Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Test bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS


bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS

# Phác đồ điều trị bệnh lao thất bại, tái phát ở người nhiễm HIV/AIDS do chương trình chống lao Việt Nam qui định là:
A. 2 RHZE/6 HE
B. 2 SRHZE/1 RHZE/5 R3H3E3
C. 2 SRHZE/6 HE
D. 2 SRHZE/6 R3H3E3
B

# Tư vấn cho người bệnh lao nhiễm HIV/AIDS trong điều trị là:
A. Làm cho họ buồn rầu, mặc cảm
B. Phê phán các hành vi của họ
C. Cung cấp các thông tin về lao/HIV- AIDS
D. Thuyết phục họ tuân thủ các nguyên tắc điều trị

D
# Hiệp hội chống lao thế giới và Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo:
A. Việc điều trị không nên thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mắc lao
B. Sử dụng từ 2 đến 5 thuốc giống người không nhiễm HIV
C. Chỉ định dùng Strreptomycin và Thiacetazon trong phác đồ
B

# HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống đỡ lại sự phát triển của vi khuẩn lao, làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ lao nhiễm sang lao bệnh.

# Phản ứng da với Tuberculin ở người bị lao có nhiễm HIV dương tính với tỷ lệ thấp. Có thể chấp nhận phản ứng (+) khi kích thước của cục phản ứng 5mm. Khi ở giai đoạn AIDS phản ứng hoàn toàn âm tính.

# Theo tổ chức y tế thế giới (1997), đáp ứng điều trị bệnh lao ở những người HIV(+)/AIDS giống người không nhiễm HIV nhưng tuỳ thuộc giai đoạn nhiễm HIV và mức độ của tổn thương lao.

# Vacxin BCG là một vacxin sống, nếu tiêm cho trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ lan tràn toàn thân. Tuy nhiên theo khuyến cáo của WHO và chương trình chống lao Việt Nam: khi trẻ nhiễm HIV còn khoẻ mạnh vẫn tiêm BCG vacxin để phòng bệnh.

* So với người không nhiễm HIV, người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp:
A. 1 đến 9 lần
B. 31 đến 40 lần
C. 10 đến 30 lần
D. 41 đến 50 lần
C

* HIV nhân lên nhanh hơn do vi khuẩn lao phá huỷ tổ chức giải phóng ra:
A. TNF alpha
B. TNF beta
C. IL 4
D. IL 6
A

* Ở giai đoạn sớm của nhiễm HIV người bị bệnh lao có các triệu chứng:
A. Không giống người không nhiễm HIV
B. Giống người không nhiễm HIV
C. Lẫn lộn với các triệu chứng của các bệnh cơ hội khác
D. Giống người nhiễm khuẩn khác
B

* nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người nhiẽm HIV hay gặp do:
a. M.tuberculosis
b. M.bovis
c. M.avium
d. Mycobacterium không điển hình
a

* Ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV người bị bệnh lao có các triệu chứng:
A. Không giống người không nhiễm HIV
B. Giống người không nhiễm HIV
C. Lẫn lộn với các triệu chứng của các bệnh cơ hội khác
D. Giống người nhiễm khuẩn khác
C

* theo định nghĩa về AIDS của tổ chức y tế thế giới, nếu nhiễm HIV (+) mà mắc bệnh lao cơ quan nào thì đó là AIDS:
a. lao phổi, lao màng phổi
b. lao màng phổi, lao màng bụng
c. lao màng não, lao kê
d. lao bất kỳ cơ quan nào
d

* nguyên nhân hay gặp nhất gây chết ở bệnh nhân HIV:
a. bệnh lao
b. nấm phổi
c. Toxoplasma
d. viêm phổi
a

* Người nhiễm HIV khi mắc bệnh lao thì thể lao chiếm tỷ lệ nhiều nhất là:
A. Lao màng phổi
B. Lao hạch ngoại biên
C. Lao phổi
D. Lao xương khớp
C

* Người mắc lao phổi nhiễm HIV thường kết hợp trước tiên với:
A. Lao màng phổi
B. Lao hạch khí phế quản
C. Lao màng tim
D. Lao màng bụng
A

* triệu chứng lâm sàng của lao phổi đồng nhiễm HIV hay gặp nhất là:
a. ho ra máu
b. sốt kéo dài (2-4 tuần)
c. ho kéo dài
d. viêm hạch
b

* Người nhiễm HIV bị lao hạch thường có đặc điểm:
A. Viêm nhóm hạch cổ
B. Viêm nhóm hạch thượng đòn
C. Viêm nhóm hạch bẹn
D. Viêm hạch toàn thân (nhiều nhóm hạch)
D

* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV tổn thương x quang hay gặp ở:
a. thùy trên
b. thùy giữa
c. thùy dưới
d. thùy giữa và dưới
d

* dạng tổn thương x quang hay gặp ở bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV là:
a. tổn thương hang
b. thâm nhiễm đỉnh và dưới đòn
c. u lao
d. thâm nhiễm, nốt, ít tạo hang
d

* biểu hiện tiêu hóa hay gặp nhất ở bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV là:
a. tiêu chảy
b. đau thực quản
c. nuốt khó
d. cả a, b, c
a

* Người nhiễm HIV bị lao kê thì:
A. Cấy máu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ thấp
B. Cấy máu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ cao
C. Cấy nước tiểu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ cao
D. Cấy đờm trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ thấp
B

* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV giai đoạn muộn thường có biểu hiện:
a. thường xét nghiệm đờm AFB (+)
b. thường xét nghiệm đờm AFB (-)
c. tổn thương x quang thường thâm nhiễm không hang
d. thường xét nghiệm đờm AFB (-) và tổn thương thâm nhiễm không hang
d

* Phác đồ điều trị bệnh lao phổi mới phát hiện ở người nhiễm HIV/AIDS do chương trình chống lao Việt Nam qui định là:
A. 2 RHZE/6HE
B. 2 SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
C. 2 SRHZE/6HE
D. 2 SRHZE/6R3H3E3
A

* Việc điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV/AIDS cần:
A. Tuỳ theo ý thích của người bệnh .
B. Tư vấn cho người bệnh và người thân trong gia đình
C. Kiểm soát chặt chẽ
D. Buông lỏng kiểm soát
B

* Thuốc được đề nghị để phòng bệnh lao người nhiễm HIV là:
A. Streptomycin
B. Ethambuton
C. Isoniazid
D. Pyrazinamid
C

* Để tránh phơi nhiễm khi chăm sóc người bệnh cần nhất tránh tiếp xúc với:
A. Đờm
B. Nước tiểu
C. Mồ hôi
D. Máu
D

* nguyên nhân gây bệnh lao có thể gặp ở bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV/AIDS:
a. vi khuẩn lao người
b. vi khuẩn lao bò
c. vi khuẩn lao chim
d. mycobacteria không điển hình
a, b, c, d

* ảnh hưởng của nhiễm HIV và bệnh lao:
a. nhiễm HIV làm tăng nguy cơ nhiễm lao và mắc bệnh lao
b. nhiễm HIV làm tăng các thể lao kháng thuốc
c. nhiễm HIV làm tăng tử vong vì bệnh lao
d. nhiễm HIV làm cho bệnh lao trở nên nặng
a, b, c, d

* ảnh hưởng của bệnh lao đối với nhiễm HIV:
a. bệnh lao chuyển nhiễm HIV thành AIDS
b. bệnh lao là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV
c. bệnh lao là nhiễm khuẩn cơ hội duy nhất trong các nhiễm khuẩn chính có thể lây truyền qua đường hô hấp
d. điều trị lao tốt cho người nhiễm HIV mắc lao có thể kéo dài thêm cuộc sống của những người này.
b, c, d

* triệu chứng lâm sàng hay gặp ở người lao phổi đồng nhiễm HIV/AIDS:
a. ho ra máu
b. gầy sút cân
c. tiêu chảy
d.viêm hạch
b, c, d

* điều trị lao đồng nhiễm HIV thuốc thường hay dùng là:
a. streptomycin
b. isoniazid
c. pyrazinamid
d. thiacetazon
b, c

* người nhiễm HIV khi TCD4 < 200 tế bào/mm3 thì hay gặp:
A. Lao mắt
B. Lao màng não
C. Lao da
D. U lao ở não
E. Áp xe lạnh thành ngực
B, D, E

* streptomycin ít dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.
A. đúng
B. sai
A

* isoniazid ít dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.
A. đúng
B. sai
A

* thiacetazon hay dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.
A. đúng
B. sai
B

* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV tổn thương x quang phổi hay gặp tạo hang.
A. đúng
B. sai
B


* nhiễm HIV làm cho bệnh lao dễ phát sinh trực khuẩn kháng thuốc.
A. đúng
B. sai
A

* HIV làm cho các tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao tăng lên gấp nhiều lần so với người bình thường.
A. đúng
B. sai
A

* nhiễm HIV làm cho triệu chứng bệnh lao rầm rộ.
A. đúng
B. sai
B

* nhiễm HIV làm cho việc sử dụng streptomycin trở nên nguy hiểm do khả năng tăng lây truyền khi dùng thuốc.
A. đúng
B. sai
A

* nhiễm HIV làm cho vi khuẩn lao nội sinh tăng khả năng hoạt động có thể phát triển cao hơn nhiều lần so với trường hợp HIV âm tính.
A. đúng
B. sai
A

* điều trị lao ở bệnh nhân có đồng nhiễm HIV tỉ lệ thất bại cao.
A. đúng
B. sai
A

* bệnh nhân nam 30 tuổi, tiền sử tiêm chích ma túy 10 năm, vào viện vì ho, sốt, bệnh diễn biến 15 ngày với biểu hiện ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm đục, không ho máu. Sốt thất thường 38-39 oC, thường hay sốt về chiều và tối, không khó thở, không đau ngực, ăn uống kém, gầy sút 4kg/tháng, chưa điều trị gì.
+ hướng điều trị tiếp theo của bệnh nhân:
a. cotrimoxazol
b. thuốc lao RHZE
c. kháng sinh cefotaxim
d. ARV
a
+ nếu sau điều trị cotrimoxazol 7 ngày bệnh nhân vẫn còn sốt thất thường 38-39 oC, mệt, ho đờm, CTM bạch cầu 13 G/L, X quang phổi không thay đổi, xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp âm tính. Chân đoán nào phù hợp:
a. viêm phổi PCP/ HIV (+)
b. lao phổi AFB (-)/ HIV (+)
c. viêm phế quản/ HIV (+)
d. lao phổi AFB (+)/ HIV (+)
b