Sâu răng là một quá trình
bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, làm mất vôi và tan rã tổ chức cứng của răng
(men, ngà, xương răng) tiến tới hình thành một lỗ sâu.
Khởi đầu sâu răng không
đau, khi lỗ sâu phát triển sâu và rộng phá huỷ nhiều tổ chức men và ngà, thì ăn
các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt đều bị đau, nhưng hết đau khi hết các kích
thích. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ lan tới tuỷ răng và
quanh cuống răng...
Những biến chứng của sâu
răng là viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng làm cho ăn uống khó khăn, ngủ cũng
không yên giấc vì các đợt đau tự nhiên. Biến chứng của sâu răng còn có thể gây
viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tuỷ hàm, đôi khi viêm lan rộng gây nhiễm
khuẩn huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong trong những biến chứng
nặng này. Mặt khác, nhiễm khuẩn ở quanh cuống răng có thể gây rối loạn ở xa, ở
khớp xương, ở tim, ở thận hoặc duy trì và làm nặng thêm bệnh đã có ở các nơi đó
Bệnh sâu răng có thể mắc
rất sớm và theo đuổi suốt cả cuộc đời
Trẻ chưa mọc đủ răng sữa
đã sâu răng sữa. Trẻ chưa thay hết răng sữa thành răng vĩnh viễn đã sâu răng vĩnh
viễn.
Các
yếu tố gây sâu răng
Đường: Hiện nay có 1 số
đường ít gây sâu răng.
Vi khuẩn: Streptococcus
mutans
Răng: Phụ thuộc hình thái
(Morphology), dinh dưỡng, các chất vi lượng (fluor), độ cacbonat .v.v...
Tổn
thương giải phẫu bệnh và phân loại sâu răng
Sâu
men: Tổn thương sớm nhất bắt đầu từ bề mặt men gồm 4 lớp
Lớp 1 : Men đổi màu trắng(white
spot lesion)
Lớp 2 : Thương tổn chính
huỷ khoáng
Lớp 3: Vùng đen
Lớp 4: Vùng trong suốt
Sâu
ngà: Khi tổn thương qua men, đến ngà có các mức độ sau:
Sâu bề mặt: Tổn thương
vừa qua khỏi men tới ngà
Sâu ngà nông: Tổn thương
trung bình
Sâu ngà sâu: Tổn thương
tới gần tuỷ răng
Các tổn thương của sâu
răng trước hết làm mất mô cứng của răng và phần mô bị mất này không hồi phục được,
tiếp đến mở đường cho vi khuẩn theo ông ngà xâm nhập vào tuỷ răng gây viêm tuỷ
răng. Tổn thương tuỷ sẽ dẫn đến hoại tử tuỷ, từ đó tổn thương lan ra vùng quanh
cuống răng làm lung lay răng rồi mất răng.
Lâm
sàng
Cơ
năng
Ê buốt khi kích thích nóng,
lạnh, hết kích thích hết ê buốt.
Thực
thể
Khám răng thấy lỗ sâu có
thể gặp ở bất cứ mặt nào của răng. Khi thăm bằng thám châm có cảm giác thám châm
chạm vào ngà mềm. Những lỗ sâu ở chỗ tiếp giáp 2 răng hoặc mặt khuất thì chụp
XQ răng sẽ thấy chỗ tiêu can xi (sáng)
Chẩn
đoán
Chẩn
đoán phân biệt
Sún răng: Tổn thương
lan rộng, chỉ gặp ở răng cửa và răng nanh hàm trên và chỉ gặp ở răng sữa.
Lõm hình chêm: Gặp ở mặt
ngoài cổ răng, hình cái chêm, 2 mặt nhẵn bóng.
Nhiễm độc Fluor: Có những
đốm nâu ở men răng.
Thiểu sản: Men lồi lõm
hoặc thiếu men. Gặp ở nhiều răng và ở các răng đối xứng (cùng tuổi mọc).
Viêm tuỷ răng: Có cơn đau
tự nhiên.
Chẩn
đoán xác định
Phát hiện lỗ sâu chưa
thấu tuỷ, chỉ ê buốt khi kích thích hết kích thích hết ê buốt.
Trên phim X. quang phát
hiện vùng tiêu can xi (áp dụng đối với lỗ sâu ở chỗ khuất).
Điều trị
Mục đích
Chấm dứt sự phát triển
của sâu răng.
Phục hồi hình thể răng
và phục hồi sức nhai.
Nguyên
tắc
Bảo tồn tới mức tối đa
tổ chức răng
Không làm tổn thương tuỷ
.
Phương
pháp
Tạo lỗ hàn theo Black
(1908) hoặc không
Sát trùng bằng thuốc sát
trùng nhẹ
Hàn (trám) bằng các chất
hàn thích hợp.
