Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Test mắt : Thị lực


Thị lực là khả năng của mắt:
A. Nhìn thấy được rõ mọi vật
B. Phân li được hai điểm riêng biệt sát cạnh nhau
C. Phân li được hai vật sát cạnh nhau
D. Phân biệt được chi tiết các vật
E. Phân biệt độ tương phản của các vật

B

Khám thị lực ở người trên 40 tuổi cần đo:
A. Thị lực xa với kính lỗ
B. Thị lực gần với kính lỗ
C. Thị lực xa
D. Thị lực gần
E. Cả thị lực xa và thị lực gần
E

Góc phân li tối thiểu của mắt bình thường là:
A. 5 phút cung
B. 30 giây cung
C. 10 phút cung
D. 1 phút cung
E. 1 giây cung
D

Thị lực gần thường được đo ở cách mắt:
A. 20 – 30 cm
B. 10 – 20 cm
C. 33 – 35 cm
D. 40 – 50 cm
E. 20 – 50 cm
C

Thị lực xa thường được đo ở khoảng cách:
A. 4 mét
B. 3 mét
C. 5 mét
D. 2,5 mét
E. 6 mét
C

Góc phân li tối thiểu 2 phút cung tương ứng với thị lực
A. 1/10
B. 10/10
C. 20/10
D. 5/10
E. 2/10
D

Kính lỗ dùng để
A. Điều chỉnh tật khúc xạ
B. Xác định độ cận thị
C. Phân biệt cận thị với viễn thị
D. Phân biệt tật khúc xạ với bệnh đáy mắt
E. Xác định loạn thị
D

Bệnh nhân không đọc được dòng trên cùng của bảng thị lực, cần:
A. Thử thị lực đếm ngón tay
B. Thử thị lực với khoảng cách xa hơn
C. Thử thị lực với kính lỗ
D. Thử thị lực với khoảng cách gần hơn
E. Đánh giá khả năng nhận biết sáng tối
D

Bệnh nhân đọc được đến dòng thứ 7 (từ trên xuống) của bảng thị lực thử thì ghi kết quả thị lực là:
A. 3/10
B. 7/10
C. 9/10
D. 8/10
E. 2/10
B

Bệnh nhân chỉ đọc được hàng chữ to nhất của bảng thử ở khoảng cách 2,5 mét thì thị lực là
A. 1/20
B. 2,5/50
C. 2,5/10
D. 5/10
E. 1/10
A

Bệnh nhân chỉ đọc được hàng chữ to nhất của bảng thử ở cách 1 mét thì thị lực là:
A. 1/20
B. 1/50
C. 2,5/10
D. 2/50
E. 1/10
B

Nên thử thị lực:
A. Ngay sau khi bệnh nhân vào trong phòng thử
B. Sau khi bệnh nhân đã thích nghi với sáng trong phòng
C. Sau khi đo nhãn áp
D. Sau khi soi đáy mắt
E. Sau khi khám sinh hiển vi
B

Khi thử thị lực, nếu bệnh nhân không đếm được ngón tay, cần thử:
A. Hướng ánh sáng
B. Nhận biết sáng tối
C. Nhận biết sáng tối và hướng ánh sáng
D. Thị lực với kính lỗ
E. Thị lực với kính cầu
C

Thị lực có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố:
A. Độ sáng phòng thử Đ - S
B. Tương phản của chữ thử Đ - S
C. Đường kính đồng tử Đ - S
D. Phản xạ đồng tử Đ - S
E. Tất cả các yếu tố trên Đ - S
D d d s s

Thị lực bình thường của người trẻ có thể là:
A. 10/10 Đ - S
B. 12/10 Đ - S
C. 5/10 Đ - S
D. 20/10 Đ - S
E. Tất cả các khả năng trên Đ - S
D d s d s

Thị lực gần bị giảm, thị lực xa còn bình thường, có thể do:
A. Bệnh đái tháo đường Đ - S
B. Rối loạn điều tiết Đ - S
C. Viêm màng bồ đào Đ - S
D. Tuổi già Đ - S
E. Đục thể thủy tinh Đ - S
s d s d s