Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Test viêm mũi xoang


Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh viêm xoang là:
A. Viêm nhiễm ở vùng mũi họng.
B. Chấn thương.
C. Dị ứng.
D. Yếu tố cơ học.
E. Bệnh lý niêm dịch mũi xoang.
A

Triệu chứng có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp mủ là:

A. Sốt cao, thể trạng nhiễm trùng rõ.
B. Đau nhức sọ mắt tương ứng vùng xoang viêm.
C. Chảy mũi mủ, xỉ ra mủ đặc trưng.
D. Ngạt tắc mũi hai bên.
E. Mủ đặc hay tiết dịch đọng ở khe giữa.
C

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm xoang sau mạn tính mủ là:
A. Đau nhức vùng mặt.
B. Mủ đọng ở khe giữa 2 bên.
C. Cuốn giữa 2 bên thoái hoá giống polyp.
D. Mủ bám ở khe trên, vòm mũi họng.
D

Biện pháp chẩn đoán xác định viêm xoang hàm mạn tính mủ là:
A. Soi mũi trước và sau.
B. Soi bóng mờ.
C. Chọc dò xoang hàm có mủ.
D. Chụp phim Blondeau.
E. Chụp phim Hirtz.
C

Vị trí polyp mũi thường gặp trong viêm xoang trước mạn tính là:
A. Khe dưới.
B. Khe giữa.
C. Sàn mũi.
D. Vách ngăn.
E. Cửa mũi sau.
B

Chụp phim Blondeau có giá trị nhất bổ sung cho chẩn đoán viêm xoang:
A. Xoang hàm.
B. Xoang sàng trước.
C. Xoang sàng sau.
D. Xoang bướm.
A

Biện pháp điều trị đúng nhất viêm xoang trước cấp tính mủ là:
A. Kháng sinh, nhỏ mũi, khí dung.
B. Chọc rửa xoang.
C. Phương pháp đổi thể Proetz.
D. Phẫu thuật.
A

Vị trí chọc dò xoang hàm là:
A. Khe giữa.
B. Khe dưới.
C. Hố nanh.
D. Khe trên.
B

Điều trị viêm đa xoang mạn tính polyp mũi hai bên.
A. Kháng sinh toàn thân.
B. Khí dung mũi, nhỏ mũi.
C. Phẫu thuật xoang, cắt polyp.
D. Cắt polype đơn thuần.
E. Chọc rửa xoang
C

Biện pháp điều trị với viêm xoang sau mạn tính là:
A. Khí dung mũi xoang.
B. Xông hơi.
C. Chọc rửa xoang.
D. Phương pháp đổi thể Proetz.
E. Kháng sinh toàn thân.
D Phương pháp Proetz là đưa thuốc dạng lỏng vào xoang bằng cách hút không khí trong xoang qua đường mũi.

Vị trí mủ đọng có giá trị chẩn đoán viêm xoang trán là:
A. Khe trên.
B. Khe giữa.
C. Khe dưới.
D. Cửa mũi sau.
E. Sàn mũi.
B

Biện pháp điều trị viêm xoang hàm cấp không đúng:
A. Kháng sinh toàn thân.
B. Rỏ mũi và xông hơi.
C. Rỏ mũi và khí dung.
D. Chọc rửa xoang hàm
D

Vị trí chọc dò xoang hàm là:
A. Khe trên.
B. Khe giữa.
C. Khe dưới.
D. Sàn mũi.
B

Biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu là do:
A. Viêm xoang trán cấp tính.
B. Viêm xoang hàm mạn tính.
C. Viêm xoang sàng sau mạn tính.
D. Viêm xoang sàng trước mạn tính.
C

Dấu hiệu lâm sàng có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm xoang trước là:
A. Ngạt tắc mũi 2 bên.
B. Chảy mũi 2 bên.
C. Đau nhức sọ mặt tương ứng vùng xoang viêm.
D. Tổn thương ở khe giữa.
E. Tổn thương ở khe trên.
D

