Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Test bệnh tả , Bệnh thương hàn , Bệnh lỵ trực khuẩn


Bệnh tả

* tả gây độc theo cơ chế: độc tố ruột bảo tồn men adenyl cyclase trên màng tế bào niêm mạc ruột ở dạng hoạt hóa làm gia tăng AMP vòng và  gây tăng gấp bội sự vận chuyển nước và điên giải từ trong tế bào ra lòng ruột non.

(p112)

* điều trị tả:
- cách ly bệnh nhân
- bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ
- dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
- không dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột
- cho bệnh nhân ăn sớm với thức ăn lỏng dễ tiêu, trẻ nhỏ thì cần tiếp tục bú mẹ
(p115)

* chỉ bù kali đường tĩnh mạch trong tả khi:
a. mạch, huyết áp ổn định
b. nôn
c. tiểu được
c
(p115)

* chỉ bổ sung kali đường tiêm khi mạch, huyết áp ổn định
A. đúng
B. sai
B
(p115)

* thời kỳ ủ bệnh của bệnh tả: vài giờ đến 5 ngày
(p112)

* đặc điểm bệnh tả ở trẻ em:
a. không sốt
b. sốt nhẹ
c. sốt trung bình
d. sốt cao
b
(p114)

* phân loại mất nước lâm sàng bệnh tả chia thành mấy mức độ: 3

====================
P118
Bệnh thương hàn

* sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân tiếp tục thải vi khuẩn thương hàn trong thời gian bao lâu:
Trong thời kỳ hồi phục, khoảng 20% số người bệnh tiếp tục thải vi khuẩn trong 2 tháng và 10% tiếp tục thải vi khuẩn trong 3 tháng
Khoảng 3% số người bệnh thương hàn trở thành người lành mang trùng, đào thải vi khuẩn trên 1 năm
(p119)

* triệu chứng thời kỳ khởi phát thương hàn:
- sốt từ từ tăng dần (hình bậc thang)
- nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn
- mạch nhiệt phân ly, chảy máu cam ở trẻ em
- lưỡi bẩn
- bụng chướng nhẹ, óc ách hố chậu
- lách to (ít gặp)
- viêm phế quản
(p120)

* đặc điểm của sốt trong giai đoạn toàn phát của bệnh thương hàn:
a. hình bậc thang
b. dao động
c. hình cao nguyên
d. liên tục
c
(p120)

* đặc điểm không thường gặp trong thương hàn:
a. viêm họng mủ
b. dấu hiệu óc ách hố chậu
c. gan, lách to 1-3cm, mềm, ấn đau
a
(p121)

* bệnh phẩm không dùng trong chẩn đoán thương hàn là:
a. dịch họng
b. phân, nước tiểu
c. máu, tủy xương
d. dịch mật
a
(p122)

====================
P128
Bệnh lỵ trực khuẩn

* Lỵ  trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường nào: tiêu hóa
Trực tiếp: Đường hậu môn - miệng, quan hệ tình dục đồng tính nam
Gián tiếp: đồ dùng, thực phẩm, nước, ruồi nhặng
(p129)

* Tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn là vi khuẩn: Shigella
(p128)

* Bệnh lỵ trực khuẩn nặng thường có nguyên nhân là do nhóm: Shigella dysenteriae type 1
(p128)

* Vi khuẩn Shigella có đặc điểm:
a. thích ở nơi khô ráo
b. có khả năng sinh ra nội độc tố và ngoại độc tố
c. nội độc tố có khả năng gây hội chứng sốc trên lâm sàng
d. cả 3 đáp án
d
(p129)

* Bệnh lỵ trực khuẩn chủ yếu gặp ở lứa tuổi nào: trẻ em dưới 5 tuổi
(p128)

* Tại miền Bắc Việt Nam, bệnh lỵ trực khuẩn thường tăng vào mùa nào: mùa hè
(p130)

* Thời kì ủ bệnh lỵ trực khuẩn thường kéo dài: 12-72h (trung bình 1-5 ngày)
(p132)

* Biểu hiện của bệnh lỵ trực khuẩn thời kì khởi phát:
a. thường kéo dài 1-3 ngày
b. triệu chứng xuất hiện từ từ tăng dần
c. sốt theo hình bậc thang
d. hội chứng lỵ
a
(!) sốt hình bậc thang gặp trong thời kỳ khởi phát của thương hàn. Lỵ trực khuẩn thời kỳ khởi phát có sốt cao đột ngột, triệu chứng tiêu hóa mới có tiêu chảy phân lỏng và đau bụng.
(p133)

* Triệu chứng không thuộc hội chứng lỵ trong bệnh lỵ trực khuẩn là:
a. đau quặn bụng
b. đi ngoài phân nhày máu
c. mót rặn
d. sốt cao
d
(p133)

