Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Test bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.       Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là :
A.Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này hồi phục không hoàn toàn.
B.Một bệnh biểu hiện bởi sự tăng đáp ứng viêm bất thường phế quản do các hạt độc hay khí.
C.Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí sự giới hạn này hồi phục không hoàn toàn và bởi sự tăng đáp ứng viêm bất thường phế quản do các hạt  độc hay khí.
D.Một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này hồi phục hoàn toàn.
E.Một bệnh biểu hiện sự tắc nghẽn phế quản hoàn toàn.

2.       Theo TCYTTG năm 1990, trong các bệnh nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng vào hàng thứ :
A.      10
B.      12
C.      9
D.      8
E.      7
3.       Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, số lượng yếu tố nguy cơ ký chủ là :
A.      2
B.      3
C.      4
D.      5
E.      6
4.       Tỉ lệ người hút thuốc lá gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là khoảng : 
A. 30%
B. 20%
C. 35%
D.10%
E. 40%
5.       Số lượng hút thuốc lá gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là khoảng:
A.      15 gói/năm
B.      10 gói/năm
C.      22 gói/năm
D.      9 gói/năm
E.      12 gói/năm
6.       Tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do thuốc lá là khoảng : 
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 90%
E. 95%
7.       Số lượng yếu tố tiếp xúc gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là :
A.      2
B.      3
C.      4
D.      5
E.      6
8.       Cơ chế sinh bệnh quan trọng nhất gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là :
A.      Viêm
B.      Viêm và các yếu tố nguy cơ
C.      Stress oxy hoá
D.      Mất quân bình proteinase và antiproteinase
E.      Giảm thanh thải nhầy – lông
9.       Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sự hồi phục của giới hạn lưu lượng khí là do :
A.      Hiện tượng tái cấu trúc
B.      Hiện tượng tái cấu trúc và xơ hoá đường thở
C.      Hiện tượng tái cấu trúc, xơ hoá đường thở và hẹp đường thở nhỏ
D.      Hiện tượng xơ hoá đường thở và hẹp đường thở nhỏ
E.      Hiện tượng tái cấu trúc và hẹp đường thở nhỏ
10.     Ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sự mất quân bình thông khí/tưới máu chủ yếu là do :
A.      Tổn thương đường thở ngoại vi
B.      Tổn thương đường thở ngoại vi và khí phế thủng
C.      Khí phế thủng
D.      Khí phế thủng và nhiễm khuẩn phế quản-phổi
E.      Nhiễm khuẩn phế quản-phổi
11.     Các triệu chứng lâm sàng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm :
A.      Ho, khạc đàm
B.      Ho, khạc đàm và khó thở
C.      Khạc đàm và khó thở
D.      Ho ra máu, khạc đàm và khó thở
E.      Đau ngực, khạc đàm và khó thở
12.     Tiêu chuẩn vàng để chẩn đán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là :
A.      FEV1/FVC giảm
B.      PEF giảm
C.      FEV1 giảm
D.      FEF 25 – 75% giảm
E.      FVC giảm
13.     Thông số hô hấp có độ nhạy cao để xác định sớm sự giới hạn lưu lượng khí trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là :
A.      FEV1/FVC
B.      FVC
C.      FEV1
D.      PEF
E.      RV
14.     Trong tét phục hồi phế quản, thuốc được sử dụng ưu tiên là :
A.      Corticosteroid khí dung
B.      Đồng vận bêta 2 khí dung
C.      Corticosteroid uống
D.      Đồng vận bêta 2 uống
E.      Đồng vận bêta 2 tiêm
15.     Tét phục hồi phế quản được dùng để phân biệt:
A.      Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
B.      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy tim
C.      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và giãn phế quản
D.      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm tiểu phế quản cấp
E.      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phế quản cấp
16.     Theo GOLD 2005, phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm :
A.      4 giai đoạn
B.      3 giai đoạn
C.      6 giai đoạn
D.      5 giai đoạn
E.      7 giai đoạn
17.     Triệu chứng sau đây gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV :
A.      FEV1/FVC < 70%
B.      FEV1 < 30%
C.      FEV1 < 50%
D.      Suy hô hấp mạn
E.      Cả 4 đều đúng
18.     Các triệu chứng chính của đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:
A.      Gia tăng khó thở, gia tăng lượng đàm
B.      Gia tăng khó thở, gia tăng lượng đàm, đàm mũ
C.      Gia tăng khó thở, gia tăng lượng đàm, đặc phổi
D.      Gia tăng khó thở, đàm mũ, đặc phổi
E.      Gia tăng khó thở, đàm mũ, viêm họng
19.     Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thường thường PEF khoảng:
A.      90L/phút
B.      150L/phút
C.      170L/phút
D.      200L/phút
E.      120L/phút
20.     19. Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thường thường FEV1 khoảng:
A.      0,9L
B.      1,2L
C.      1,3L
D.      1,4L
E.      1,5L
21.     Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng có suy hô hấp cấp, thường thường PaO2 khoảng:
A.      65mmHg
B.      70mmHg
C.      55mmHg
D.      60mmHg
E.      75mmHg
22.     . Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng có suy hô hấp cấp, thường thường SaO2 khoảng:
A. 91%
B. 88%
C. 92%
D. 93%
E. 94%
23.     Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuốc giãn phế quản được sử dụng tốt nhất là:
A.      Đồng vận bêta 2 khí dung máy
B.      Đồng vận bêta 2 + Kháng cholinergic khí dung máy
C.      Đồng vận bêta 2 uống
D.      Đồng vận bêta 2 tiêm
E.      Aminophyllin tiêm tĩnh mạch
24.     Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn ính giai đoạn ổn định, thuốc điều trị dự phòng là:
A.      Đồng vận bêta 2 tác dụng dài + corticosteroid khí dung định liều
B.      Fenoterol khí dung định liều
C.      Salbutamol khí dung định lièu
D.      Terbutalin khí dung định liều
E.      Corticosteroid khí dung định liều
25.     Thuốc chống oxy hoá để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định là:
A.      Ambroxol
B.      N.Acetylcystein
C.      Eprazinon
D.      Terpin
E.      Cả 4 đều đúng
26.     Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn ính giai đoạn ổn định, thời gian sử dụng liệu pháp oxy liên tục trong 24 giờ là :
A.      12 giờ
B.      15 giờ
C.      13 giờ
D.      17 giờ
E.      10 giờ
27.     Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chỉ định thở oxy khi :
A.      PaO2 = 50mmHg
B.      SaO2 = 85%
C.      SaO2 = 89% + tăng áp phổi
D.      PaO2 = 55mmHg + phù ngoại biên
E.      Cả 4 đều đúng
28.     Trong đợt cấp bênh phổi tắc nghẽn mạn tính, corticosteroid được sử dụng là :
A.      Methylprednisolone uống
B.      Methylprednisolone tiêm sau đó prednison uống
C.      Dexamethasone tiêm
D.      Budenoside khí dung
E.      Fluticasone khí dung
29.     Mục iêu đầu tiên của oxy liệu pháp là làm gia tăng PaO2 tối thiểu lúc nghĩ là:
A.      57mmHg
B.      58mmHg
C.      59mmHg
D.      60mmHg
E.      56mmHg
30.     Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị quan trọng nhất là:
A.      Thuốc giãn phế quản
B.      Corticosteroid khí dung
C.      Tiêm phòng vaccin
D.      Tránh các yếu tố nguy cơ
E.      Tập luyện