Phòng
bệnh sâu răng
Dựa vào các hiểu biết về
căn nguyên sâu răng, người ta tiến hành dự phòng theo 3 hướng:
Dự
phòng theo hướng vi khuẩn
Vaccin sâu răng đã được
nghiên cứu và điều chế từ vi khuẩn Streptococcus mutans chết, để dùng trên động
vật thí nghiệm (chuột). Người ta thấy chuột giảm sâu răng xuống 60%. Vaccin này
kích thích hình thành các Immunoglobulin A nước bọt (IgA) có khả năng ức chế các
enzym glucosyltransferaza, do đó ức chế sự hình thành dextran và mảng bám răng.
IgA ngăn cản 90 - 99% các vi khuẩn bám vào men răng, nhờ đó làm giảm tỷ lệ sâu
răng. Tuy vậy vaccin còn gây những phản ứng chéo với các tổ chức tim, thận, cơ
ung của chuột, hơn nữa vi khuẩn sâu răng ở người phức tạp hơn ở chuột. Đó là những
trở ngại cần giải quyết.
Trong khi chờ có một
vaccin an toàn được sử dụng, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh
răng miệng rộng rãi trong cộng đồng với các nội dung:
Chải răng: Chú ý kiểu dáng
và chất lượng bàn chải, chất lượng kem đánh răng, thời điểm chải răng, đặc biệt
là phương pháp và kỹ thuật chải răng đúng.
Xúc miệng bằng nước thường,
hoặc bằng nước sát khuẩn chlohexidine.
Làm sạch răng bằng tăm
và chỉ tơ nha khoa.
Dự phòng theo hướng giảm ăn đường
Giảm ăn đường hoặc ăn đường
xong phải xúc miệng.
Thực hiện: Không ăn đồ
ngọt giữa các bữa ăn. Không ăn món ngọt về đêm.
Không dùng món ngọt làm
món tráng miệng sau cùng.
Tìm cách thay thế các
loại đường gây sâu răng bằng đường không sâu răng.
Dự
phòng sâu răng bằng cách làm tăng sức đề kháng của men răng
Tác dụng của Fluor:
Fluor là nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt nhất cho men răng. Men răng hình thành
trong điều kiện dinh dưỡng đủ Fluor sẽ là Fluoro Apatit, chất này làm cho men răng
bền vững hơn và không bị huỷ khoáng trong môi trường acid.
Fluor còn có tác dựng ức
chế các enzym cho nên có tác dụng chống lại sự hình thành mảng bám răng, đồng
thời chống lại sự hình thành acid gây sâu răng từ các chất đường.
Fluor có thể làm tăng
nhanh tốc độ tái khoáng hoá men răng.
Nồng độ thích hợp và độc
tính Fluor: Trong nước uống, fluor có tác dụng phòng sâu răng là 1mg/l. Nồng độ
5 mặn trở lên có thể gây nhiễm độc men răng (đốm nâu ở men răng). Nồng độ 8mg/l
trở lên có thể gây tổn thương các khớp xương và xơ cứng xương. Nồng đồ 50mg/l có
thể gây tổn thương tuyến giáp. Nồng độ trên 125mg/l có thể gây tổn thương thận.
Uống 2,5- 5g Fluor 1 lần có thể gây tử vong.
Phân bố Fluor: Fluor có
trong đất, nước, không khí, thực phẩm nhưng không đồng đều giữa các vùng. Đất càng
sâu càng có nhiều Fluor. Nước biển có nhiều Fluor hơn nước sông. Chè, ngũ cốc có
Fluor khá cao. Thịt rau quả cũng có Fluor nhưng không đồng đều: Khoai sọ, khoai
lang nhiều Fluor; thịt gà thịt bò Fluor nhiều hơn các loại thịt khác; cá có da
có Fluor; chúng và sữa có ít Fluor hành tỏi, rau muống có nhiều Fluor; trái cây
ít Fluor.
Sử dụng Fluor để phòng
sâu răng: Sau khi điều tra nắm được vùng miền nào thiếu Fluor (nồng độ dưới 0,7
màu), cần áp dụng 1 trong các biện pháp sau đây hoặc đồng thời nhiều biện pháp:
- Fluor hoá nước máy thành phố, khu dân cư
với nồng độ 0,8 - 1 mg/l.
- Cho Fluor vào bánh kẹo, bơ, sữa, muối ăn.
- Cho Fluor vào kem đánh răng với nồng độ
0,1 - 0,15% , nước xúc miệng NaF với nồng độ 0,2%.
- Viên Fluor Vitamin 0,25 - 1 mg/l
Do men răng được hình
thành và ngấm vôi trong bào thai và những năm đầu của trẻ, vì vậy sử dụng Fluor
làm tăng sức đề kháng của răng, nên dùng từ lúc bà mẹ mang thai và tuổi học
sinh tiểu học, bằng việc tổ chức Nha khoa học đường, hướng dẫn vệ sinh răng miệng,
kèm theo xúc miệng dung dịch NaF 0,2%. Người lớn sử dụng Fluor có tác dụng duy
trì cho mô răng chắc hoặc làm cho mô răng chắc thêm.