* Đặc điểm triệu chứng đau bụng của hội chứng lỵ trong bệnh lỵ trực khuẩn:
a. đau quặn bụng từng cơn
b. đau nhiều vùng  hạ sườn phải
c. thường kèm với đi ngoài phân lỏng toàn nước
d. ấn vào vị trí đau có phản ứng thành bụng
a
đau bụng quặn từng cơn, đau thắt ở vùng trực tràng làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
(p133)

* Bệnh nhân lỵ trực khuẩn có thể tử vong do:
a. tiêu chảy mất nước nặng
b. hội chứng sốc nội độc tố
c. hội chứng ure huyết cao
d. cả 3 đáp án
d
(p134)

* Lỵ trực khuẩn có thể gây biến chứng:
Sớm: rối loạn nước và điện giải, thần kinh (co giật, RL tri giác), thủng ruột, sa trực tràng, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não, viêm phổi, viêm tuyến mang tai, viêm thần kinh ngoại biên, hội chứng tán huyết ure huyết cao.
Muộn: suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài, viêm khớp gối, mắt cá chân, hội chứng Reiter ở người có HLA - B27 dương tính.
(p134)

* Hình ảnh tổn thương trực tràng trong bệnh lỵ trực khuẩn khi nội soi trực tràng là gì:
Hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc, có nhiều ổ loét nông đường kính 3-7 mm, có thể xuất huyết chỗ loét.
(p134)

* Chẩn đoán xác định lỵ trực khuẩn dựa vào:
- hội chứng nhiễm khuẩn
- hội chứng lỵ
- soi phân có nhiều bạch cầu và hồng cầu, cấy phân có vi khuẩn gây bệnh
(p135)

* Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh phù hợp nhất nếu bệnh nhân hội chứng lỵ và sốt cao:
a. salmonella typhy
b. độc tố tụ cầu
c. Vibrio cholera
d. Shigella
d
(p135)

* Biểu hiện cận lâm sàng có giá trị nhất để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn là:
a. công thức máu
b. bạch cầu tăng cao
c. soi phân có HC và BC
d. cấy phân dương tính với Shigella
e. huyết thanh chẩn đoán dương tính với Shigella
d
(p135)

* Kháng sinh tốt nhất nên được lựa chọn cho trẻ em bị lỵ trực khuẩn là:
a. Chloramphenicol
b. cotrimoxazol
c. ciprofloxacin
d. azithromycin
c
(p135)

* Lỵ trực khuẩn cần chẩn đoán phân biệt với lồng ruột vì đều có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
a. sốt
b. đau bụng
d. đi ngoài phân lỏng
e. cả B và C
a
(p135)

* Có thể dự phòng bệnh lỵ trực khẩn bằng các biện pháp:
a. VSATTP
b. vaccin
c. cách ly bệnh nhân và điều trị kịp thời
d. cả 3 đáp án
d
(p136)

* Nếu người khỏe mạnh nuốt 200 vi khuẩn Shigella thì nguy cơ bị bệnh của họ khoảng 50%.
A. đúng
B. sai
B
=> 25%
(p130)

* Sau khi vi khuẩn Shigella xâm nhập vào cơ thể nó xâm nhập trực tiếp vào tế bào niêm mạc ruột gây tiêu chẩy theo cơ chế xâm nhập.
A. đúng
B. sai
B
(p130)

* Vị trí tổn thương trong bệnh lỵ trực khuẩn là ruột non.
A. đúng
B. sai
B
(p130)

* Đặc điểm triệu chứng đi ngoài của hội chứng lỵ trong bệnh lỵ trực khuẩn thường kèm với đau bụng.
A. đúng
B. sai
A
(p133)

* Khám bụng trong bệnh lỵ trực khuẩn thường đau nửa dưới bụng bên trái, vùng đại tràng sigma.
A. đúng
B. sai
A
(p133)

* Xét nghiệm công thức máu trong bệnh lỵ trực khẩn thường thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao
A. đúng
B. sai
A
(p134)

* Lấy phân để xét nghiệm tìm Vk Shigella nên lấy ở giữa bãi phân
A. đúng
B. sai
B

* Kháng sinh tốt nhất lựa chọn cho người lớn bị lỵ trực khuẩn là cotrimoxazol:
A. đúng
B. sai
B
(p136)

* Điều trị bệnh lỵ trực khuẩn cần thụt tháo cho bênh nhân:
A. đúng
B. sai
B

* Điều trị bệnh lỵ trực khuẩn không cần dùng kháng sinh bệnh nhân cũng tự khỏi
A. đúng
B. sai
A