Biện pháp chủ yếu nhất trong chẩn đoán xác định viêm xoang là:
A. Dựa vào lâm sàng.
B. Dựa vào XQ.
C. Dựa vào nội soi.
D. Dựa vào chọc dò xoang.
A

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm xoang là:
A. Dùng kháng sinh liều cao.
B. Dẫn lưu và thông khí xoang tốt.
C. Mổ xoang lấy hết bệnh tích.
D. Chọc rửa xoang và bơm kháng sinh.
B

Điều trị viêm đa xoang mạn tính, polyp mũi 2 bên.
A. Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài.
B. Mổ cắt polyp đơn thuần.
C. Mổ xoang và cắt polyp.
D. Chọc rửa xoang.
E. Dùng kháng sinh và coticoid
C

Đ/S
Viêm xoang là một bệnh:
A. Rất thường gặp ở Việt Nam, chiếm tỉ lệ 2-5% dân số.
B. Hay gặp khi thời tiết thay đổi.
C. Không liên quan đến bụi và hoá chất độc hai.
D. Liên quan nhiều với yếu tố nghề nghiệp.
E. Hay gặp vào mùa hè hơn mùa đông.
Đ Đ S Đ S

Đ/S
Chọc dò xoang hàm:
A. Là biện pháp có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang hàm cấp.
B. Là biện pháp quyết định trong chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính.
C. Là biện pháp có giá trị trong điều trị viêm xoang hàm mạn tính mủ.
D. Nếu không có mủ là không có viêm xoang.
E. Nếu có mủ là có viêm xoang.
S Đ Đ Đ Đ

Đ/S
Viêm xoang thường gặp ở:
A. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị viêm xoang sàng.
B. Trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm xoang hàm.
C. Trẻ dưới 8 tuổi hay bị viêm xoang trán.
D. Trẻ không bị viêm xoang dị ứng.
E. Trẻ dưới 10 tuổi có thể bị viêm xoang sau.
Đ (xoang sàng bị viêm sớm nhất, có thể ngay từ lúc mới sinh)
Đ (3 – 4 tuổi thì hình thành xoang hàm => xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4-5 tuổi)
S (7 – 8 tuổi thì hình thành xoang trán và xoang bướm)
S
Đ

Đ/S
Biện pháp chính chẩn đoán viêm xoang là:
A. Chụp phim là biện pháp chủ yếu nhất trong chẩn đoán viêm xoang.
B. Chụp phim Blondeau để chẩn đoán viêm xoang sau.
C. Chụp phim Hirtz để chẩn đoán viêm xoang trán và xoang hàm.
D. Nội soi mũi xoang là biện pháp rất có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang.
E. Soi bóng mờ giúp cho chẩn đoán chính xác bệnh viêm xoang.
S S S Đ Đ

3 triệu chứng cơ năng chính của viêm xoang hàm cấp là:
- đau nhức vùng mặt
- chảy mũi
- ngạt tắc mũi

4 triệu chứng cơ năng có thể gặp trong viêm xoang mạn tính là:
- chảy mũi
- ngạt tắc mũi
- rối loạn về ngửi
- nhức đầu

5 biến chứng mắt có thể gặp do viêm xoang:
- viêm kết mạc
- viêm bờ mi
- viêm túi lệ
- viêm tấy hoặc áp xe ổ mắt
- viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu

Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính:
Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi thường xuyên, chảy mũi đặc hôi ra cửa mũi trước hoặc cửa mũi sau.
Triệu chứng thực thể: dich mủ ứ đọng ở ngách  mũi giữa, cửa mũi sau, hoặc  niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, thoái hoá dạng polyp.
Soi bóng mờ.
Chọc xoang hàm.
X-quang: tư thế Blondeau, Hirtz và C.T.Scan

