NỘI DUNG
1. Sự hình thành phát triển của răng
Quá trình mọc răng gồm 5 giai đoạn,
mầm răng sữa được hình thành từ thời kỳ bào thai, mầm răng vĩnh viễn được hình
thành từ sau khi đẻ.
Giai đoạn 1: Cơ quan tạo men bắt đầu
hoạt động và hình thành thân răng.
Giai đoạn 2: Hình thành chân răng,
chân răng dài dần và đẩy thêm răng lên cao.
Giai đoạn 3: Là hiện tượng mọc răng
trên lâm sàng, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi
Giai đoạn 4: Răng tiến tới chạm với
răng ở hàm đối diện hình thành khớp cắn (khớp nhai).
Giai đoạn 5: Là giai đoạn bù lại
chiều cao bị mòn trong quá trình ăn nhai.
Quá trình mọc răng là sự kết hợp
của nhiều yếu tố:
- Sự
di chuyển của thân răng.
- Sự
phát triển của xương hàm
- Sự
phát triển của tổ chức vùng quanh răng. Quá trình mọc răng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố:
- Sự
thay đổi của sinh lý và nội tiết.
- Yếu
tố dinh dưỡng
- Sinh
tố và các chất khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.
Sự di chuyển của răng chủ yếu
theo trục, đồng thời có sự xoay và di chuyển ngang.
Số lượng, công thức, ký hiệu răng
2.1. Số lượng
Người ta mọc răng 2 lần trong đời,
đầu tiên là răng sữa, sau đó là răng vĩnh viễn.
Hàm răng sữa có 20 răng, mỗi cung
hàm có 5 răng là các răng I, II, III, IV, V.
Hàm răng vĩnh viễn có từ 28 đến
32 răng, mỗi cung hàm có từ 7 đến 8 răng là các răng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Ký hiệu :
Có 2 cách ký hiệu
Cách l: Dùng móc vuông để biểu thị
cho 4 cung răng.
Hai hàm trên và dưới được chia đôi
bởi đường giữa thành 4 khu.
Trên
phải
|
Trên
trái
|
|||||
Dưới
phải
|
Dưới
trái
|
|||||
Răng sữa: Biểu thị bằng số La Mã
|
||||||
V, IV,
III, II, I
|
I, II,
III, IV, V
|
|||||
V, IV,
III, II, I
|
I, II,
III, IV, V
|
|||||
Răng vĩnh viễn: Biểu thị bằng
số Ả rập
|
|||||||||
8, 7,
6, 5, 4, 3, 2, 1
|
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
|
||||||||
8, 7,
6, 5, 4, 3, 2, 1
|
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
|
||||||||
Cách 2: Dùng số kép để biểu thị cho 4 cung răng.
|
|||||||||
Răng vĩnh viễn:
|
|||||||||
18, 17,
16, 15, 14, 13, 12, 11
|
21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
|
||||||||
48, 47,
46, 45, 44, 43, 42, 41
|
31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38
|
||||||||
Răng sữa:
|
|||||||||
55, 54,
53, 52, 51
|
61, 62, 63, 64, 65
|
||||||||
85, 84,
83, 82, 81
|
71, 72, 73, 74, 75
|
||||||||
Ví dụ: Răng sữa:
Hàm trên
bên phải: 51, 52, 53, 54, 55
Hàm trên
bên trái: 61, 62, 63, 64, 65
Hàm dưới
bên trái: 71, 72, 73, 74, 75
Hàm dưới
bên phải: 81, 82, 83, 84, 85
Răng vĩnh
viễn:
Hàm trên
bên phải: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Hàm trên
bên trái: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Hàm dưới
bên trái: 31, 32, 33. 34. 35. 36, 37, 38
Hàm dưới
bên phải: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48
3. Giải phẫu
Hình thể ngoài của răng
Gồm 4 phần:
Thân răng: Là phần nhô khỏi cung
hàm, có 5 mặt: mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong, mặt gần và mặt xa. Mặt nhai: đặc
trưng bởi các núm hình ngọn đồi, đối với răng cửa gọi là rìa cắn. Mặt ngoài: là
mặt tiếp xúc với môi má. Mặt trong: là mặt tiếp xúc với lưỡi. Mặt gần: là mặt
tiếp xúc với răng ở phía trước. Mặt xa: là mặt tiếp xúc với răng ở phía sau.
Cổ răng: Là phần chuyển tiếp giữa
thân răng và chân răng.
