1. THĂM DÒ Ở
CƠ QUAN SINH DỤC THẤP
1.1. Đo pH âm
đạo
-Trong điều kiện bình thường môi trường âm đạo có tính
a-xít, pH âm đạo xung quanh ngày phóng noãn là 4,2, trước và sau hành kinh pH từ
4,8 đến 5,2, trong những ngày hành kinh âm đạo có pH là 5,4. Ở phụ nữ có kinh
nguyệt bình thường nếu pH trên 5,5 phải nghĩ tới viêm âm đạo (có thể do
Trichomonas).
- Người ta có
thể sử dụng giấy quỳ để đo pH âm đạo.
1.2. Xét nghiệm
độ sạch âm đạo:
Để xét nghiệm độ sạch âm đạo người bệnh không thụt rửa
âm đạo, không khám phụ khoa trước khi lấy phiến đồ âm đạo. Cách làm: lấy dịch ở
túi cùng sau âm đạo, phết lên phiến kính, cố định bằng hỗn hợp cồn 90o + ête (tỷ
lệ cồn 50%, ête 50%)
KẾT QUẢ
- Độ 1:
+ Trực khuẩn Doderlein: nhiều
+ Tế bào biểu mô âm đạo: nhiều
+ Các vi khuẩn khác: không có, không có nấm và
Trichomonas
+ Bạch cầu: không có
- Độ 2:
+ Trực khuẩn Doderlein: nhiều
+ Tế bào biểu mô âm đạo: nhiều
+ Các vi khuẩn khác: có ít, không có nấm và
Trichomonas
+ Bạch cầu: có ít
- Độ 3:
+ Trực khuẩn Doderlein: giảm
+ Tế bào biểu mô âm đạo: rất ít
+ Các vi khuẩn khác: rất nhiều, có nấm hoặc
Trichomonas
+ Bạch cầu: rất nhiều hay (+++)
- Độ 4:
+ Trực khuẩn Doderlein: không còn
+ Tế bào biểu mô âm đạo: rất ít
+ Các vi khuẩn khác: rất nhiều, có nấm hoặc
Trichomonas
+ Bạch cầu: rất nhiều hay (+++)
Như vậy độ 3 và độ 4 cho biết mức độ viêm và thiểu năng
Estrogen của âm đạo vừa hay nặng, tuỳ thuộc vào số lượng trực khuẩn Doderlein
nhiều hay ít.
1.2. Phiến đồ
âm đạo tìm tế bào ung thư
Là một thăm dò khá phổ biến, dễ tiến hành. Tế bào âm
đạo giúp phát hiện các thay đổi ở mức độ tế bào theo hướng tiền ung thư hoặc
ung thư.
Tiêu bản được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou và
xếp loại theo danh pháp Bethesda 2001 bao gồm:
- Các thay đổi tế bào biểu mô lát:
+ ASCUS (bất điển hình tế bào lát có ý nghĩa không xác
định)
+ LSIL (tổn thương trong biểu mô lát mức độ thấp)
+ HSIL (thương tổn trong biểu mô lát mức độ cao)
+ Ung thư.
- Các thay đổi tế bào biểu mô trụ:
+ AGUS (bất điển hình tế bào tuyến có ý nghĩa không
xác định)
+ AIS (ung thư trong liên bào biểu mô tuyến)
+ Ung thư.
1.3. Soi cổ tử
cung
- Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị với dung dịch axít
axetic 3% và dung dịch Lugol 3%
- 5%. Soi cổ
tử cung cho phép xác định:
+ Các thương tổn lành tính như: polyp, condyloma, lạc
nội mạc tử cung...
+ Các thương tổn không điển hình như: vết trắng, vết
lát đá, vết chấm đáy, vùng đỏ bất thường.....
+ Ung thư xâm nhiễm.
- Soi cổ tử
cung để định hướng vùng sẽ sinh thiết.
