Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Test phòng bệnh lao


phòng bệnh lao

# Nội dung phòng bệnh lao cho trẻ em chủ yếu là:
A. Tiêm BCG vacxin
B. Điều trị sớm
C. Điều trị đủ thời gian
D. Điều trị đúng liều
A

* Phòng bệnh lao cho trẻ em hiện nay thường áp dụng:
A. Dùng kháng sinh liều cao
B. Dùng các vitamin nâng cao thể trạng
C. Tiêm BCG vacxin phòng lao
D. Truyền dịch, truyền đạm

C

* Đối tượng tiêm BCG phòng lao ở Việt Nam là:
A. Trẻ từ 10 đến 15 tuổi
B. Trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi
C. Trẻ từ 5 đến 10 tuổi
D. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
B

* Kỹ thuật tiêm BCG cho trẻ em là:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Tiêm trong da
D

* Bản chất của BCG vacxin là … giảm độc lực:
A. Vi khuẩn lao người
B. Vi khuẩn lao bò
C. Vi khuẩn lao chim
D. Trực khuẩn kháng cồn toan không điển hình
B

* Chỉ định tiêm BCG vacxin phòng lao:
A. Trẻ đã nhiễm lao
B. Trẻ nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng
C. Trẻ chưa nhiễm lao
D. Trẻ đang đang bị bệnh lao
C

* Phương pháp sử dụng BCG vacxin phòng lao hiện nay là:
A. Uống
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm chủng
D. Tiêm trong da
D

* Hoá dự phòng trong lao dùng cho:
A. Người đang bị bệnh lao phổi
B. Người đang bị bệnh lao màng não
C. Người dễ có nguy cơ bị nhiễm lao
D. Người đang bị lao ngoài phổi
C

* Dự phòng lao hiện nay bằng:
A. Uống Rifampicin
B. Uống Isoniazid
C. Uống Pyrazinamid
D. Uống Ethambutol
B

* Hoá dự phòng trong lao chỉ dùng cho:
A. Trẻ em
B. Người lớn
C. Cả trẻ em và người lớn
D. Người già
C

* Thời gian hoá dự phòng trong bệnh lao:
A. Trên 1 năm
B. Trên 2 năm
C. Trên 3 năm
D. Dưới 1 năm
D

# Phòng bệnh lao hiện nay cho trẻ em chủ yếu là:
A. Nâng cao sức đề kháng
B. Điều trị bằng thuốc lao
C. Tiêm BCG phòng lao
D. Cách ly nguồn lây
C

# Một trong những nội dung chủ yếu phòng bệnh lao hiện nay là:
A. Nâng cao sức đề kháng
B. Cải thiện điều kiện sống
C. Giải quyết nguồn lây
D. Điều trị kháng sinh liều cao
C

# Tiêm BCG vacxin phòng lao cho những trẻ:
A. Chưa nhiễm lao
B. Đã nhiễm lao
C. Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng
D. Trẻ đẻ non, đẻ thiếu tháng
A

* Liều dùng Isoniazid dự phòng lao:
A. 10 mg/kg/24h
B. 20 mg/kg/24h
C. 5 mg/kg/24h
D. 1 mg/kg/24h
C

# Thời gian dự phòng Isoniazid:
A. Dưới 1 tháng
B. Dưới 2 tháng
C. 6 tháng
D. Trên 2 năm
C

# 3 nội dung chính phòng bệnh lao hiện nay là:
+ Giải quyết nguồn lây
+ Bảo vệ cơ thể khỏi lây
+ Tiêm BCG vacxin phòng bệnh cho trẻ em
+ Cải thiện điều kiện sinh hoạt

* Những biến chứng thường gặp sau tiêm BCG cho trẻ em là nổi hạch nách cùng bên

# Chống chỉ định của tiêm BCG phòng lao:
+ Trẻ đẻ non, thiếu tháng
+ Đang nhiễm khuẩn cấp
+ Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng

 * nguồn lây chính là những bệnh nhân lao phổi tìm thấy AFB trong đờm bằng phương pháp:
a. nuôi cấy trong môi trường đặc hoặc lỏng
b. nhuộm soi trực tiếp
c. PCR
d. GeneXpert
b

* chương trình chống lao quốc gia nước ta phát hiện nguồn lây bệnh lao tập trung chủ yếu vào các đối tượng:
a. ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần
b. ho khan kéo dài trên 2 tuần
c. tức ngực kéo dài trên 2 tuần
d. ho ra máu
a

* biện pháp tốt nhất để phòng bệnh lao là:
a. phát hiện và điều trị sớm
b. điều trị sớm và đúng nguyên tắc
c. phát hiện và điều trị đúng nguyên tắc
d. phát hiện và điều trị sớm, đúng nguyên tắc
d

* một trong những nội dung quan trọng nhất của phòng bệnh lao là:
a. giải quyết những nguồn lây
b. điều trị đủ thời gian
c. điều trị đúng liều
d. phối hợp các thuốc chống lao
a