Chân răng: Là phần nằm trong ổ răng
của xương hàm, các răng có số lượng chân khác nhau.
Cuống răng: Là phần tận cùng của
chân răng, ở đó có một lỗ rất nhỏ để cho mạch máu thần kinh đi vào tuỷ răng.
Hình thể trong của răng
Gồm 2 phần: Buồng tuỷ và ống tuỷ.
Từ các lỗ cuống răng của các chân răng, ống tuỷ chạy dọc lên đến thân răng thì
phình to ra tạo thành buồng tuỷ. Trong buồng tuỷ và ống tuỷ có chứa tuỷ buồng và
tuỷ chân.
Tổ chức học của răng
Răng được cấu tạo bởi 4 thành phần:
Men răng
Men răng là tổ chức cứng nhất cơ
thể, bao bọc toàn bộ ngà thân răng, dầy nhất ở núm, mỏng và tận hết ở cổ răng.
Bề mặt men răng nhẵn bóng trong suất.
Dưới kính hiển vi điện tử men răng
gồm các trụ men, sắp xếp theo hướng, vuông góc với đường ranh giới men ngà. Các
trụ men có hình lăng trụ, hình lục giác sắp xếp sát nhau và được liên kết bởi
những sợi hữu cơ.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 96%, chủ yếu là
Hydroxyl apatid Cal0(PO4)6(OH)2
Hữu cơ: chiếm 1%.
Muối và nước: chiếm 3 %.
Ngà răng
Là thành phần chính trong tổ chức
cứng của răng, có cả ở thân và chân răng. Ngà được tạo nên bởi các ống ngà chạy
từ tuỷ tới đường ranh giới men ngà. Trong mỗi ống ngà có các dây Tome đi qua.
Ngoài ống ngà có các màng Neumann bao bọc, giữa các ống ngà là tổ chức hữu cơ,
chủ yếu là dây hồ dây keo ngấm vôi.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 70%.
Hữu cơ: chiếm 17 %.
Muối và nước: chiếm 13 %.
Xương răng
Là tổ chức xương đặc biệt không có
mạch máu. Xương được nuôi dưỡng bằng con đường thẩm thấu.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 46%.
Hữu cơ: chiếm 22%.
Muối và nước: chiếm 32%.
Tuỷ răng
Là tổ chức liên kết nằm trong hốc
buồng tủy và ống tuỷ. Gồm 2 phần: Vùng ngoại vi chủ yếu là các tế bào tạo ngà.
Vùng trung tâm là mô liên kết lỏng lẻo chứa mạch máu, thần kinh, bạch mạch.
Chức năng sinh lý tuỷ:
-
Tạo ngà.
-
Đảm bảo cảm giác men ngà.
-
Chống đỡ bảo vệ tuỷ trong trường hợp bị viêm nhiễm.
-
Dinh dưỡng.
5. Tuổi mọc răng
Chia làm 3 thời kỳ: Răng sữa mọc
khi trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi.
Răng vĩnh viễn mọc khi trẻ từ 6
-12 tuổi.
Răng khôn mọc từ 18 tuổi trở lên.
6, Những rối loạn về thời gian mọc răng
Mọc sớm
Trẻ đẻ ra đã có răng, rất hiếm gặp.
Nếu gặp thì đứa trẻ đó thường khoẻ mạnh.
Răng mọc lên chắc bình thường.
Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết.
Xử trí: Nếu không ảnh hưởng tới
việc cho bú thì không phải xử từ gì.
Nếu răng mọc sớm làm cản trở việc
cho bú thì phải nhổ răng.
Răng mọc non
Mầm răng bị đẩy ra khỏi xương hàm
khi chưa đến tuổi mọc răng.
Xử trí: Lấy mầm răng.
Răng mọc muộn
Thường gặp ở trẻ > 12 tháng tuổi
nhưng chưa thấy mọc.
Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết,
thiếu dinh dưỡng.
7.Tai biến do mọc răng
Tai biến do mọc răng sữa
Triệu chứng:
Toàn thân: Trẻ sốt, ho, rối loạn
tiêu hoá, viêm phế quản.
Tại chỗ: Trẻ tăng tiết dịch nước
bọt, đỏ má, chạm mặt, viêm loét lợi miệng.
Những triệu chứng này thường lặp đi,
lặp lại sau mỗi lần mọc răng.
Xử trí: Vệ sinh răng miệng. Chăm
sóc - dinh dưỡng tốt. Điều trị các triệu chứng toàn thân nếu có. Theo dõi, đề
phòng các biến chứng do bội nhiễm.
