1. ĐỊNH
NGHĨA
U nang buồng trứng là những khối u buồng trứng có vỏ
mỏng, bên trong có chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác. Bệnh
thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất từ 30- 45 tuổi. Chẩn đoán tương đối dễ nhưng
triệu chứng và tiến triển phức tạp nên việc điều trị và tiên lượng còn gặp nhiều
khó khăn.
2. PHÂN
LOẠI
2.1. U nang
cơ năng
Là loại u nang không có tổn thương giải phẫu, chỉ tổn
thương về chức năng buồng trứng. Đường kính thường nhỏ hơn 6cm, có loại lớn
nhanh nhưng mất sớm, chỉ tồn tại sau vài chu kỳ kinh nguyệt.
Có ba loại u nang cơ năng:
2.1.1. U nang bọc noãn:
Được sinh ra từ bọc De Graaf không vỡ vào ngày quy định,
tiếp tục tiết estrogen, u thường nhỏ, kích thước thay đổi. Dịch trong nang có màu
vàng, chứa nhiều estrogen.
2.1.2. U nang hoàng tuyến:
Thường gặp ở người chửa trứng, chorio, do tăng hCG.
Có khi gặp ở người đang điều trị vô sinh bằng hormon sinh dục của tuyến yên với
liều cao. Khi khỏi bệnh nang hoàng tuyến sẽ biến mất.
2.1.3. U nang hoàng thể:
Được sinh ra từ hoàng thể. Chỉ gặp trong thời kỳ
thai nghén do chửa nhiều thai, u nang chế tiết nhiều estrogen, progesteron.
2.2. U nang
thực thể
Do tổn thương thực thể giải phẫu buồng trứng. U thường
phát triển chậm nhưng không bao giờ mất. Kích thước u nang thường lớn, có vỏ dày
đa số lành tính.
Có 3 loại u nang thực thể
2.2.1. U nang bì: Thường gặp ở người trẻ, kích thước
nhỏ, cuống dài, trong chứa tuyến bã, răng, tóc, dịch bã đậu là các tổ chức có
nguồn gốc bào thai.
2.2.2. U nang nước: Thường gặp ở người trẻ, u có cuống
dài, vỏ mỏng, thường chỉ 1 túi, trơn, ít dính, có dịch trong hoặc vàng chanh.
2.2.3. U nang nhầy: Là loại u to nhất có khi nặng
40-50 kg. Hay dính các tạng xung quanh, u nang có nhiều túi. Dịch trong nang đặc
hay dịch nhầy , màu vàng nhạt hay nâu.
3. TRIỆU
CHỨNG
3.1. Triệu
chứng cơ năng
- U
nang nhỏ: Triệu chứng nghèo nàn, khối u tiến triển nhiều năm bệnh nhân vẫn hoạt
động bình thường, được phát hiện khi khám sức khoẻ, khám phụ khoa hay siêu âm.
- Trường
hợp u lớn: bệnh nhân cảm giác nặng bụng dưới, có dấu hiệu chèn ép các tạng xung
quanh gây tiểu rắt, bí tiểu, bí đại tiện.
3.2. Triệu
chứng thực thể
- U
nang to, thấy bụng dưới to lên như mang thai, sờ thấy khối u di động, có khi đau.
Khám âm đạo: Tử cung nhỏ, cạnh tử cung có khối tròn đều di động dễ dàng, ranh
giới biệt lập với tử cung.
- Trường
hợp u nang dính hay u nang trong dây chằng rộng thì di động hạn chế có khi mắc
kẹt trong tiểu khung. Chú ý khi khám không nên đè mạnh hay đẩy lên có thể gây vỡ
nang.
3.3. Cận lâm
sàng
- Phản ứng
tìm hCG âm tính
- Siêu âm
thấy ranh giới khối u rõ
- Soi ổ
bụng chỉ làm khi khối u nhỏ, nghi ngờ với chửa ngoài tử cung
- Chụp
bụng không chuẩn bị nếu là u nang bì sẽ thấy cản quang.