1.4. Sinh thiết
Chỉ định sinh thiết khi có các thương tổn nghi ngờ ở
âm hộ, âm đạo, cổ tử cung như vùng loét trợt, vùng không bắt màu với iod, mảng
trắng... hoặc các tổn thương có biểu hiện ác tính.
1.5. Thăm dò
chất nhầy cổ tử cung
Chất nhầy thường được đánh giá vào giai đoạn trước
phóng noãn (từ ngày 12-14 của chu kỳ 28 ngày) giữa 2 phần đầu của 1 kẹp (pince)
dài. Người ta quan sát số lượng, độ kéo sợi, độ trong và độ đục của chất nhầy.
+ Nhiễm trùng khi chất nhầy đục, soi dưới kính hiển
vi thấy nhiều bạch cầu.
+ Dưới tác dụng của estrogen, chất nhầy nhiều và kéo
sợi; Dưới tác dụng của progesteron thì chất nhầy đặc và vón lại.
2. THĂM DÒ BUỒNG
TỬ CUNG
2.1. Soi buồng
tử cung
Có thể soi buồng tử cung để chẩn đoán hoặc phẫu thuật.
Soi buồng tử cung được chỉ định:
- Xác định
nguyên nhân chảy máu âm đạo như: polyp, u xơ, teo niêm mạc, quá sản nội mạc,
ung thư nội mạc tử cung.
- Đánh giá mức
độ thâm nhiễm của ung thư nội mạc tử cung.
- Xác định vị
trí vách ngăn tử cung để tìm cách phẫu thuật tốt nhất.
- Soi buồng
tử cung giúp xác định vị trí sinh thiết nội mạc tử cung ở vùng nghi ngờ, lấy dụng
cụ tử cung, cắt chỗ dính hay vách ngăn tử cung, cắt u xơ dưới nội mạc.
2.2. Sinh thiết
buồng tử cung
Chỉ định trong các trường hợp bệnh lý liên quan đến
nội mạc tử cung như quá sản nội mạc, polyp nội mạc, rong kinh, rong huyết trong
tiền mãn kinh, vô sinh…
Tuỳ thuộc vào chỉ định. Có thể sinh thiết niêm mạc tử
cung bằng cách nạo niêm mạc, hút bằng bơm hút Karmann hoặc sinh thiết qua nội
soi buồng tử cung.
2.3. Chụp tử
cung - vòi tử cung
Chỉ định chụp tử cung – vòi tử cung trong trường hợp
vô sinh, nghi ngờ dị dạng sinh dục.
Chụp tử cung - vòi tử cung phát hiện được các dị dạng
tử cung do các khối u lấn vào buồng tử cung, dính buồng tử cung hoặc phát hiện
vị trí và mức độ tắc của vòi tử cung nhờ hình ảnh do thuốc cản quang mang lại.
Thuốc cản quang tan trong dầu hoặc tan trong nước thường
được sử dụng để chụp tử cung – vòi tử cung. Thời điểm tốt nhất để chụp là sau sạch
kinh và trước thời điểm phóng noãn.
3. THĂM DÒ
TUYẾN VÚ
- X quang vú:
Người ta chụp phim X quang vú để phát hiện sớm các tổn thương ở vú. X quang vú
có giá trị chẩn đoán trong 80% các trường hợp ung thư vú .
- Siêu âm: Có
thể xác định bản chất một số khối u (hình ảnh âm vang trống của u nang, hình ảnh
giới hạn rõ với echo giàu của u xơ tuyến vú).
- Chọc hút
tế bào bằng kim nhỏ: khi chọc hút tế bào phải đánh giá màu sắc của dịch, nếu dịch
lẫn máu phải nghĩ tới ung thư dạng nang. Kết quả xét nghiệm của chọc hút tế bào
cho phép chẩn đoán chính xác tới 90% các trường hợp.
- Sinh thiết
lõi: Giúp chẩn đoán mô học chính xác trước khi có chỉ định mổ hoặc khi các thăm
dò khác có kết quả nghi ngờ.
4. CÁC THĂM DÒ
KHÁC
4.1. Thăm dò
nội tiết
Định lượng các hormon căn bản được thực hiện vào đầu
chu kỳ kinh (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4), mẫu máu để xét nghiệm phải lấy vào
buổi sáng.
