TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ NỘI
DUNG
SUY HÔ HẤP Ở TRẺ TUẦN ĐẦU
SAU ĐẺ
I. Câu hỏi mức độ nhớ lại
2618. Các bệnh sau đây
của người mẹ mắc trong thời kỳ mang thai có liên quan đến suy hô hấp ở trẻ tuần
đầu sau đẻ, ngoại trừ:
A. Đái đường
B. Bệnh nhiễm trùng
C. @ Loét dạ dày - tá tràng
D. Nhiễm độc thai nghén
2619. Trẻ dễ bị suy hô
hấp sau đẻ khi không được thực hiện những việc sau, ngoại trừ:
A. Làm sạch miệng, mũi
B. Lau khô
C. Ủ ấm
D. @ Cân, đo
E. Cho bú sớm.
2620. Chỉ số Silverman
có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Cánh mũi phập phồng.
B. Rút lõm hõm ức.
C. Co kéo liên sườn.
D. Di động ngực bụng.
E. @ Tiếng rít.
2621. Khi nước ối có phân
su và ngay sau sinh trẻ ngạt thì biện pháp đầu tiên quan trọng nhất là:
A. Hút sạch vùng hầu họng
B. @Hút qua ống nội khí quản.
C. Hút miệng trước rồi hút mũi bằng bầu hút.
D. Bóp bóng qua mặt nạ.
2622. Các biện pháp giúp
làm giảm suy hô hấp ở trẻ tuần đầu sau đẻ do nhiễm trùng sơ sinh sớm, ngoại trừ:
A. @Bệnh viện giảm quá tải.
B. Điều trị sớm nhiễm trùng tiết niệu - sinh
dục lúc mẹ mang thai.
C. Hạn chế khám âm đạo ở mẹ có ối vỡ sớm.
D. Tiệt trùng các dụng cụ dùng cho trẻ sơ
sinh.
E. Người mắc bệnh hô hấp, tiêu hoá không chăm
sóc trẻ khi sinh.
2623. Thứ tự các bước hồi
sức ban đầu ở trẻ tuần đầu sau đẻ có suy hô hấp:
A. Làm sạch đường thở, tư thế trẻ, thông khí
B. @Tư thế trẻ, làm sạch đường thở, thông khí
C. Làm sạch đường thở, thông khí, tư thế trẻ
D. Tư thế trẻ, thông khí, làm sạch đường thở
E. Thông khí, tư thế trẻ, làm sạch đường thở
2624. Những dấu hiệu cần
theo dõi để phát hiện suy hô hấp sơ sinh?
A. Màu da
B. Có biểu hiện thở gắng sức
C. Tần số thở
2625. Nguyên tắc chăm sóc
trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ tuần đầu sau đẻ ? ......(Ủ ấm - Sữa mẹ - Vô khuẩn)..................
II. Câu hỏi mức độ hiểu
2626. Các yếu tố tiền sử
trong đẻ của mẹ liên quan suy hô hấp ở trẻ tuần đầu sau đẻ, ngoại trừ:
A. Có sốt
B. Bị thiếu oxy
C. Dùng quá mức thuốc an thần, gây mê
D. Xuất huyết nhiều do bệnh lý nhau
E. @ Băng huyết sau đẻ
2627. Các yếu tố tiền sử
lúc sinh liên quan suy hô hấp ở trẻ tuần đầu sau đẻ, ngoại trừ:
A. Ối vỡ sớm
B. Ối bẩn hôi
C. Ối lẫn phân su
D. @ Nhau lóc muộn
E. Bất thường dây rốn
2628. Các yếu tố tiền sử
lúc sinh liên quan suy hô hấp ở trẻ tuần đầu sau đẻ, ngoại trừ:
A. Ngôi thai bất thường
B. Đa thai
C. Sinh khó
D. Sinh can thiệp
E. @ Kẹp rốn khoảng 30 giây sau sinh
2629. Một trẻ sơ sinh 3
ngày tuổi, vào viện được ghi nhận không phập phồng cánh mũi, rút lõm hõm ức ít, co kéo liên sườn
rõ, thở ngực ít di động, không thở rên cả qua ống nghe. Đánh giá trẻ:
A. Không suy hô hấp.
B. Suy hô hấp nhẹ.
C. @ Suy hô hấp vừa.
D. Suy hô hấp nặng.
2630. Một trẻ sinh thường,
đủ tháng, ở phút đầu tiên sau sinh được ghi nhận da tím, thở không đều, nhịp
tim 110 lần/phút, tay chân co nhẹ, kích thích trẻ nhăn mặt. Đánh giá trẻ:
A. Không ngạt.
B. @Ngạt nhẹ.
C. Ngạt vừa.
D. Ngạt nặng.
2631. Các biện pháp thực
hiện trong đẻ đối với mẹ để phòng suy hô hấp cho trẻ sơ sinh, ngoại trừ:
A. @Luôn luôn cắt tầng sinh môn.
B. Tránh lạm dụng thuốc và truyền dịch.
C. Giúp mẹ thở tốt.
D. Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây đẻ
non.
E. Tránh kẹp rốn muộn.
2632. Đối với suy hô hấp
sơ sinh, oxy được sử dụng khi nào? ...(khi trẻ bắt đầu khó thở, không đợi tím tái; chú ý thực hiện
sau khi đặt tư thế ngửa cổ nhẹ và hút sạch miệng-mũi)
III. Câu hỏi mức độ phân tích, áp dụng
2633. Tình trạng tím
trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Xuất hiện sớm hơn so với trẻ lớn
B. Luôn biểu hiện ở trung tâm
C. @ Thường đa dạng
D. Hay kín đáo
E. Thường thoáng qua
2634. Rối loạn tần số
thở trong suy hô hấp sơ sinh, ngoại trừ:
A. Luôn thở nhanh ≥ 60 lần/phút
B. Luôn thở chậm < 30 lần/phút
C. Thở chậm rồi thở nhanh
D. @Có cơn ngưng thở > 15 giây
E. Nhịp thở dao động 40 – 60 lần/phút
2635. Đặc điểm nào sau đây
là biểu hiện của suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh:
A. Lồng ngực gồ.
B. Nhịp thở không đều.
C. Nhịp thở dao động.
D. @ Những cơn ngưng thở > 15 giây.
E. Thở bụng là chủ yếu.
2636. Trẻ 3 ngày tuổi có
da môi hồng, phập phồng cánh mũi nhẹ, không co kéo gian sườn, không rút lõm hõm
ức, không nghe tiếng rên (cả qua ống nghe), thở ngực bụng cùng chiều, nhịp thở đều
60 lần/phút. Xác định trẻ:
A. Không có dấu gắng sức, không thở nhanh.
B. Có dấu gắng sức, không thở nhanh.
C. Không dấu gắng sức, thở nhanh.
D. @Có dấu gắng sức, thở nhanh.