. Trầm cảm
phản ứng.
c. Trầm cảm tâm
căn.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
17. Thuốc chống trầm cảm chống chỉ định cho những
trường hợp nào dưới đây:
a. Bệnh nhân
trầm cảm có rối loạn tim mạch và hô hấp nặng.
b. Bệnh nhân
trầm cảm kèm tăng nhãn áp ( Glaucome)
c. Phụ nữ có
thai và người già.
d. Cả 3 trường
hợp trên.
18. Bệnh nhân nữ, 46 tuổi. Vào viện sau 3 tuần, mắc
bệnh với các biểu hiện buồn chán, luôn bi quan về cuộc sống, có lúc đã nghĩ đến
cái chết. Kèm theo bệnh nhân mất ngủ, chán ăn và ngại làm việc. Theo bạn, hướng
tới chẩn đoán gì là đúng nhất:
a. Tâm thần phân liệt.
b. Trầm cảm.
c. Tâm căn
suy nhược.
d. Cả 3 chẩn đoán
trên.
II. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG NHỮNG TỪ ( HOẶC CỤM TỪ) THÍCH
HỢP VÀO CÁC CHỖ TRỐNG TRONG CÁC CÂU HỎI SAU:
19. Trầm cảm là một…(a)…gặp ở rất nhiều …(b)…khác
nhau.
20. Trầm cảm nặng là một…(a)…trong lâm sàng tâm thần
học vì…(b)…
21. Thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng…(a)…thường
là sau từ…(b)…ngày.
22. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10 cần có ít nhất là
…(a)…triệu chứng chính và …(b)… triệu chứng phổ biến.
23. Trầm cảm không điển hình thường rất …(a)…được …(b)…bởi
rất nhiều các rối loạn khác
III. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG (Đ) HOẶC SAI (S) CHO CÁC CÂU
HỎI SAU:
24. Giảm khí sắc là triệu chứng thường gặp trong hội
chứng trầm cảm.
25. Cảm xúc bàng quan hay gặp trong hội chứng trầm cảm.
26. Cảm xúc lụi tàn hay gặp trong hội chứng trầm cảm.
27. Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trong nhất
nhiều bệnh lý khác nhau.
28. Trầm cảm là một hội chứng cần được theo dõi và xử
trí kịp thời vì bệnh nhân thường có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại, tự sát.
29. Trầm cảm là một rối loạn ít gặp trong cộng đồng.
30. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần cần được theo
dõi và điều trị gần như suốt đời.