- Chụp
tử cung - vòi tử cung với thuốc cản quang thấy tử cung lệnh một bên, vòi tử
cung bên khối u kéo dài ôm lấy khối u.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán
xác định
Dựa vào dấu hiệu thực thể và một số xét nghiệm cận lâm
sàng
4.2. Chẩn đoán
phân biệt
- Có
thai:Tiền sử tắt kinh, tử cung to, mềm, hCG (+)
- Ứ dịch
vòi tử cung: có tiền sử viêm nhiễm, thường viêm 2 bên
- Chửa
ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang: Chậm kinh, rong huyết, có khối cạnh tử
cung đau
- U xơ
tử cung có cuống: Chụp tử cung cản quang thấy hai vòi tử cung bình thường
- Cổ chướng:
Gõ đục toàn bụng, khám khối u không rõ
- Lách
to: có tiền sử sốt rét hay các bệnh về máu, khối u ở cao.
- Thận đa
nang, u mạc treo: Khối u cao, chạm cực dưới khó khăn
- Bàng
quang đầy nước tiểu: Cần thông tiểu trước khi khám.
Nói chung các trường hợp khó, cần khám kỹ, kết hợp lâm
sàng, siêu âm, hội chẩn với ngoại khoa để xác định thêm.
5. BIẾN
CHỨNG
5.1. Xoắn u
nang
Là biến chứng hay gặp nhất. Các khối u có đường kính
trung bình (từ 8-15cm), cuống dài hay bị xoắn. Có 2 hình thức xoắn:
5.1.1. Xoắn cấp tính:
Bệnh cảnh xẩy ra đột ngột, đau bụng dữ dội, có thể
ngất xỉu, mạch, huyết áp ổn định có thể nôn. buồn nôn, ấn. khôí u đau.
Khi khám ấn vào khối u rất đau, di động hạn chế.
5.1.2. Xoắn bán cấp:
Đau từ từ âm ỉ, khi thay đổi tư thế thì giảm hoặc hết
đau, do tự tháo xoắn, nhưng thỉnh thoảng lại tái phát.
5.2. Chảy máu
trong nang
Là hậu quả của xoắn. Cơ chế như buộc ga-rô lỏng, máu
ứ không trở về được gây vỡ mạch, nang to dần lên.
5.3. Vỡ u
nang
Do xoắn nang không được điều trị kịp thời, do sang
chấn, thăm khám không nhẹ nhàng hay do tai nạn. Hậu quả là chảy máu ổ bụng cấp
tính
5.4. Viêm
nhiễm
U nang dính với các tạng xung quanh gây ra viêm phúc
mạc khu trú
5.5. Chèn ép
U nang có thể chèn ép các tạng lân cận gây bán tắc
ruột, đại, tiểu tiện khó.
5.6. Ung thƣ
hoá
Ung thư có thể xẩy ra ở cả 3 loại u nang thực thể,
nhưng u nang nước thường gặp nhất: Bệnh nhân gầy, u to nhanh, nhiều thuỳ xâm lấn
các tạng xung quanh.
5.7. U nang
và thai nghén
U nang có thể gây sẩy thai, đẻ non, u tiền đạo, ngôi
bất thường, xoắn u nang sau đẻ.
6. ĐIỀU
TRỊ
6.1. U nang
cơ năng
Cần theo dõi định kỳ, chỉ phẫu thuật khi biến chứng
6.2. U nang
thực thể
Phẫu thuật là chủ yếu, tốt nhất nên mổ chương trình
Trong trường hợp u lành tính, u ở 2 buồng
trứng, bệnh nhân trẻ nên bóc u nang để lại phần lành. Khi mổ tốt nhất nên lấy cả
khối, nếu u mắc kẹt hay quá to thì hút bớt dịch nên chèn gạc tốt để hạn chế dịch
chảy vào ổ bụng.
Khối u dính nên cẩn thận vì có thể gây tổn thương các
tạng xung quanh Khi phẫu thuật u nang buồng trứng xoắn phải cặp, cắt trước khi
tháo xoắn. Các khối u đều phải gửi làm giải phẫu bệnh để xác định lành hay ác tính.
Trường hợp u ác tính phải cắt tử cung hoàn toàn, cắt
bỏ phần phụ bên kia, cắt một phần mạc nối lớn và tiếp tục điều trị hoá chất.