Viêm tai xương chũm cấp
là tổn thương ở:
A. Viêm tổ chức xương
xung quanh sào bào
B. Viêm xương con 1 bên
C. Viêm có
cholesteatoma
D. Viêm khu trú thượng
hòm nhĩ.
A
Viêm tai xương chũm cấp
có nguyên nhân từ.
A. Viêm tai giữa mạn tính
B. Viêm tai giữa cấp
C. Viêm tai giữa thanh
dịch
D. Viêm tai dính.
B
Triệu chứng xác chẩn của
viêm tai xương chũm cấp
A. Thủng màng nhĩ
B. Xung huyết màng nhĩ
C. Chảy mủ.
D. Xoá góc sau trên
D
VTXC thể xuất ngoại thái
dương mỏm tiếp thì vành tai bị:
A. Đẩy ra trước
B. Đẩy xuống dưới ra
ngoài
C. Đẩy ra sau
D. Đẩy lên trên.
C
Thể xuất ngoại thường gặp
ở trẻ con.
A. Bezold.
B. Mouret
C. Thái dương mỏm tiếp
D. Sau tai.
D
Hình ảnh tổn thương trên
phim Schuller của VTXC cấp:
A. Mất cấu trúc thông bào.
B. Ổ tiêu xương bờ đa vòng
C. Tăng đậm bờ trước
tĩnh mạch bên.
D. Mờ các thông bào.
D
VTXC xuất ngoại thể
Bezold:
A. Mất rãnh sau tai
B. Sưng nề thái dương mỏm
tiếp
C. Sưng nề phần trên cơ
ức đòn chũm
D. Phồng Amidan
C
thể Bezold = thể mỏm
chũm
Đ/S
Chỉ định điều trị trong
VTXC cấp
A. Làm thuốc tai
B. Chích màng nhĩ
C. Khoét chũm tiệt căn
D. Kháng sinh, giảm đau
S S Đ S
Viêm tai xương chũm cấp
tính là viêm tổ chức niêm mạc sào bào? S (viêm tổ chức xương xung quanh sào bào)
Trẻ suy dinh dưỡng có
nguy cơ VTXC cấp cao hơn những trẻ khác? Đ
Khi viêm, niêm mạc tế bào
chũm rỉ mủ, lớp dưới niêm mạc sinh nụ hạt? Đ
Xương chũm thể đặc ngà
dễ bị viêm cấp hơn? S
Xuất ngoại vùng cảnh -
nhị thân gây áp xe cạnh họng? Đ
viêm tai giữa luôn dẫn đến
VTXC cấp? S
trong VTXC cấp, bệnh tích
thường lan rộng khắp tế bào chũm? Đ
thường thấy hiện tượng
phản ứng xương hình thành lớp dày đặc bao quanh ổ mủ? S (thể viêm mạn tính mới
có lớp xương dày)
Viêm xương chũm được gọi
là cấp tính khi quá trình viêm xương không vượt quá:
A. 1 tuần
B. 1 tháng
C. 2 tháng
D. 3 tháng
D
Nguyên nhân của VTXC cấp
là:
A. Viêm tai giữa.
B. Viêm ống tai ngoài
C. Vi khuẩn độc tính
cao
D. Viêm VA mạn tính.
A
Yếu tố thuận lợi của
VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:
A. Sai lầm về điều trị
B. Viêm ống tai ngoài
C. Vi khuẩn độc tính
cao
D. Thể địa suy yếu
B
Những sai lầm trong điều
trị tạo thuận lợi cho VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:
A. Xì mũi quá mạnh
B. Không chích rạch màng
nhĩ kịp thời
C. Lỗ thủng không dẫn
lưu được mủ
D. Khi rửa tai bơm nước
quá mạnh
A (xì mũi quá mạnh
=> viêm tai giữa)
Niêm mạc tế bào chũm có
đặc điểm gì:
A. Không có tổ chức
lympho, không có tổ chức tuyến
B. Không có tổ chức
lympho, có tổ chức tuyến
C. Có tổ chức lympho,
không có tổ chức tuyến
D. Có tổ chức lympho, có
tổ chức tuyến
A
Cấu tạo xương chũm nào
dễ dẫn đến VTXC cấp hơn:
A. Thể quá thông bào
B. Thể thông bào
C. Thể đặc ngà
D. Tất cả các thể cấu tạo
của xương chũm đều có nguy cơ VTXC cấp như nhau
A
Trong VTXC cấp, đâu là
triệu chứng cơ năng chính:
A. Chảy mủ tai tăng
B. Đau tai tăng
C. Nghe kém tăng
D. Nề đỏ da vùng sau
tai
B
Mủ tai trong VTXC cấp có
đặc điểm gì:
A. Mủ nhày loãng
B. Mủ đặc, có mảnh
xương chết
C. Mủ đặc, mùi thối khẳn
D. Mủ đặc, thối khi có
bội nhiễm
D
Ở VTXC cấp giai đoạn xuất
ngoại, các triệu chứng cơ năng sẽ:
A. Không thay đổi
B. Giảm chút ít
C. Tăng lên
D. Vẫn như trước hoặc có
giảm chút ít.
D
Giai đoạn xuất ngoại hình
thành do quá trình viêm đi theo con đường nào sau đây:
A. Đường kế cận
B. Đường mạch máu
C. Ổ viêm đi theo các
khe hở tự nhiên
D. Ổ viêm đi theo đường
vỡ xương đá với bệnh nhân có tiền sử chấn thương.
A
Các thể xuất ngoại của
VTXC cấp là, NGOẠI TRỪ:
A. Thể sau tai
B. Thể trước tai
C. Thể thái dương mỏm
tiếp
D. Thể xuất ngoại ở cổ
B
trẻ nhỏ hay gặp thể viêm
xương chũm cấp xuất ngoại nào:
A. thể ống tai
B. thể sau tai
C. thể mỏm chũm
D. thể thái dương
D
Thể xuất ngoại nào của
VTXC cấp làm đẩy dồn vành tai về phía trước:
A. Thể sau tai
B. Thể trước tai
C. Thể thái dương mỏm
tiếp
D. Thể xuất ngoại ở cổ
A
Bệnh nhân VTXC cấp khi
chụp phim Shuller cho thấy hình ảnh gì:
A. Mờ một số nhóm thông
bào xương chũm
B. Xương chũm sáng
C. Toàn bộ xương chũm mờ,
các vách thông bào bị ăn mòn hoặc thông với nhau.
D. Xương chũm mờ, trong
có hình ảnh hốc rỗng, bờ đa vòng, lởn vởn mây khói.
C
Chẩn đoán phân loại
VTXC cấp với bệnh gì, NGOẠI TRỪ:
A. Viêm tai giữa cấp mủ
B. Viêm tai xương chũm
mạn tính hồi viêm
C. Viêm hạch sau tai
D. U ống tai ngoài
D
Phương pháp điều trị nào
thích hợp nhất với VTXC cấp đã xuất ngoại:
A. Trích rạch màng nhĩ
phối hợp điều trị nội khoa.
B. Điều trị nội khoa tích
cực
C. Phẫu thuật khoét
chũm kết hợp điều trị nội khoa.
D. Trích rạch ổ xuất
ngoại phối hợp điều trị nội khoa
C