Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Test phục hồi chức năng HMU6


* để kiểm soát trương lực cơ cho trẻ bại não cần làm ít nhất một trong các hoạt động sau:
a. lót vải giữa 2 chân trẻ…
b. tập vận động trong tầm vận động
b
kiểm soát (giảm) trương lực cơ:
- tư thế đúng
- kỹ thuật ức chế co cứng
- rung lắc khi vận động thụ động
- tập thụ động tầm vận động khớp chậm


* chia nhỏ hoạt động thành chuỗi khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ/ bại não … không gồm hoạt động nào
(!) khi muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích hoạt động đó thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy trẻ từng hoạt động đó.

* lập kế hoạch hoạt động hàng ngày cho trẻ chậm phát triển trí tuệ/ bại não … không gồm hoạt động nào
(!) Các hoạt động hàng ngày của trẻ phải được tiến hành theo đúng một lịch biểu. Điều này giúp trẻ dễ nhớ và dễ chấp nhận hơn những hoạt động khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này giúp trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ, dễ dàng tham gia vào các hoạt động gia đình khác. Cũng nên giúp trẻ thiết lập lịch hoạt động hàng tuần, lịch mùa, lịch tháng hoặc lịch biểu các hoạt động trong năm...

* ở bệnh nhân bại não thì không làm: kéo giãn cơ

* bệnh nhân bại não thể nào mà 2 chân có dạng cái kéo: thể co cứng

* IQ 50-70 => chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
- không cần trợ giúp thường xuyên
- có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- có khả năng tự chăm sóc và làm các việc đơn giản
- có thể đi học

* IQ 35-49 => chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình
- cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau
- có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn không rõ nghĩa
- có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu huấn luyện từ nhỏ
- có thể đi học song gặp nhiều khó khăn

* IQ 20-34 => chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng
- cần sự trợ giúp thường xuyên hằng ngày một cách tích cực
- không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- không thể đi học

* IQ < 20 => chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng
- cần sự trợ giúp thường xuyên ở mức độ cao nhất
- không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- không thể đi học

* IQ 50-70 (nhẹ): hòa nhập được, khó khăn về học vấn, chỉ học tới lớp 6-7, lớn lên có khả năng học nghề và sống độc lập.

* IQ 35-49 (vừa): huấn luyện được, có thể học kỹ năng giao tiếp từ thời niên thiếu, lớn lên tự chăm sóc bản thân, chỉ đạt đến lớp 2, có khả năng học nghề nhưng cần hỗ trợ tương đối.

* IQ 20-34 (nặng): ít kỹ năng giao tiếp từ thời niên thiếu, trẻ chỉ quen với các chữ cái và học đếm.

* IQ < 20 (rất nặng): cần sự trợ giúp thường xuyên, môi trường sống được sắp xếp chặt chẽ.

* trẻ chậm phát triển trí tuệ IQ 60: Hòa nhập được, giáo dục được, tự chăm sóc, làm những việc đơn giản ít cần trợ giúp.

* IQ 25 thuộc loại chậm phát triển trí tuệ nào:
a. nhẹ
b. nặng
c. trung bình
d. rất nặng
b

* trẻ chậm phát triển trí tuệ có IQ 25 thì cần: phục hồi chức năng tại trung tâm kết hợp giáo dục đặc biệt.

* phục hồi chức năng IQ 40 cần làm gì: Huấn luyện được, học hết lớp 2, tự chăm sóc và làm một số công việc theo hướng dẫn, trợ giúp tương đối.

* IQ 40 thì:
a. chỉ cần phục hồi chức năng
b. phục hồi chức năng + giáo dục hòa nhập
c. chỉ cần giáo dục hòa nhập
b

* tiêu chuẩn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ:
a. IQ < 70
b. IQ < 70, thiếu hơn 2 kỹ năng thích ứng, bị từ lúc sinh
c. chậm phát triển trí tuệ, vận động so với trẻ bình thường
d. chậm nói, chậm tư duy, IQ > 70
b
giảm ít nhất 2 kỹ năng thích ứng, IQ < 70, xảy ra trước 18 tuổi.

* bài tập nào không dùng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:
a. phục hồi chức năng
b. vận động tinh, thô
c. tâm lý liệu pháp
d. tập nhận thức
c

* phục hồi chức năng cho bệnh nhân chậm phát triểm trí tuệ giai đoạn sớm là kết hợp phục hồi chức năng cho trẻ đến trường.
A. đúng
B. sai
A

* trẻ tự kỷ có các hội chứng phân loại sau, trừ:
a. hội chứng Asperger
b. hội chứng Rett
c. đứt gãy nhiễm sắc thể
d. hội chứng rối loạn thoái hóa thuộc thời thơ ấu
c
Hội Chứng Tự Kỷ, còn mang tên là Tự Kỷ Cầu Vồng (Spectrum autism), trong DMS-4, bao gồm 5 thể loại « Rối Lọan Phát Triển » khác nhau :
• Rối loạn Tự Kỷ đặc hiệu và chính qui (Autistic Disorder),
• Rối loạn Asperger, còn được sgọi là Tự Kỷ với trí thông minh trên trung bình (Asperger’s Disorder),
• Rối loạn Rett (Rett’s Disorder),
• Rối loạn thoái hóa thuộc thời thơ ấu (Childhood Disentegrative Disorder, CDD),
• Rối loạn phát triển lan tỏa: Không đặc hiệu (Pervasive Developmental Disorder: Not otherwise Specified, PDD:NOS).

* cái nào không thuộc khiếm khuyết chất lượng giao tiếp ở trẻ tự kỷ:
a. thiếu kỹ năng đa dạng, giả vờ
b. sử dụng ngôn từ trùng lặp
c. chậm nói so với tuổi
d. cử động lặp lại chân tay, rập khuôn
d

* can thiệp phục hồi chức năng trẻ tự kỷ có:
- Thuốc.
- Ngôn ngữ trị liệu.
- Vận động trị liệu
- Hoạt động trị liệu.
- Cải thiện kỹ năng xã hội.
- Cải thiện kỹ năng vui chơi.

* trẻ tự kỷ không cần: dụng cụ thay thế

* kỹ thuật phục hồi chức năng không sử dụng cho trẻ tự kỷ là:
a. ngôn ngữ trị liệu
b. vận động trị liệu
c. chơi và tâm lý trị liệu
d. nẹp chỉnh hình
d

* trẻ tự kỷ có thể chẩn đoán nhầm với trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ nghe kém.
A. đúng
B. sai
A

* tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỉ theo DSM - IV cần có triệu chứng trên mấy lĩnh vực:
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
c

* DSM - IV về chất lượng quan hệ xã hội không có: sử dụng hành vi có lời
- khó khăn sử dụng hành vi không lời
- Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi
- Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú
- Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm

* theo DSM - IV, khiếm khuyết chất lượng giao tiếp không có: cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn
- Chậm/không phát triên kỹ năng nói so với tuổi:
- Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị
- Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi:

* DSM - IV về hành vi bất thường gồm:
- Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và tập trung:
- Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức:
- Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn:
- Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật:

* hiện nay hình thức phục hồi chức năng tốt nhất cho trẻ tự kỷ là:
a. phục hồi chức năng tại cộng đồng, giáo dục hòa nhập và can thiệp cá nhân
b. phục hồi chức năng tại trung tâm giáo dục đặc biệt kết hợp tại nhà
b

* Năm dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ mắc tự kỷ như sau:
- Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
- Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay...) khi 12 tháng tuổi.
- Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.
- Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào