Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Test hmu : hệ tiết niệu

Niệu đạo ở nam giới trên UIV khi đi tiểu hay trên chụp niệu đạo ngược dòng:
a. Có 2 đoạn.
b. Hình khuyết nhỏ phía sau niệu đạo tiền liệt tuyến là hình ụ núi bình thường.
c. Niệu đạo tiền liệt tuyến giãn to.
d. Niệu đạo màng rất ngắn và hẹp. @
Bốn phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện nay hay được sử dụng nhất trong thăm khám hệ tiết niệu:

a. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, chụp UIV và cộng hưởng từ.
b. Siêu âm, chụp UIV, cộng hưởng từ và chụp CLVT.
c. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, cộng hưởng từ, chụp UIV và chụp CLVT.
d. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, chụp UIV và chụp CLVT. @
Các hình cản quang có thể thấy trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Nang gan, thận không vôi hoá.
b. Sỏi phân, hạch mạc treo không vôi hoá.
c. Vôi hoá tĩnh mạch.
d. Sỏi hệ tiết niệu. @
Sa lồi niệu quản:
a. Trên UIV khi bàng quang đầy thuốc, túi sa lồi đầy thuốc sẽ thấy hình túi và bàng quang bị ngăn cách bởi thành của sa lồi là một đường sáng.
b. Trên UIV khi bệnh nhân đi đái thường thấy túi sa lồi còn lại vẫn đậm thuốc cản quang trong khi bàng quang đã rỗng. @
c. Siêu âm: Hình túi nước tiểu liên tục với niệu quản, thành mỏng lồi vào lòng bàng quang, kích thước luôn cố định.
d. Sa lồi niệu quản là bệnh lý giãn hình túi lồi vào trong lòng bàng quang của đoạn niệu quản thành bàng quang.
e. Trên UIV khi niệu quản và túi sa lồi chưa có thuốc, bàng quang có thuốc: hình khuyết trong lòng bàng quang bờ nham nhỏ không đều.
Nang thận đơn thuần:
a. Chụp UIV: các nang vô mạch không ngấm thuốc cản quang, có dấu hiệu giả u. @
b. Trên siêu âm có hình giảm âm phía sau nang.
c. Trên siêu âm hoàn toàn rỗng âm. @
d. Trên siêu âm có hình tăng âm phía sau nang.
U đường bài xuất (đài-bể thận và niệu quản):
a. Chụp niệu đồ tĩnh mạch: U biểu hiện bởi hình khuyết thành, bờ không đều, có chân rộng bám vào thành đường bài xuất tạo nên góc tiếp xúc với thành niệu quản tù, gây các dấu hiệu bít tắc (giãn trên vị trí u). @
b. U niệu quản rất dễ phát hiện trên siêu âm.
c. Siêu âm thường phát hiện nhờ dấu hiệu gián tiếp là giãn đường bài xuất.
Các nguyên nhân gây nên hội chứng bít tắc tại niệu quản:
a. Nguyên nhân từ ngoài: u trong ổ bụng.
b. Các nguyên nhân từ thành niệu quản: U niệu quản, chít hẹp do viêm, sẹo cũ.
c. Các nguyên nhân trong lòng niệu quản: Các sỏi cản quang và không cản quang, máu cục, mủ. @
Kỹ thuật chụp niệu đồ tĩnh mạch:
a. Không cần chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị trước.
b. Chỉ lưu kim tĩnh mạch để tiêm thuốc cản quang trong một số ít trường hợp.
c. Nên ép trong trường hợp cơn đau quặn thận để làm rõ hình niệu quản.
d. Các phim sau nhằm xem hình thái các đài bể thận và niệu quản nên chụp sau từ phút 5 đến 15, các phim này nên lấy hết từ hai thận đến dưới khớp mu. @
e. Trong trường hợp cần phải ép thì nên ép ngay sau tiêm.
f. Chụp phim thì nhu mô sau khoảng một phút tính từ khi bắt đầu tiêm.
g. Có thể chụp muộn về sau 24 giờ.
Nang thận phức tạp:
a. Có vách, vách dầy. @
b. Nang thành mỏng dịch trong.
c. Có nốt tổ chức mềm ở thành vách nang.
d. Có vôi hoá thành nang, dịch trong nang không trong, có mức dịch (máu, mủ...).
e. Nang thành dầy, bờ không đều.
Sỏi đường tiết niệu trên phim hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị luôn thấy được sỏi <5mm.
b. Có thể không thấy hình sỏi trên phim hệ tiết niệu không chuẩn bị. @
c. Hình ảnh sỏi không phụ thuộc vào bản chất hoá học của sỏi.
Các cấu trúc giải phẫu có thể thấy được trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Bóng đường mật.
b. Bóng hơi dạ dày. @
c. 5 xương sườn cuối.
d. bóng niệu quản
e. Bóng của hai cơ đái chậu. @
f. Bóng thận. @
U mạch-cơ-mỡ thận:
a. Siêu âm: u giảm âm, giới hạn rõ.
b. Chụp CLVT: có giá trị cao do thấy rõ 3 thành phần cấu trúc có tỷ trọng điển hình là phần mềm, mỡ và mạch máu (sau tiêm). @
c. Chứa tế bào mỡ, cơ trơn, và các mạch máu.
d. Siêu âm có giá trị hơn cắt lớp vi tính trong chẩn đoán xác định.
Chống chỉ định chụp niệu đồ tĩnh mạch:
a. Sốt.
b. Suy thận và các nguyên nhân gây vô niệu. @
c. Suy gan, tim mức độ nặng. @
d. U gan.
e. đái nhạt
Các hình cản quang có thể thấy trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Sỏi phân, hạch mạc treo không vôi hoá.
b. Vôi hoá tĩnh mạch.
c. Sỏi hệ tiết niệu. @
d. Nang gan, thận không vôi hoá.
Hình khuyết đài bể thận và niệu quản trên UIV thì bài xuất có thể do:
a. U đường bài xuất. @
b. Mảnh hoại tử gai thận.
c. Các cục máu đông.
d. Sỏi cản quang.
Hội chứng hẹp vị trí nối bể thận niệu quản:
a. Có thể do động mạch thận phụ cung cấp máu cho cực dưới thận. @
b. Niệu quản từ vị trí tiếp giáp bể thận không giãn.
c. Có thể gặp kèm: Trào ngược bàng quang niệu quản, bất thường cả hai bên thận, thận móng ngựa, thận có đường bài xuất đôi có hội chứng hẹp vị trí nối ở thận dưới.
d. Chỉ gây giãn các đài thận, bể thận không giãn.
e. Luôn xảy ra liên tục, không bao giờ gặp trường hợp xảy ra từng đợt.
Các dấu hiệu của chấn thương thận trên siêu âm:
a. Máu tụ dưới bao thận thời kỳ đầu rất đậm âm dần dần giảm âm rồi rỗng âm.
b. Hình đường vỡ: làm mất liên tục đường bờ thận và nhu mô thận, thường là giảm âm. @
c. Hình ảnh ổ đụng dập: thường biểu hiện bởi ổ trống âm.
d. Khối máu tụ trong nhu mô, luôn giảm âm.
Các biện pháp phòng tai biến thuốc thuốc cản quang tĩnh mạch:
a. Khi có tai biến dù nhẹ phải ngừng tiêm và theo dõi liên tục trong khoảng 15 phút.
b. Cần tìm hiểu tiền sử dị ứng của bệnh nhân. @
c. Không được lưu kim cho đến khi xét nghiệm kết thúc.
Biểu hiện của hội chứng bít tắc trên UIV:
a. Tăng bài xuất thuốc cản quang.
b. Chậm bài tiết thuốc cản quang. @
c. Thì nhu mô xuất hiện sớm và mất nhanh.
d. Giãn đường bài xuất trên vị trí tắc. @
Ung thư thận:
a. Có thể có hoại tử.
b. Hiếm khi di căn phổi, cột sống, xương chậu...
c. Vôi hoá trong u là đặc điểm của tổn thương lành tính.
d. Có thể xâm lấn đường bài xuất (hình khuyết đài -bể thận). @
Chụp niệu đồ tĩnh mạch đánh giá:
a. Không đáng giá được các bất thường bẩm sinh của hệ tiết niệu.
b. Chức năng thận. @
c. Chức năng gan, thận.
d. Sỏi hệ tiết niệu.