* liều lượng tiêm BCG lần đầu:
a. 1/5 mg BCG tương ứng 1/5 ml dung dịch
b. 1/10 mg BCG tương ứng 1/10 ml dung dịch
c. 1/15 mg BCG tương ứng 1/15 ml dung dịch
d. 1/20 mg BCG tương ứng 1/20 ml dung dịch
b

* liều lượng tiêm BCG nhắc lại:
a. 1/5 mg BCG tương ứng 1/5 ml dung dịch
b. 1/10 mg BCG tương ứng 1/10 ml dung dịch
c. 1/15 mg BCG tương ứng 1/15 ml dung dịch
d. 1/20 mg BCG tương ứng 1/20 ml dung dịch
d

* có thể dùng phản ứng Mantoux để kiểm tra khả năng miễn dịch của BCG thường sau khi tiêm mấy tháng:
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
c

* BCG nếu tiêm tốt, đúng kỹ thuật thấy 100% trẻ có sẹo, nó có tác dụng tạo miễn dịch trong bao nhiêu năm:
a. 5-10
b. 10-15
c. 15-20
d. 20-25
b

* những đối tượng nào không thuộc diện chống chỉ định tương đối tiêm vaccine BCG:
a. trẻ đẻ non thiếu tháng
b. trẻ đang nhiễm khuẩn cấp tính hoặc sau một bệnh cấp tính, nhiễm virus cúm, sởi
c. trẻ nhiễm HIV
d. trẻ biếng ăn
d

* anh Nguyễn Văn V 37 tuổi, cân nặng 52kg, mới phát hiện HIV và hiện đang điều trị ARV, anh V sống cùng nhà với ông nội bị lao phổi.
+ gia đình anh V cần phải làm gì để tránh lây nhiễm lao cho anh V:
a. tiêm phòng BCG cho anh V
b. kiểm tra sức khỏe định kỳ cho anh V
c. điều trị dự phòng lao cho anh V
d. tăng cường dinh dưỡng cho anh V
c
+ việc dùng thuốc isoniazid 0.05g/viên để dự phòng lao cho anh V thì liều dùng là:
a. 4 viên/ngày
b. 5 viên/ngày
c. 6 viên/ngày
d. 7 viên/ngày
c

* chị Lương Thị T 27 tuổi, mới sinh con được 2 tháng (cháu gái 4.5kg). Chị T phát hiện lao phổi AFB (+). Bác sĩ tư vấn cho chị T.
+ tránh lây nhiễm lao cho con gái, biện pháp tốt nhất là:
a. không cho bú mẹ
b. đeo khẩu trang cho mẹ
c. tiêm phòng BCG cho con
d. tăng cường dinh dưỡng cho con
c
+ dùng pyrazinamid để phòng lao cho con gái.
A. đúng
B. sai
B
+ tiêm phòng BCG cho con gái tốt nhất khi cháu tròn 1 tuổi.
A. đúng
B. sai
B

* ông Trần Hữu Đ 82 tuổi, ho khạc đờm kéo dài 2 tuần.
+ ông Đ được khuyên nên đi khám phát hiện lao.
A. đúng
B. sai
A
+ xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện bệnh lao cho ông Đ:
a. chụp x quang phổi
b. xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
c. xét nghiệm nước tiểu
d. xét nghiệm máu
b
+ nếu ông Đ bị lao thì thời gian mà ông Đ có khả năng lây nhiều nhất là từ khi xuất hiện triệu chứng ho đầu tiên đến hết 2 tuần khi điều trị lao.

* chị Phạm Thị Tr 25 tuổi, tiền sử bị lao phổi đã điều trị khỏi 3 năm. Chị Tr đang định có em bé nhưng còn băn khoăn:
+ con chị Tr khi sinh ra nguy cơ bị lao cao hơn trẻ khác.
A. đúng
B. sai
B
+ tiêm phòng BCG cho trẻ vào lúc nào thì tốt nhất: càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh
+ khi mang bầu và sinh con ra làm thế nào để chị Tr không mắc lao tái phát:
a. nâng cao sức đề kháng
b. điều trị thuốc phòng lao
c. tiêm phòng BCG
d. không cho trẻ bú
a

* tiêm vaccine BCG đúng có tác dụng ngăn ngừa trẻ em không bị mắc lao trong cả cuộc đời.
A. đúng
B. sai
B
* trẻ xuất hiện mụn mủ tại vị trí tiêm BCG là phản ứng bình thường của cơ thể.
A. đúng
B. sai
A

* dùng thuốc dự phòng lao không cần phải uống đều đặn và đúng giờ như điều trị thuốc lao.
A. đúng
B. sai
B

* BCG sống loại đông khô, ưu điểm là giữ được lâu, tác dụng mạnh, nếu ở điều kiện môi trường và bảo quản tốt có thể giữ được 12 tháng.

* tiêm vaccine BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao, đây là một trong những nội dung cơ bản, quantrọng trong công tác phòng chống bệnh lao ở Việt Nam.