Tai biến do mọc răng vĩnh viễn
Thường gặp ở răng khôn hàm dưới.
Nguyên nhân: - Do khoảng sau hàm
hẹp.
- Răng mọc thường hay lệch trục, sai vị trí.
- Là răng mọc muộn, thời gian mọc kéo dài.
Vì vậy trong quá trình mọc thân răng
không được bộc lộ hoàn toàn, ổ quanh răng trũng dẫn đến dễ gây ứ đọng và gây viêm
nhiễm.
Triệu chứng: Răng khôn hàm dưới gây
biến chứng trước tiên là bệnh viêm quanh thân răng. Triệu chứng cơ năng: Bệnh
nhân thường ngứa, đau vùng răng đang mọc, đau tăng dần, há miệng hạn chế, có
thể khó nuốt. Toàn thân: Bệnh nhân sốt, có hạch phản ứng vùng hàm mặt. Tại chỗ: Sưng
nề lợi nơi răng khôn đang mọc, có thể nhìn thấy một phần của thân răng hoặc
không, có thể có in dấu răng ở hàm đối diện, có mủ ở túi lợi quanh răng.
Tiến triển: Bệnh nhân khỏi hoàn
toàn nếu được điều trị kịp thời và giải phóng phần lợi trùm với điều kiện răng
mọc thẳng trục, đủ chỗ. Bệnh khỏi tạm thời, thỉnh thoảng tái phát nếu được điều
trị kịp thời nhưng răng không thể mọc lên được do lệch trục hoặc thiếu chỗ. Bệnh
không khỏi và gây các biến chứng khác: viêm tấy các tổ chức phần mềm quanh xương
hàm (cơ cắn, cơ mút hàm, thành bên họng)...
Xử trí: Dùng kháng sinh, giảm đau.
Vệ sinh răng miệng. Chụp X quang răng. Kết hợp Xquang và lâm sàng để có chỉ định
điều trị bảo tồn hay nhổ răng.
Lệch lạc hệ thống răng
Khớp cắn trung tâm
Là khớp cắn khi hai hàm răng cắn
lại với nhau, lồi cầu ở vào vị trí sâu nhất và xa nhất của ổ khớp, cơ nhai ở tư
thế trùng tối đa, hàm dưới lùi về phía sau hết mức, ở tư thế này nếu hàm răng
không lệch lạc thì tất cả các răng trên và răng dưới đều chạm nhau, các răng hàm
trên trùm lên răng hàm dưới đố diện (trừ trường hợp bệnh nhân có khớp cắn ngược
hay khớp cắn đối đầu).
Những lệch lạc
Lệch lạc về số lượng răng
- Thiếu răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh
viễn. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh. Trên lâm sàng bệnh nhân
nếu thiếu răng ít thì khuôn mặt không bị ảnh hưởng, nếu bệnh nhân thiếu răng
nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng tới khuôn mặt.
- Thừa răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh
viễn. Nguyên nhân thường do yếu tố di truyền. Trên lâm sàng hay gặp thừa giữa 2
răng cửa hoặc sau răng
Lệch lạc về khối lượng và
hình thể răng
Răng có kích thước to hơn bình thường
hoặc răng kích thước nhỏ hoặc răng có hình thể đặc biệt.
Bất thường về cấu trúc
Răng có cấu trúc bất thường, đây
là hình thức thiểu sản hoặc kèm ngấm canxi trong qua trình hình thành và phát
triển răng.
Lệch lạc về vị trí răng
Răng mọc ngoài cung hàm; Răng
xoay quanh trục đứng; Răng mọc chen chúc; Răng mọc đổi chỗ; Răng mọc lạc xa (răng
nằm trong xoang hàm hoặc ngành lên xương hàm dưới); Răng ngầm (thường thấy ở hàm
dưới nhiều hơn hàm trên, hay gặp răng khôn hàm dưới và răng nanh hàm trên).
Điều trị lệch lạc răng
Tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng và phương
tiện kỹ thuật mà có thể nhổ bớt răng nếu thiếu chỗ hoặc thừa răng, nắn chỉnh hàm
để đảm bảo thẩm mỹ và đưa hàm răng về vị trí khớp cắn trung tâm. Tuổi thích hợp
cho nắn chỉnh hàm là sau khi răng đã mọc xong hàm răng vĩnh viễn cho đến 25 tuổi.