U tuyến (Adénome):
a. Có thể thấy huyết khối tĩnh mạch thận kèm theo.
b. Có thể có vôi hoá trong u.
c. Các tiêu chuẩn để phân biệt với u tế bào tuyến hay ung thư tế bào tuyến không rõ, ít giá trị, vì vậy khi u to quá 3 cm được coi là u ác tính. @
d. Có hình sẹo xơ trung tâm khối u kém bắt thuốc sau tiêm
U đường bài xuất (đài-bể thận và niệu quản):
a. Siêu âm thường phát hiện nhờ dấu hiệu gián tiếp là giãn đường bài xuất.
b. U niệu quản rất dễ phát hiện trên siêu âm.
c. Chụp niệu đồ tĩnh mạch: U biểu hiện bởi hình khuyết thành, bờ không đều, có chân rộng bám vào thành đường bài xuất tạo nên góc tiếp xúc với thành niệu quản tù, gây các dấu hiệu bít tắc (giãn trên vị trí u). @
Bất thường đường bài xuất với đường bài xuất chẽ đôi hoàn toàn:
a. Đường bài xuất của thận dưới hay có sa lồi niệu quản.
b. Đường bài xuất của thận trên hay có niệu quản hay dài, đổ thấp, lạc chỗ.@
c. Đường bài xuất của thận trên hay có bệnh lý sỏi.
d. Đường bài xuất của thận trên hay có hội chứng hẹp vị trí nối.
e. Đường bài xuất của thận dưới hay có trào ngược bàng quang niệu quản.
Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu:
a. Đối với các bệnh lý của thận, chụp cắt lớp vi tính kém hơn hẳn siêu âm và UIV.
b. Sau tiêm tùy tính chất tổn thương mà có thể chụp thì động mạch, thì nhu mô, thì nhu mô muộn và thì bài xuất.
c. Chụp cắt lớp vi tính có giá trị trong đánh giá tổn thương quanh thận và tổn thương sau phúc mạc khác. @
d. Không nên chụp thì trước tiêm để hạn chế nhiễm xạ cho bệnh nhân.
Lao tiết niệu:
a. Bàng quang: Bé lại, co kéo (dấu hiệu thận đau bàng quang kêu). Đ @
b. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị có thể thấy vôi hoá thận kèm theo vôi hoá tuyến thượng thận và tiền liệt tuyến được gọi là tam chứng lao. Đ
c. Chụp niệu đồ tĩnh mạch ít có giá trị bằng siêu âm. S (UIV rất có giá trị)
d. Tổn thương lao có thể gây hẹp cổ đài thận, có thể gây ứ nước, giãn một đài hay nhiều đài riêng lẻ. Đ
e. Chụp niệu đồ tĩnh mạch có thể thấy hình hang lao trong nhu mô là những hình khuyết của đài thận.
Vai trò các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chấn thương thận:
a. Chẩn đoán xác định và phân độ chấn thương thận. @
b. Siêu âm có giá trị cao nhất trong chẩn đoán chấn thương thận.
c. Cắt lớp vi tính là thăm dò tối ưu trong chấn thương thận.
d. Chỉ có giá trị chẩn đoán xác định
Trên phim UIV:
a. Thành bàng quang bình thường lồi lõm.
b. Hình ảnh bàng quang thay đổi tuỳ tình trạng đầy hay vơi nước tiểu.
c. Khi bàng quang vơi nước tiểu gờ liên niệu quản có thể nhìn thấy dưới dạng một hình ấn sáng nằm ngang. @
Kỹ thuật chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Bệnh nhân chụp dạ dày có Baryte không thể chụp được ngay hệ tiết niệu không chuẩn bị. @
b. Bệnh nhân chụp đại tràng có Baryte có thể chụp được ngay hệ tiết niệu không chuẩn bị.
c. Bệnh nhân phải ăn no trước khi chụp.
d. Bệnh nhân không được dùng thuốc tẩy trước khi chụp.
Niệu quản:
a. Luôn nhìn thấy toàn bộ niệu quản bình thường trên phim UIV không ép.
b. Trên UIV lòng niệu quản luôn thay đổi kích thước do nhu động, đôi khi chỉ nhìn thấy một số đoạn tuỳ từng thời điểm một. @
c. Đoạn chậu cong lồi ra trước và ra ngoài. (-> sau, ngoài)
d. Đoạn bụng lồi ra trước và vào trong. @
Sỏi đường tiết niệu trên siêu âm:
a. Hình đậm âm kèm tăng âm phía sau.
b. Siêu âm có thể đánh giá chức năng thận.
c. Bóng cản của sỏi phụ thuộc nhiều vào sỏi cản quang hay không cản quang.
d. Sỏi bàng quang thay đổi vị trí khi thay đổi tư thế thăm khám.
e. Siêu âm hạn chế khi thăm dò niệu quản đoạn lưng, đoạn cao niệu quản chậu hông.
f. Sỏi trên 3 mm mới tạo được bóng cản. @
g. Hình đậm âm kèm bóng cản phía sau.
Các dấu hiệu của chấn thương thận trên X quang:
a. Bờ cơ thắt lưng rõ nét hơn.
b. Bóng thận nhỏ lại.
c. Chụp niệu đồ tĩnh mạch có thể thấy: thoát thuốc ra ngoài đường bài xuất, thận mất hoàn toàn chức năng (tổn thương mạch cuống thận), các đài bể thận tách các xa nhau. @
d. Mờ 1/2 ổ bụng.
Tư thế chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
a. Nằm nghiêng
b. Nằm @
c. Mọi tư thế đều chụp được
d. Đứng
Chỉ định chụp niệu đồ tĩnh mạch:
a. Các bít tắc do sỏi, không do sỏi (u, chèn ép từ ngoài…). @
b. Không chỉ định trong bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu (viêm thận bể thận, lao tiết niệu...).
c. Chấn thương thận. @
d. Không chỉ định trong bệnh lý u đường bài xuất…
Phân loại chấn thương thận:
a. Theo hiệp hội OISCAAST Mỹ độ IV: Vỡ thận thành nhiều mảnh, rách các cấu trúc rốn thận.
b. Theo Chatelain độ I: đụng dập nhu mô thận (ổ đụng dập), có thể có kèm tụ máu dưới bao thận, hình dáng thận hầu như không thay đổi, bao thận còn nguyên vẹn. đường vỡ chưa thông đài bể thận @
c. Theo Chatelain độ III: Tổn thương cuống thận.
d. Theo Chatelain độ II: đái máu, thoát thuốc ra ngoài hệ thống đường bài xuất.
Bể thận:
a. Luôn nằm ngoài xoang thận.
b. Luôn nằm trong xoang thận.
c. Luôn nằm một trong xoang thận, một phân ngoài xoang thận.
d. Có thể nằm ở một trong ba trường hợp trên. @
Tổng quan về xâm lấn và di căn của các u ác tính thận cần đánh giá:
a. Di căn xa. @
b. Xâm lấn tĩnh mạch: chỉ xâm lấn tới tĩnh mạch thận, không bao giờ tới tĩnh mạch chủ dưới.
c. Xâm lấn trực tiếp.
d. Xâm lấn hệ bạch huyết (hạch): chỉ di căn hạch sau phúc mạc.
Siêu âm hệ tiết niệu:
a. Là phương pháp có thể gây hại, không chỉ định khi bệnh nhân có thai.
b. Phải siêu âm thận cả hướng cắt dọc và ngang trục thận. @
c. Đối với thăm khám bàng quang, tiểu khung nên chọn lúc bàng quang đầy để thăm dò.
d. Khi khám trẻ em cần làm siêu âm bàng quang cuối cùng để nước tiểu căng bàng quang.
