Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Test Bệnh thủy đậu , Bệnh sốt rét ,

Bệnh thủy đậu

* thủy đậu bội nhiễm:
a. viêm da
b. viêm phổi
c. mô
d. cả 3
d
(p280)


* vaccin thủy đậu là vaccin gì: virus sống giảm độc lực
vaccin thủy đậu được sản xuất từ virus sống giảm độc lực, hiệu quả miễn dịch 97%, kéo dài, tiêm 1 liều duy nhất trong độ tuổi 12 tháng đến 12 tuổi, trên 12 tuổi nên tiêm 2 mũi cách nhau 6 tuần là tốt nhất hoặc trong 4-6 năm.
(p282)

* biến chứng viêm não trong thủy đậu xảy ra vào ngày nào:
a. 3-5
b. 3-8
c. 5-8
d. 3-21
b
(p280)
(!) từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8, chậm nhất có thể gặp vào ngày thứ 21 của bệnh.

* chỉ định điều trị thuốc kháng virus trong thủy đậu:
a. người có biến chứng
b. phụ nữ có thai
a, b
(p282)

* vị trí ban thủy đậu: xuất hiện ở thân mình, sau đó lan ra toàn thân, ban phỏng nước nhiều lứa tuổi khác nhau, có thể thấy cả ở niêm mạc


Bệnh sốt rét
* Kí sinh trùng sốt rét là một loại đơn bào kí sinh trong
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gan, thận
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào bạch cầu
C

* Số loài kí sinh trùng sốt rét hiện có ở Việt Nam là
A. 2 loài
B. 3 loài
C. 4 loài
D. 5 loài
D
(p298)

* Loài kí sinh trùng sốt rét có thể gây sốt rét biến chứng phủ tạng là
A. P. vivax
B. P. malaria
C. P. falciparum và P. knowlesi
D. P. ovale
C

* Loài KSTSR nào dưới đây có khả năng nhân lên nhanh và nhiều nhất ở giai đoạn ngoại hồng cầu? (Giai đoạn trong tế bào gan)
A. P. falciparum
B. P. ovale
C. P. vivax
D. P. malaria
A

* Biểu hiện lâm sàng bệnh sốt rét chỉ xuất hiện ở:
A. Giai đoạn sinh sản vô tính trong tế bào gan
B. Giai đoạn sinh sản vô tính trong hồng cầu
C. Giai đoạn sinh sản hữu tính
D. Cả ba giai đoạn trên
B

* Chiến lược sử dụng thuốc SR trong điều trị SR chưa biến chứng ở tuyến cơ sở của Chương trình PCSR Quốc gia là.
A. Dùng Mefloquine ở vùng có SR kháng thuốc
B. Dùng Artemisinin và dẫn xuất đơn độc cho các vùng SR lưu hành
C. Dùng lại Quinin cho mọi loại KSSR
D. Dùng thuốc kết hợp dạng ACT
D

* Vùng có sốt rét lưu hành ở Việt Nam là:
A. Vùng đồng bằng ven biển và châu thổ sông hồng
B. Miền Đông nam bộ
C. Miền Trung
D. Tây nguyên
B, C, D

* Muỗi truyền bệnh SR chính ở Việt Nam là:
A. An. aconitus
B. An. minimus
C. An. dirus
D. An. sinensis
E. An. sundaicus
B, C, E

* Thời gian ủ bệnh của bệnh sốt rét được tính:
A. Từ khi bị muỗi đốt đến khi xuất hiện cơn sốt
B. Từ khi muỗi đốt đến khi xuất hiện KSTSR trong máu ngoại vi
C. Từ khi đi vào vùng có sốt rét lưu hành đến khi xuất hiện cơn sốt
D. Từ khi đi vào vùng dịch tễ có sốt rét lưu hành đến khi xuất hiện cơn sốt sau 8-10 ngày
D

* Kiểu sốt trong bệnh sốt rét là:
A. Sốt từ từ tăng dần hình cao nguyên
B. Sốt hai pha
C. Sốt có tính chu ki 24h hoặc 48h hoặc 72h một cơn
D. Sốt nhẹ về chiều
C

* Tính chất sốt trong sốt rét chưa biến chứng là:
A. Sốt nóng mỗi ngày một cơn
B. Sốt rét liên tục cơn nối cơn (sốt chồng cơn)
C. Cơn sốt rét hoặc gai rét → Sốt nóng → Vã mồ hôi
D. Cơn sốt nóng → Sốt rét → Vã mồ hôi
C

* Trong bệnh sốt rét, sốt xuất hiện khi trong máu ngoại vi:
A. Chỉ có thể giao bào của kí sinh trùng sốt rét
B. Có thể tư dưỡng của kí sinh trùng sốt rét nhưng mật độ KST là < 50KST/mm3
C. Có thể giao bào và cả thể tư dưỡng ở mật độ < 50KST/mm3
D. Chỉ cần thấy thể tư dưỡng với mật độ > 50 KST/mm3
D