Bệnh nhân nam 50 tuổi, từ ba năm nay chảy mũi hai bên từng đợt, lúc đầu mủ nhầy, sau mủ đặc trắng, mùi tanh. Ngạt tắc mũi hai bên tăng dần, thỉnh thoảng có đau nhức vùng sống mũi và hai bên trán.
Khám: niêm mạc khe giữa hai bên thoái hoá thành polyp che kín khe giữa, khe giữa có mủ đặc trắng, cuốn giữa hai bên thoái hoá nhạt màu, cuốn dưới hai bên phì đại nhưng đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.
1. Chẩn đoán đúng nhất:
A. Viêm mũi mạn tính hai bên.
B. Viêm đa xoang mạn tính, polyp mũi hai bên.
C. U hốc mũi.
D. Ung thư sàng hàm.
2. biện pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Rỏ mũi và kháng sinh.
B. Chọc rửa xoang hàm hai bên.
C. Cắt polyp đơn thuần.
D. Mổ xoang và cắt polyp mũi.
1B 2D

Bệnh nhân nam 14 tuổi, cách lúc vào viện 10 ngày, sáng ngủ dậy thấy người mệt mỏi, mắt trái nhìn mờ, mờ mắt tăng nhanh, không đau nhức mắt, bệnh nhân đến khám mắt thấy:
- Thị lực mắt phải 10/10, mắt trái 4/10, thị trường thu hẹp vùng thái dương bên trái. Sau 10 ngày điều trị nội khoa thị lực mắt trái chỉ còn 1/10.
- Soi đáy mắt: bình thường, không phát hiện tổn thương gì khác về mắt.
- Hỏi kỹ bệnh nhân không bị chảy mũi, không ngẹt tắc mũi, không nhức đầu. Đôi khi có cảm giác khịt khạc ít dịch nhầy xuống họng. Soi mũi trước: bình thường. Soi mũi sau: vòm sạch, cửa mũi sau bình thường.
- Chụp phim:
+ Blondeau: bình thường.
+ Hirtz: xoang sàng sau bên trai mờ nhẹ.
1. Nêu lên chẩn đoán cần nghĩ tới đầu tiên:
2. biện pháp điều trị thích hợp:
A. Kháng sinh toàn thân và coticoid.
B. Phương pháp Proetz.
C. Khí dung mũi họng.
D. Mổ nội soi mũi xoang, mở xoang sàng sau.
1. viêm xoang sàng biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
2. D

Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám vì đau nhức vùng má trái. Bệnh nhân bị bệnh ba ngày nay. Hỏi bệnh được biết: ngoài đau nhức vùng má trái, bệnh nhân còn bị ngạt tắc mũi trái, xì ra mủ đặc xanh bên trái. Khám bệnh: vùng hố nanh bên trái nề đỏ, ấn có phản ứng đau rõ. Hốc mũi trái có mủ xanh, đặc, mùi thối từ khe giữa chảy xuống sâu mũi, cuốn dưới nề. Hốc mũi phải bình thường.
1. Khoanh tròn quanh chữ cái trước việc làm thích hợp nhất cần phải làm để chẩn đoán xác định.
A. Soi bóng mờ.
B. Chọc dò xoang hàm.
C. Khám răng.
D. Chụp phim Hirtz.
E. Chụp phim Blondeau.
2. Bệnh nhân được khám chuyên khoa răng hàm mặt thấy: răng 2.4 hàm trên bị viêm tuỷ nhưng chưa được điều trị gì. Khoanh tròn truớc nguyên nhân nghĩ tới gây viêm xoang.
A. Do viêm mũi họng.
B. Do dị ứng.
C. Do răng.
D. Do chấn thương.
E. Do nấm.
1E 2C

Các xương cuốn mũi là một phần của xương:
A. Cuốn giữa và dưới là thuộc xương sàng
B. Cuốn dưới, giữa và trên đều thuộc xoang sàng
C. Cuốn dưới thuộc xương hàm trên, cuốn giữa và trên thuộc xương sàng
D. Cuốn dưới là một xương riêng, cuốn giữa và trên thuộc xương sàng
D

