Loại vi khuẩn thường gặp
nhất trong viêm tai giữa mủ nhày mạn tính là:
A. Klebsiella
B. Pseudomonas
aeruginosa
C. Streptococus hémolytique
D. E. Coli
B (trực khuẩn mủ xanh)
Khi xuất hiện chóng mặt,
nhức đầu trong viêm tai giữa mạn tính nên nghĩ đến:
A. Hình thành nhọt
B. Gián đoạn xương con
C. Tắc vòi nhĩ
D. Cholesteatoma
D
Loại tổn thương nào quyết
định tính chất nguy hiểm trong viêm tai giữa mủ nhày mạn tính
A. Niêm mạc
B. Xương
C. Tổ chức hạt
D. Polyp
D
Biến chứng nào thường gặp
nhất trong viêm tai giữa mạn tính
A. Liệt dây VII
B. Mạch máu
C. Nội sọ
D. Xuất ngoại
E. Cốt tuỷ viêm
D
Triệu chứng nào có tính
chất quyết định chẩn đoán viêm tai giữa mủ nhày mạn tính
A. Nghe kém
B. Chảy tai
C. Đau tai
D. Lỗ thủng màng nhĩ
D
Loại mủ nào không phù hợp
viêm tai giữa mủ nhày mạn tính
A. Mủ đặc vón cục
B. Mủ vàng
C. Mủ mùi thối khẳm
D. Mủ nhầy như mũi.
C
Loại mủ nào là phù hợp
viêm tai giữa mủ nhày mạn tính
A. Mủ xanh bẩn
B. Mủ trắng đục
C. Mủ không thối
D. Mủ không tan trong
nước
C
Kết quả cận lâm sàng có
giá trị xác chẩn viêm tai giữa mủ nhày mạn tính
A. Thính lực đồ
B. Nhĩ lượng
C. Schuller
D. Cấy vi khuẩn
E. Sinh hoá, tế bào.
B
Đ/S
Hình ảnh trên phim
Schuller thường có viêm tai giữa mủ nhày mạn tính:
1. Mất cấu trúc thông bào
2. Ổ tiêu xương
3. Lắng đọng vôi
4. Tiêu huỷ xương con
Đ S S S
Kể 4 tính chất của lỗ
thủng trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày mạn tính:
- tròn/ bầu dục
- góc 1/4 trước dưới
- nhẵn
- không sát xương
4 tiêu chuẩn chẩn đoán
viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là:
- Mủ nhày như sổ mũi
- Lỗ thủng góc 1/4 trước
gọn nhỏ không sát xương
- Schuller: Giảm thông
bào không có tiêu xương
- thính lực đồ: Điếc dẫn
truyền nhẹ
Một bệnh nhân có tiền sử
chảy mủ tai nhiều, lần này mủ chẩy nhiều, đau tai, sốt rét run cần nghĩ đến.
A. Sốt rét
B. Áp xe não
C. Viêm tĩnh mạch bên
D. Viêm xương đá
C
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày:
A. Được xếp vào nhóm viêm
tai giữa mạn tính nguy hiểm.
B. Được xếp vào nhóm viêm
tai giữa mạn tính không nguy hiểm.
C. Bệnh tích khu trú ở
xương và niêm mạc.
D. Không ảnh hưởng đến
sự phát triển của xương chũm.
B
Bệnh nào dưới đây không
phải là nguyên nhân của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Viêm xoang mạn tính.
B. Viêm Amygdale mạn tính.
C. Viêm V.A. mạn tính.
D. Viêm tuyến nước bọt
mang tai.
D
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày là dạng viêm tai giữa có thời gian chảy mủ tai:
A. Dưới 3 tuần.
B. Từ 3 tuần đến 3 tháng.
C. Trên 3 tuần.
D. Trên 3 tháng.
D
Đặc điểm chảy mủ tai nào
dưới đây điển hình trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Mủ nhày trong hoặc đục,
không thối.
B. Mủ lổn nhổn như bã đậu,
mùi thối khẳm.
C. Mủ xanh hoặc vàng đục,
không thối.
D. Mủ đặc, vón cục, mùi
tanh.
A
Trong viêm tai giữa mạn
tính mủ nhày:
A. Mủ tai chảy từng đợt,
giảm đi trong đợt viêm mũi họng.
B. Mủ tai chảy tăng lên
trong đợt viêm mũi họng.
C. Mủ tai chảy không liên
quan đến đợt viêm mũi họng.
D. Mủ tai chỉ chảy tăng
lên trong những đợt viêm xoang cấp tính.
B
Triệu chứng toàn thân
trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Sốt nóng, rối loạn
tiêu hóa.
B. Sốt nóng, không rối
loạn tiêu hóa.
C. Trẻ sốt, rối loạn tiêu
hóa, quấy khóc.
D. Không có triệu chứng
gì đặc biệt.
D
Triệu chứng cơ năng thường
gặp trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Đau tai dữ dội, liên
tục, đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.
B. Đau tai âm ỉ, liên tục,
đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.
C. Thường xuyên bị những
đợt đau tai dữ dội, đau sâu trong tai, lan lên vùng thái dương.
D. Có thể có những đợt đau
tai âm ỉ, đau sâu trong tai, đôi khi lan lên vùng thái dương.