Phản ứng dị ứng thuốc mức độ nặng:
a. Phải thông báo cho người bệnh biết những phản ứng mà họ đã mắc phải.
b. Chỉ ảnh hưởng lên hệ tim mạch.
c. Chỉ ảnh hưởng lên hệ hô hấp.
d. Có thể dùng Corticoide và kháng Histamine tới 24 giờ hoặc thậm chí tới 48 giờ sau.
e. Có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. @
Bất thường di chuyển của thận:
a. Phần dính nhau hay gặp ở cực trên, trước cột sống làm hai cực dưới thận xa nhau, hai cực trên xa nhau.
b. Thận móng ngựa thường có một động mạch cấp máu.
c. Thận dính nhau hình móng ngựa (dính nhau bằng nhu mô hay bằng tổ chức xơ).
d. Thận lạc chỗ: Có thể thận trong lồng ngực, thận chậu hông hay hai thận cùng bên, thận giao nhau... @
Niệu quản có 3 chỗ hẹp sinh lý:
a. Ba vị trí hẹp này là vị trí rất hay lưu giữ sỏi niệu quản. @
b. Eo dưới ở vị trí trong thành bàng quang.
c. Eo giữa ở vị trí bắt chéo với động mạch chủ.
d. Eo trên ở vị trí nối với bể thận.
Các dấu hiệu của sỏi đường tiết niệu trên chụp niệu đồ tĩnh mạch:
a. Trên các phim chụp niệu đồ tĩnh mạch, sỏi cản quang sẽ dễ nhìn hơn. @
b. Hình giãn đường bài xuất trên vị trí sỏi. @
c. Sỏi không cản quang là hình khuyết trong lòng đường bài xuất (hình đáy chén). @
d. Dấu hiệu phù nề niêm mạc chỉ có khi còn có sỏi niệu quản (dấu hiệu Vespignani).
Các dấu hiệu của sỏi đường tiết niệu trên chụp niệu đồ tĩnh mạch:
A. Trên các phim chụp niệu đồ tĩnh mạch thì bài xuất, sỏi không cản quang sẽ dễ nhìn hơn @
B. Sỏi không cản quang là hình khuyết trong lòng đường bài xuất (hình lõi táo)
C. Hình nhu mô thận mỏng
D. Dấu hiệu phù nề niêm mạc chỉ có khi còn có sỏi niệu quản (dấu hiệu Vespignani)
Loạn sản thận đa nang thấy ở thận 2 bên (S) (không gặp bất thường này ở 2 bên do tử vong rất sớm)
Viêm thận bể thận mạn nhu mô mỏng ở vị trí đối diện với đài thận (Đ)
Siêu âm và CLVT có thể đánh giá được mạch máu thận (Đ)
Chất cản quang ion hóa do độ thẩm thấu cao hơn máu nên dễ gây tác dụng phụ (Đ)
Siêu âm phát hiện tổn thương nhu mô thận tốt hơn UIV (Đ)
Lao tiết niệu:
A. Vôi hóa thận, vôi hóa tuyến thượng thận, vôi hóa bàng quang gọi là tam chứng lao
B. Hình hang lao trong nhu mô, biểu hiện bởi các hình khuyết của đài thận @
C. Bàng quang: giãn to ( DH thận đau bàng quang kêu)
D. Viêm xơ gây hẹp giãn không đều đường bài xuất trên
Sỏi đường tiết niệu trên siêu âm:
A. Siêu âm có thể đánh giá chức năng thận
B. HÌnh dậm âm kèm tăng âm phía sau
C. Sỏi trên 3 mm mới tạo được bóng cản. Bóng cản của sỏi phụ thuộc nhiều vào sỏi cản quang hay không cản quang
D. Hình đậm âm kèm bóng cản phía sau @
Kỹ thuật nào sau đây chẩn đoán sớm nhất giãn đài thận:
A. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
B. Siêu âm @
C. Chụp cắt lớp vi tính với lớp cắt mỏng (1mm)
D. Chụp niệu đồ tĩnh mạch kết hợp nghiệm pháp lợi tiểu (lasix)
E. Chụp nhuộm trực tiếp thuốc cản quang