Chức năng sinh lý của mũi
A. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi
B. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và phát âm
C. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và tham gia vào quá trình phát âm
D. Thở, làm ấm, làm ẩm, lọc sạch thông khí, ngửi và là thành phần chính của cơ quan phát âm
C

Sự vận chuyển niêm dịch của mũi xoang theo
A. Từ trước ra sau
B. Từ sau ra trước
C. Ra cả trước và sau
D. Không theo chiều cố định.
A

Mảnh vàng của dây thần kinh khứu nằm ở
A. Khe dưới
B. Khe giữa
C. Khe trên
D. Cả ba câu trên đều sai
D

Dịch trong xoang được dẫn lưu ra hốc mũi ở:
A. Khe trên và rãnh bướm sàng
B. Khe giữa và khe dưới
C. Ở cả khe trên, giữa và dưới
D. Ở khe giữa và rãnh bướm sàng
D

Nguyên nhân gây chính gây viêm mũi xoang mạn
A. Do viêm cấp và dị hình hốc mũi
B. Do vi khuẩn và dị nguyên
C. Do vi khuẩn, virus và polyp
D. Do vi khuẩn, dị nguyên và chấn thương
D

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ em
A. Do dị vật
B. VA quá phát
C. Dị ứng
D. Polyp mũi
B

Triệu chứng chính nghĩ tới dị vật mũi
A. Ngạt tắc mũi, chảy mủ thối
B. Chảy mủ một bên
C. Ngạt tắc mũi và chảy mủ thối một bên
D. Ngạt tắc mũi, chảy mủ thối 2 bên
C

Biến chứng tai hay gặp nhất trong viêm mũi xoang mạn trẻ em
A. Viêm tai giữa cấp mủ
B. Viêm tai dính
C. Viêm tai tiết dịch
D. Viêm tai giữa mạn
C

Thuốc rỏ mũi thích hợp nhất dùng cho trẻ < 5 tuổi
A. Ephedrin 1%
B. Acgyron 1%
C. Cloramphenicol 0,4%
D. Naphazolin 0,05%
A

Thuốc rỏ mũi thích hợp nhất dùng cho trẻ < 5 tháng tuổi
A. Acgyron 1%
B. Cloramphenicol 0,4%
C. Naphazolin 0,05%
D. Ephedrin 1%
E. Adrenalin 0,1%
E

Triệu chứng của viêm xoang sau mạn
A. Đau rức vùng sọ mặt
B. Mủ ở rãnh bướm sàng
C. Ngạt tắc mũi
D. Mủ ở khe giữa
B

Biện pháp chẩn đoán viêm xoang hàm mạn
A. Nội soi mũi
B. Soi bóng mờ
C. Chụp Phim Blondeau
D. Chụp Phim Hirtz
A

Xoang không thấy trên phim Blondeau
A. Xoang trán
B. Xoang hàm
C. Xoang sàng
D. Xoang bướm
C

Vị trí mủ đọng có giá trị chẩn đoán trong viêm xoang hàm
A. Khe trên
B. Khe giữa
C. Khe dưới
D. Khe giữa và vòm
D

Vị trí Polyp mũi thường gặp trong viêm xoang mạn
A. Khe trên
B. Vách ngăn
C. Khe dưới
D. Khe giữa
D

Đặc điểm nào sau đây không phải của polyp mũi xoang
A. Phát triển chậm
B. U mềm
C. Dễ chảy máu
D. Bề mặt nhẵn
C

Yếu tố nào sau đây thường gặp trong viêm mũi xoang mạn ở người lớn:
A. VA quá phát
B. VA quá phát và dị hình vách ngăn
C. Dị hình khe giữa
D. Dị hình vách ngăn
C

Biện pháp nào sau đây có giá nhất trong chẩn đoán viêm mũi xoang mạn:
A. Khám Tai Mũi họng thông thường
B. Nội soi mũi xoang
C. Khám Tai Mũi họng thông thường, chụp phim Blondeau
D. Chụp Phim Blondeau và Hirtz
B