* Chẩn đoán ca bệnh SR chưa biến chứng ở tuyến xã trong vùng SR lưu hành dựa vào:
A. Chỉ cần có yếu tố dịch tễ + cơn sốt rét
B. Chỉ cần có cơn sốt rét đơn thuần
C. Cơn sốt rét + Không thấy nguyên nhân nào khác gây sốt
D. Cơn sốt rét + lách to
C

* Xét nghiệm công thức máu trong bệnh sốt rét thường thấy:
A. Số lượng BC tăng cao đặc biệt là tăng tỷ lệ BC trung tính
B. Số lượng BC tăng cao đặc biệt là tăng tỷ lệ BC ái toan
C. Số lượng BC bình thường nhưng tăng tỷ lệ BC ái toan
D. Số lượng BC và tỷ lệ BC ái toan đều không tăng
D

* Trong bệnh sốt rét chưa biến chứng, ngoài triệu chứng sốt còn có thể khám thấy:
A. Có thể có gan to
B. Có thể có lách to
C. Có thể gan và lách đều to
D. Chắc chắn phải có gan, lách to
A, B, C
(!) thiếu máu, gan to, lách to…
(p304)

* Các xét nghiệm sử dụng cho chẩn đoán xác định bệnh SR là:
A. Soi trực tiếp tìm KSTSR ở máu ngoại vi
B. Soi tươi tìm KSTSR ở máu ngoại vi
C. Huyết thanh chẩn đoán tìm kháng nguyên KSTSR
D. Cấy máu tìm KSTSR ở máu ngoại vi
E. Chẩn đoán sốt rét bằng PCR
A, C, E

* Thiếu máu trong bệnh sốt rét có thể gặp triệu chứng
A. Thiếu máu nhược sắc
B. Thiếu máu ưu sắc
C. Thiếu máu đẳng sắc
D. Thiếu máu thiếu sắt
C

* Cách phòng bệnh sốt rét khi đi vào vùng sốt rét lưu hành là:
A. Không uống nước suối (nơi muỗi sốt rét đẻ trứng)
B. Uống thuốc Chloroquin để phòng bệnh
C. Ngủ màn
D. Ngủ màn tẩm Permethrine
C, D

* Cách xử trí một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân sống trong vùng dịch tễ SR, nơi không có điều kiện XN tìm KSTSR là.
A. Lấy máu gửi đi làm xét nghiệm tìm KSTSR và đợi kết quả để cho thuốc SR
B. Lấy máu gửi đi làm xét nghiệm tìm KSTSR và cho ngay thuốc SR
B

* Các bệnh cần chẩn đoán phân biệt với SR chưa biến chứng ở BV tuyến Huyện là:
A. Sốt Dengue
B. Nhiễm Rickettsia
C. Nhiễn virus Cúm
D. Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
A, B, C

* Không dùng primaquin cho các trường hợp SR ở:
A. Phụ nữ có thai
B. Trẻ < 3 tuổi
C. Thiếu máu nặng, HC < 2 tr/mm3
D. Suy thận cấp do SR biến chứng
A, B
(p306)

* trong sốt rét biến chứng phủ tạng tính chất cơn sốt thường là
A. Sốt cao > 40 oC
B. Sốt cách nhật
C. Sốt chồng cơn hình chữ M
D. Sốt kèm theo rét run
C
(p302)

* Giả thuyết về cơ chế bệnh sinh được chú ý nhất hiện nay về sốt rét biến chứng do P. falciparum là:
A. Giả thuyết về tắc ngẽn cơ học
B. Giả thuyết về cơ chế miễn dịch
C. Giả thuyết về tác động của các chất trung gian như Interlerkin
D. Giả thuyết về sự kết dính của hồng cầu nhiễm KSTSR với hồng cầu bình thường và nội mạc mao mạch gây tắc mạch.
D

* Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét biến chứng do P. falciparum là có cơn sốt rét kèm theo:
A. Ít nhất 2 trong số 10 tiêu chuẩn của sốt rét biến chứng
B. Ít nhất 5 trong số 10 tiêu chuẩn của sốt rét biến chứng
C. Ít nhất 1 trong số 10 tiêu chuẩn của sốt rét biến chứng
D. Đầy đủ 10 tiêu chuẩn của sốt rét biến chứng
C

* Các tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét nặng (giai đoạn sớm của SR có biến chứng) do P. falciparum được áp dụng chủ yếu ở tuyến:
A. Tuyến Trung ương
B. Tuyến Tỉnh
C. Tuyến Huyện
D. Tuyến Xã và Thôn bản
E. Cả 4 tuyến trên
D

