1. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư buồng trứng là loại ung thư thường gặp trong
các bệnh ung thư phụ khoa, tỷ lệ tử vong cao. Ung thư buồng trứng xếp hàng thứ
3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung, là loại ung thư ngày càng tăng, chẩn đoán
sớm hơn nhưng điều trị khó khăn, tiên lượng xấu.
1.1. Yếu tố
thuận lợi
Ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ có mức
sinh hoạt cao và ở những nước công nghiệp. Phụ nữ da trắng có tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn . Nguy cơ tăng ở lứa tuổi sau 40, trung bình là 50 - 59 tuổi.
1.2. Nguyên
nhân
Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy
vậy những yếu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất amian và bột talc
(Hydrous magnesium silicate) là hai hóa chất hay gây ung thư buồng trứng.
2. TRIỆU
CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu
chứng
Triệu chứng hay gặp là đau bụng, bụng lớn, cảm giác
khó chịu, có thể ra máu ở tử cung. Ung thư buồng trứng thường thầm lặng, không
có triệu chứng báo trước nên 70 % bệnh nhân đến khám vì tự sờ thấy khối u ở bụng
hay do đi khám phụ khoa mà phát hiện ra.
- Những
triệu chứng chèn ép liên quan với giai đoạn phát triển ban đầu.
- Triệu
chứng lan rộng vào ổ bụng biểu hiện bằng hiện tượng cổ trướng
- Những
triệu chứng về nội tiết như mất kinh hoặc tăng tiết estrogen.
Một khối u có khuynh hướng ác tính khi khám thấy kích
thước khối u phát triển nhanh, mật độ khối u chắc, di động hạn chế và phát triển
cả hai bên buồng trứng.
- Thăm âm
đạo: Nếu u nhỏ không có gì đặc biệt. Khi khối u to mà đường kính từ 5 cm ở những
phụ nữ 40-60 tuổi. Khám thấy lổ nhổn, nhiều thùy, nhiều nhú, có thể có dịch ổ bụng,
di động hạn chế, có thể phát triển cả hai buồng trứng.
2.2. Các
giai đoạn của ung thƣ buồng trứng:
- Giai đoạn
I: U khu trú ở buồng trứng
Ia: U một bên, vỏ nguyên vẹn, u không lan ra mặt ngoài,
không có cổ trướng Ib: U hai bên, vỏ nguyên vẹn, u không lan ra mặt ngoài, không
có cổ trướng
Ic: U ở giai đoạn Ia hay Ib, lan ra mặt ngoài ở một
hay 2 buồng trứng ( Vỏ bị vỡ, có cổ trướng, tế bào phúc mạc loại IV)
- Giai đoạn
II: U xâm lấn một hay hai bên buồng trứng và xâm lấn đến chậu hông. IIa: Lan tỏa vào tử cung, ống cổ tử cung
IIb: Xâm lấn
đến tổ chức khác của chậu hông
IIc: Xâm lấn
chậu hông tế bào ác tính trong dịch ổ bụng
- Giai đoạn
III: U xâm lấn 1 hay 2 buồng trứng, có di căn ngoài tiểu khung: di căn màng bụng,
di căn hạch.
IIIa: Di căn màng bụng ngoài chậu hông
IIIb: Di căn màng bụng ngoài chậu hông có kích thước
< 2 cm IIIc: Di căn màng bụng ngoài chậu hông có kích thước > 2 cm
- Giai đoạn
IV: Khối u ở 1 hay 2 buồng trứng và có di căn xa
2.3. Cận lâm
sàng
- Tế bào
học âm đạo cổ tử cung: ít có giá trị trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.
- Tế bào
nước cổ trướng: 96 % ung thư giai đoạn muộn có tế bào ung thư rụng, phiến đồ dương
tính. Theo Graham có những trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm, tế bào không rụng
trong tiểu khung do đó có khoảng 34 % âm tính giả. Đây là phương pháp tốt để chẩn
đoán và theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Siêu âm:
Khối u ở 1 hay 2 buồng trứng, có nhiều chồi, nhú, có nhiều hốc, u hỗn hợp, có
thể kèm theo dịch ổ bụng sẽ gợi ý một u ác tính.
- CA
125: Là chất chỉ điểm trong ung thư, đặc biệt khi nồng độ CA 125 trong ung thư
buồng trứng tăng là bệnh tiến triển và khi nồng độ CA 125 giảm là bệnh thoái
triển, thông thường sau phẫu thuật nồng độ CA 125 trở lại bình thường sau 3 tháng
. .