Hình ảnh điển hình của viêm mũi xoang dị ứng khi khám là:
A. Niêm mạc cuốn hồng, quá phát
B. Niêm mạc cuốn nhợt màu, quá phát, dịch trắng đục
C. Niêm mạc cuốn nhợt màu, quá phát, dịch trong
D. Niêm mạc cuốn xung huyết, quá phát, dịch trắng đục
C

Nghiệm pháp nào sau đây có giá trị trong chẩn đoán VMX dị ứng
A. Định lượng IgE trong máu
B. Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng
C. Cả hai câu trên
D. Tìm bạch cầu ái toan trong dịch mũi
D

Điều trị viêm mũi xoang mạn cần
A. Kháng sinh, giảm viêm, giảm xuất tiết
B. Kháng sinh, giảm viêm, giảm xuất tiết, rửa mũi
C. Giảm viêm, giảm xuất tiết, rửa mũi
D. Kháng sinh, rửa mũi
B

Dị hình khe giữa là:
A. Nguyên nhân chính gây VMXM
B. Là yếu tố thuận lợi làm cho VMXM kéo dài
C. Là yếu tố thuận lợi làm cho VMXM hay tái phát
D. Cả B và C
D

Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang dị ứng
A. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, và ngạt tắc mũi
B. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi trong, và ngạt tắc mũi
C. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi đục, và ngạt tắc mũi
D. Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi và nhức đầu
B

Phòng bệnh viêm mũi xoang mạn ở trẻ em:
A. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA
B. Điều trị đúng những viêm MX cấp, không nạo VA
C. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA đã gây biến chứng
D. Điều trị đúng những viêm MX cấp, sau đó nạo VA đã gây biến chứng và cắt Amydal
C

Phẫu thuật nội soi trong VMX được thực hiện
A. Với tất cả viêm mũi xoang mạn
B. Với VMXM, polyp khe giữa
C. VMXM, polyp khe giữa và dị hình khe giữa
D. VMXM điều trị nội thất bại, polyp hoặc dị hình khe giữa
D

Đ/S
Dịch tễ viêm mũi xoang mạn
A. Trẻ < 2 tuổi có thể bị viêm xoang sàng
B. Trẻ < 5 tuổi thường bị viêm xoang hàm
C. Trẻ < 8 tuổi có thể bị viêm xoang trán
D. Trẻ từ 6-10 tuổi có thể bị viêm xoang hàm
S S S Đ

Đ/S
Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn
A. Soi bóng mờ có tác dụng chẩn xác định viêm xoang
B. Chọc rò xoang hàm là biện pháp duy nhất chẩn đoán viêm xoang hàm
C. Chụp phim Blondeau để chẩn đoán viêm xoang sàng
D. Chụp phim Hirtz để chẩn đoán viêm xoang sàng
S S S Đ

Đ/S
Điều trị viêm mũi xoang:
A. Nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật xoang là lấy hết bệnh tích
B. Nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật xoang là dẫn lưu xoang tốt
C. Viêm mũi xoang mạn có polyp chỉ cần cắt Polyp
D. Viêm xoang hàm do răng chỉ cần điều trị nội khoa
S Đ S S

Đ/S
Nguyên nhân thường gặp trong VMXM là
A. VA quá phát thường gặp ở trẻ em
B. Dị hình vách ngăn thường gặp ở người lớn
C. Dị hình khe giữa thường gặp ở người lớn
D. Polyp khe giữa
Đ S Đ S

Đ/S
Viêm mũi xoang dị ứng
A.Triệu chứng thường gặp là: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong
B. Bao giờ cũng xác định được dị nguyên
C. Luôn thấy tế bào ưa acid trong dịch mũi
D. Ít tái phát sau khi điều trị
Đ S Đ S