* Cơ chế gây OAP (phù phổi cấp) trong sốt rét có biến chứng do P. falciparum là:
A. Do tổn thương vách phế nang – mao mạch phổi
B. Do tổn thương cơ tim
C. Do tổn thương các van tim
D. Do tổn thương gan gây rối loạn đông máu
A

* Lựa chọn loại dịch truyền thích hợp nhất trong điều trị sốt rét do P. falciparum có biến chứng suy thận cấp có K+ cao:
A. ringerlactat
B. Natriclorua 0,9%
C. Glucoza 5%
D. Natribicabonat 1,4%
C

* Triệu chứng nào sau đây là triệu chứng của sốt rét biến chứng do P. falciparum:
A. Rối loạn ý thức Glasgow < 15 điểm với người lớn, < 5 điểm với trẻ em theo thang điểm Blantyre
B. Nước tiểu đỏ, để lắng hồng cầu ở đáy ống nghiệm
C. Creatinin > 265 µmol/l ởngười lớn, >130 µmol/l ở trẻ em.
D. Nước tiểu <400ml/24h với người lớn, < 0,5ml/kg/h với trẻ em
A, C, D

* Triệu chứng nào sau đây là triệu chứng của sốt rét biến chứng do P. falciparum:
A. Rối loạn toan kiềm pH<7,35, HCO3- < 15, lactat máu  >5 mmol/l
B. Suy tuần hoàn: Mạch nhanh nhỏ, chi lạnh, HA tâm thu thấp hoặc không đo được.
C. Suy hô hấp, thở nhanh, tím tái, Phù phổi cấp
D. Ban xuất huyết hoại tử kèm dấu hiệu màng não
A, B, C

* Triệu chứng nào sau đây là triệu chứng của sốt rét biến chứng do P. falciparum:
A. Hạ đường máu < 2,2mmol/l hoặc < 40mg/dl
B. Đái nước tiểu đen như bã cà phê, để không lắng cặn, trong nước tiểu có Hemoglobin.
C. Vàng mắt, vàng da, tăng Bilirubin, men gan tăng, tỷ lệ Prothrombin giảm, rối loạn đông máu.
D. Mật độ KST cao > 100. 000/m3
A, B, C

* Thuốc điều trị sốt rét biến chứng phủ tạng do P. falciparum theo quy định của Chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia là:
A. Artemisinin viên uống
B. Artesunat viên uống
C. Artesunat lọ tiêm tĩnh mạch
D. Artemether lọ tiêm bắp sâu
C

* Thuốc điều trị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum theo quy định của Chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia là:
A. Artemisinin
B. Mefloquin
C. Artesunat
D. Arterakin
D

* Thuốc nào dưới đây được sử dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu bị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum:
A. Viên Artesunat
B. Viên Arterakin
C. Viên Chloroquin
D. Viên Quinin sulphat
D

* Để diệt giao bào và thể tư dưỡng trong tế bào gan của P. vivax và P. malarae cần sử dụng:
A. Quinine sulphat 7 ngày
B. Primaquine 14 ngày
C. Quinine sulphat 14 ngày
D. Arterakine 3 ngày
B

* điều trị P.vivax và P.ovale: chloroquin uống 3 ngày + primaquin 0.25 mg base/kg/ngày x 14 ngày. Phụ nữ có thai và trẻ < 3tuổi chỉ dùng chloroquin trong 3 ngày.
(p306)

* Xử trí vô niệu ở BV tuyến Huyện trong SR biến chứng là:
A. Đặt sonde tiểu rồi truyền dịch và theo dõi
B. Đặt sonde tiểu, làm test furosemid, nếu không có nước tiểu thì chuyển ngay lên tuyến trên
C. Dùng lợi tiểu Furosemid và truyền dịch
B

* Thuốc diệt thể giao bào của tất cả các loài KSTSR là:
A. Quinin
B. Chloroquin
C. Primaquin
D. Artemisinin và dẫn chất
C

* Thuốc kết hợp sử dụng trong trường hợp P. falciparum kháng thuốc là:
A. Doxycyclin
B. Ampicilin
C. Erythromycin
D. Clindamycin
A, D

* Điều trị suy thận cấp ở BV Tỉnh trong SR biến chứng:
A. Bằng lợi tiểu Furocemid và truyền dịch
B. Bằng thận nhân tạo khi có chỉ định
A, B

* Chống hạ đường huyết bằng:
A. Truyền tĩnh mạch DD Glucose 5%
B. Truyền tĩnh mạch DD glucose 10%
B

* Nguyên nhân làm bạch cầu máu tăng cao trong SR biến chứng là:
A. Bội nhiễm vi khuẩn ở phổi, tiết niệu v. v
B. Kiệt nước do sốt cao, vã mồ hôi
C. Do nhiễm đồng thời 2 loài KSTSR
D. Do số lượng KSTSR quá cao > 200. 000 kst/mm3
A, B