- Prolactin
(PRL): nồng độ bình thường trong máu của Prolactin < 20ng/ml. Khi nồng độ
PRL cao cần làm các xét nghiệm như chụp X quang hoặc chụp cắt lớp hố yên để phát
hiện u tuyến yên.
- FSH và LH: Chỉ định xét nghiệm FSH và LH vào đầu
chu kỳ kinh, nồng độ bình thường trong huyết thanh của FSH 3-8 mUI/ml, của LH:
2-10mUI/ml. Trong chu kỳ kinh, FSH có 2 lần vượt đỉnh tối đa, đó là đầu chu kỳ
và giai đoạn hoàng thể. Do vậy, phải định lượng FSH vào đầu chu kỳ, mới có thể đánh
giá được. LH được tiết rất ít vào giai đoạn noãn nang, bắt đầu tăng lên để đạt được
đỉnh tối đa trước khi phóng noãn sau đó giảm dần.
- Progesteron: nồng độ progestesron rất thấp vào
giai đoạn nang noãn, tăng nhẹ vào lúc trước phóng noãn 1ng/ml (hay 3,18nmol/l),
ở giai đoạn hoàng thể nồng độ > 10 ng/ml (31,80mmol/l).
- Estrogen: nồng độ Estradiol huyết thanh cao vào
giai đoạn nang noãn trưởng thành, đạt mức trên 250 pg/ml.
Nồng độ FSH, LH, Prolactin, Estrogen, Progesteron
trong máu bình thường
Giai đoạn trong chu kỳ
Kết quả
FSH
Nang noãn sớm Đỉnh phóng noãn
Giai đoạn hoàng thể Giai đoạn mãn kinh
02 - 10mIU/ml
10 - 23mIU/ml
1,5 - 9mIU/ml
30- 140mIU/ml
LH
Nang noãn sớm Đỉnh phóng noãn
Giai đoạn hoàng thể Giai đoạn mãn kinh
1,5 - 20mIU/ml
17 - 80mIU/ml
02 - 15mIU/ml
20 - 90mIU/ml
Prolactin (PRL)
02 - 30ng/ml
Estradiol (E2)
Nang noãn Phóng noãn
Giai đoạn hoàng thể Giai đoạn mãn kinh
10 - 175pg/ml
125 - 500pg/ml
60 - 300pg/ml
< 50pg/ml
Progesteron
Ngày 1 - 14 chu kỳ
Ngày 15 - cuối vòng kinh
0,2 - 1,2ng/ml
2,5 - 25ng/ml
4.2. Siêu âm:
Là một phương pháp phổ biến, không thể thiếu trong thăm dò phụ khoa, rất hữu ích
để chẩn đoán và hướng dẫn cho một số thăm dò phụ khoa khác.
Siêu âm qua đường âm đạo cho phép nghiên cứu nội mạc
tử cung, cơ tử cung, buồng trứng và vòi tử cung
4.3. Nội soi ổ
bụng
Nội soi ổ bụng có thể sử dụng để chẩn đoán và phẫu
thuật.
Khi tiến hành nội soi ổ bụng, cần mô tả chi tiết các
kết quả quan sát được:
-
Tử cung - sừng tử cung
-
Vòi tử cung - loa vòi.
-
Buồng trứng và tất cả các mặt của nó
-
Túi cùng tử cung – trực tràng (túi cùng sau - túi cùng Douglas), dây chằng
tử cung - cùng, ổ phúc mạc.
Trắc nghiệm xanh Methylen. Chỉ định
- Tắc vòi
tử cung ở đoạn sừng tử cung, hình ảnh ứ nước vòi tử cung qua phim chụp X quang.
- Đau hố
chậu mãn tính hoặc nghi ngờ lạc nội mạc tử cung.
- Buồng
trứng đa nang.
- Vô sinh
không rõ nguyên nhân.
- Theo dõi
thai ngoài tử cung.