Đ/S
Dịch tễ học viêm mũi xoang dị ứng
A. Gặp ở mọi lứa tuổi
B. Gặp ở mọi mùa trong năm
C. Không liên quan đến nghề nghiệp
D. Liên quan đến nghề nghiệp, mùa và nơi cư trú
Đ Đ S Đ

Đ/S Điều trị viêm mũi xoang dị ứng
A. Giải mẫn cảm đặc hiệu là tốt nhất
B. Chuyển đổi nơi làm việc và nghề nghiệp
C. Chỉ cần điều trị bằng kháng Histamin
D. Rửa mũi hàng ngày và Corticoid tại chỗ là cần thiết
Đ Đ S Đ

Đ/S
Dùng thuốc rỏ mũi trong điều trị VMXM
A. Dùng thuốc co mạch kéo dài không ảnh hưởng gì
B. Dùng thuốc co mạch mỗi đợt không quá 1 tuần
C. Rửa mũi ngày nhiều lần + chỉ dùng thuốc co mạch khi ngạt mũi
D. Dùng thuốc co mạch Naphazolin 0,5% cho trẻ < 5 tuổi
S Đ Đ S (ephedrin 1%)

Đ/S Điều trị VMXM ở trẻ em
A. Nạo VA cho tất cả trẻ > 2 tuổi
B. Không nạo VA, chỉ cần điều trị nội khoa
C. Chỉ nạo VA khi điều trị nội khoa không thành công
D. Điều trị tại chỗ và rửa mũi, làm sạch mủ là tốt nhất
S S Đ Đ

Đ/S
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn:
A. Do VMXC không được điều trị đúng
B. Dị hình khe giữa là nguyên nhân chính
C. Chấn thương, nhiễm khuẩn và dị nguyên là nguyên nhân chính
D. Yếu tố thuận lợi: trẻ em hay gặp dị hình khe giữa
Đ S Đ S

Đ/S
Biến chứng hay gặp do VMXM ở trẻ em
A. Viêm tai tiết dịch
B. Viêm màng não, viêm thị thần kinh
C. Viêm cầu thận
D. Viêm thanh, khí phế quản
Đ S S Đ

Đ/S
Hình ảnh điển hình trên phim CLVT trong chẩn đoán VMXM
A. Hình ảnh mức nước - khí trong xoang hàm
B. Hình ảnh dầy niêm mạc xoang hàm (hình cùi dừa)
C. Hình ảnh Polyp trong xoang hàm (mặt trời mọc)
D. Tất cả các xoang đều mờ
S Đ Đ S

Đ/S
Phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị VMXM:
A. Cho tất cả mọi lứa tuổi
B. Không phẫu thuật cho trẻ < 14 tuổi
C. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội thất bại, polyp khe giữa
D. Không chỉnh hình vách ngăn cho trẻ < 16 tuổi
S Đ Đ Đ

Đ/S
Phẫu thuật Nội soi mũi xoang nhằm mục đích
A. Bệnh nhân sẽ không bị viêm mũi xoang nữa
B. Lấy sạch bệnh tích trong xoang
C. Mở thông dẫn lưu dịch trong xoang
D. Giảm triệu chứng, giảm tần xuất viêm, nâng cao chất lượng sống
S S Đ Đ

viêm mũi xoang dị ứng, xét nghiệm có giá trị chẩn đoán nhất là:
A. định lượng IgE máu
B. eosin máu tăng
C. eosin dịch mũi tăng
C

viêm xoang do răng hay gặp do loại vi khuẩn nào:
A. Hib
B. Moraxella catarhalis
C. vi khuẩn kỵ khí
D. Streptococcus pneumoniae
C

Điểm đau xoang sàng sau:
A. Grunwarld
B. Ewing
C. hố nanh
A điểm đau hố nanh => xoang hàm
Điểm đau Grunwarld => xoang sàng (bờ trong trên ổ mắt)
Điểm đau Ewing => xoang trán (đầu trong và trên cung lông mày)