- Alpha
–fetoprotein huyết thanh và beta hCG giúp phân biệt bản chất của khối u
Nếu khối u buồng trứng có kèm theo cổ trướng thì cổ
trướng có giá trị trong tiến triển và tiên lượng bệnh. Cổ trướng là nước vàng
chanh có tiên lượng xấu, nếu nước cổ trướng lẫn máu thì tiên lượng rất xấu, 70
% bệnh nhân chết trong năm đầu.
3. ĐIỀU
TRỊ
Điều trị khối u ác tính buồng trứng vẫn còn được
tranh cãi nhiều vì việc phát hiện bệnh sớm gặp khó khăn, do tính chất giải phẫu
bệnh phức tạp, do tiến triển và tiên lượng khó lường trước.
3.1. Phẫu
thuật
Là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhằm mục đích: đánh
giá toàn bộ khối u, lấy tổ chức gửi giải phẫu bệnh hoặc giúp điều trị hóa liệu
pháp bổ sung. Nếu trường hợp không cắt được toàn bộ khối u thì lấy mẫu sinh thiết,sau
đó điều trị hóa chất cho khối u nhỏ đi để có thể mổ lại lần hai, lần 3. Nếu là
ung thư thì cắt khối u, cắt buồng trứng bên kia, cắt mạc nối lớn, cắt tử cung
hoàn toàn.
3.2. Hóa liệu
pháp
Là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng, có tác dụng
đặc biệt đối với các trường hợp có thương tổn ở nhiều nơi, hoặc ở sâu phẫu thuật
khó khăn hay quang tuyến không tới được.
Hóa liệu pháp có những ưu điểm sau:
- Đa số
bệnh nhân chịu được
- Có thể
điều trị kéo dài
- Có thể
điều trị trong nhiều tình huống khác nhau như tấn công, duy trì. Nhưng hóa liệu
pháp có những nhược điểm sau:
- Tác dụng
thay đổi trên từng bệnh nhân và từng loại ung thư.
- Sau một
thời gian có hiện tượng quen thuốc.
- Độc
cho hệ tạo huyết, gây giảm miễn dịch, do đó trước khi dùng phải kiểm tra chức năng
gan, thận và công thức máu.
- Phải điều
trị kéo dài, nếu ngừng thuốc đột ngột thường nguy hiểm cho bệnh nhân. Có nhiều
loại hóa chất điều trị ung thư buồng trứng, có thể xếp thành các nhóm chính.
+ Nhóm các chất làm hủy hoại ADN có tác dụng trong
toàn bộ chu kỳ sinh sản của tế bào. Ví dụ, Thiotepa, Alkeran, Cyclophopshamid,
Chlorambuclil.
+ Các chất chống chuyển hóa, chống lại sinh sản ADN
bằng cách thay thế một chất khác vào chuỗi tổng hợp. Ví dụ: Fluouracil,
Methotrexate.
+ Các chất chống phân bào, tác dụng chủ yếu trong
giai đoạn phân bào như: Cisplastin, Carboplatin, Đecarbasin.
+ Kháng sinh chống ung thư Actinomyxin D,
Adriamycin, Bleomycin,
Platium
3.3. Quang
tuyến liệu pháp
Là phương pháp điều trị đã có từ lâu. Cơ sở của phương
pháp này dùng tia xạ để hủy diệt các tế bào đang phân chia (nhanh hơn 50 lần so
với các tổ chức bình thường)
Liều dùng 6000 Rad, thời gian 24 - 30 ngày.
4. TIÊN
LƯỢNG VÀ TƯ VẤN
Vì khối u buồng trứng có nguy cơ ngày càng gia tăng,
triệu chứng cơ năng lại rất nghèo nàn, diễn biến lại phức tạp. Chẩn đoán thường
muộn, nên việc điều trị găp nhiều khó khăn.
Vì vậy,việc tư vấn cho bệng nhân có tính chất đặc biệt quan trọng. Công
tác chăm sóc sức khoẻ phải làm tốt ở tuyến cơ sở. Tổ chức khám phụ khoa định kỳ
để phát hiện sớm các khối u buồng trứng ở mọi lứa tuổi. Những khối u buồng trướng
dù nhỏ cũng cần được quản lý, theo dõi chặt chẽ. Nên gửi lên tuyến có đủ điều
kiện để xác định chẩn đoán và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ ác tính để
tránh các hậu quả không tốt xẩy ra cho người bệnh.