D
Đặc điểm nghe kém và ù
tai trong viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Nghe kém tăng nhanh,
ù tai tiếng cao liên tục.
B. Nghe kém tăng chậm, ù
tai tiếng trầm từng đợt.
C. Nghe kém tăng nhanh,
ù tai tiếng trầm liên tục.
D. Nghe kém tăng chậm, ù
tai tiếng cao liên tục.
B
Đặc điểm lỗ thủng trong
viêm tai giữa mạn tính mủ nhày:
A. Lỗ thủng nhỏ ở màng
trùng.
B. Lỗ thủng ở màng trùng,
ăn mòn tường thượng nhĩ.
C. Lỗ thủng ở màng căng,
bờ gọn, không sát xương.
D. Lỗ thủng ở màng căng,
bờ nham nhở, sát xương.
C
Đặc điểm thính lực đồ đơn
âm của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày là:
A. Điếc dẫn truyền nhẹ.
B. Điếc hỗn hợp nặng.
C. Điếc tiếp nhận nhẹ.
D. Điếc tiếp nhận nặng.
A
Hình ảnh tổn thương điển
hình của viêm tai giữa mạn tính mủ nhày trên phim Schuller:
A. Xương chũm kém thông
bào, mờ nhẹ; không có hình ảnh ổ tiêu xương bờ hình tròn, trong lòng có những dải
mờ.
B. Xương chũm mờ đậm; có
hình ảnh ổ tiêu xương bờ hình tròn, trong lòng có những dải mờ.
C. Xương chũm kém thông
bào, ổ tiêu xương bờ hình đa vòng, bờ hình tròn, trong lòng có những dải mờ
D. Xương chũm sáng, thông
bào bình thường, không có hình ảnh ổ tiêu xương.
A
Để đạt kết quả tốt cho
phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính mủ nhày cần:
A. Phẫu thuật tai trước
rồi sẽ điều trị nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…).
B. Phẫu thuật tai và điều
trị nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…) cùng một lúc.
C. Điều trị ổn định
nguyên nhân (viêm xoang mạn tính, viêm Amidan mạn tính…) rồi mới phẫu thuật
tai.
D. Phẫu thuật tai thật
tốt là đủ, không cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân.
C
Nguyên nhân thường gặp
gây viêm tai giữa mạn tính mủ nhày ở trẻ nhỏ là:
A. Viêm Amidan mạn tính.
B. Viêm V.A. mạn tính.
C. Do tắm hay để nước lọt
vào tai trẻ.
D. Do dịch nôn chớ chảy
vào ống tai.
B
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày:
A. Chỉ gặp ở trẻ em.
B. Chỉ gặp ở người già.
C. Gặp ở người già và
trẻ em.
D. Gặp ở mọi lứa tuổi.
D
Đ/S
Trong viêm tai giữa mạn
tính mủ nhày:
1. Bệnh tích chỉ khu trú
ở niêm mạc.
2. Niêm mạc sào bào và
các thông bào chũm cũng bị viêm và ảnh hưởng làm ngừng trệ sự phát triển của
xương chũm.
3. Viêm mạn tính ở mũi
họng không có vai trò gì.
4. Lỗ thủng màng nhĩ nằm
ở phần màng trùng.
Đ Đ S S
Đ/S
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày:
1. Không bao giờ gặp ở
thanh niên.
2. Không có triệu chứng
toàn thân.
3. Hay gây những đợt đau
tai và đau nửa đầu dữ dội.
4. Dễ gây biến chứng nội
sọ và biến chứng thần kinh.
S Đ S S
Đ/S
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày
1. là một trong những
nguyên nhân của viêm mũi xoang mạn tính.
2. thường dẫn tới điếc
tiếp nhận.
3. lỗ thủng màng nhĩ nằm
ở phần màng căng, bờ gọn, không sát xương.
4. chảy mủ tai thường tăng
lên khi viêm mũi họng cấp.
S S Đ Đ
Đ/S
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày:
1. không ảnh hưởng tới
sức nghe.
2. soi tai thấy có lỗ
thủng ở màng căng, bờ gọn, không sát xương.
3. cần thận trọng khi sử
dụng thuốc nhỏ tai.
4. chỉ định điều trị phẫu
thuật là bắt buộc.
S Đ Đ S
Trong viêm tai giữa mạn
tính mủ nhày, việc điều trị tại chỗ (làm thuốc tai) nhằm mục đích:
A. Làm săn, khô niêm mạc.
B. Làm sạch mủ và đảm bảo
dẫn lưu.
C. Vừa làm sạch mủ, đảm
bảo dẫn lưu vừa làm săn khô niêm mạc.
D. Nhằm điều trị triệt để
bệnh tích, tránh tái phát.
C
Đ/S
Viêm tai giữa mạn tính
mủ nhày:
1. là tình trạng chảy
tai mủ nhày kéo dài trên 3 tuần.
2. thường dẫn tới điếc
dẫn truyền nhẹ.
3. khi làm thuốc tai nên
dùng oxy già để làm sạch mủ nhày.
4. không được dùng thuốc
nhỏ tai có kháng sinh nhóm Aminosid.
S Đ Đ Đ