Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Test bệnh giang mai


Câu hỏi đúng sai

d/s. hình dạng thường gặp của săng giang mai là hình bầu dục hay tròn. d
d/s. săng giang mai điển hình có hình đa giác. s
d/s. vị trí hay gặp của giang mai là ở lòng bàn chân. S (bộ phận sinh dục)
d/s. vi khuẩn giang mai lây truyền qua đường hô hấp. s
d/s. giang mai có thể lây qua đường tiêm chích. D
d/s. giang mai bẩm sinh không cần điều trị có thể tự khỏi. s
d/s. hạch giang mai I một bên. S (bắt đầu ở 1 bên, sau có thể ở 2 bên)
d/s. bề mặt của săng giang mai bằng phẳng. d


MCQ

Mản chất của săng giang mai là:
a. vết xước
b. vết loét
c. vết trợt
d. vết nứt
c (vết trợt nông)

Thuốc đầu tiên được lựa chọn để điều trị giang mai là benzathin penicillin vì:
a. ngấm vào hạch tốt hơn các thuốc khác
b. qua được hàng rào dịch não tủy
c. có thời gian bán hủy dài nhất
d. rẻ tiền nhất
c

Hình dạng vi khuẩn giang mai:
a. móc câu
b. lò xo
c. hình cầu
d. oval
b

Màu sắc của săng giang mai là:
a. màu da bình thường
b. màu tím
c. màu đỏ thịt tươi
d. màu hồng tím
c

Khi bệnh nhân mắc bệnh giang mai, nếu không sử dụng penicillin có thể sử dụng nhóm thuốc nào sau đây:
a. quinolon
b. azeliol
c. sulfamid
d. cyclin
d

Vị trí hay gặp của đào ban giang mai:
a. đùi
b. mặt
c. cổ
d. mạng sườn
b, d (mạng sườn, mặt, lòng bàn tay-chân)

Đào ban giang mai có tính chất:
a. đào ban mất đi để lại vết thâm
b. khi đào ban khỏi để lại sẹo
c. đào ban chỉ tồn tại một thời gian
d. đào ban tồn tại vĩnh viễn
c

Đào ban tồn tại một thời gian không điều trị gì cũng mất đi để lại vết nhiễm sắc tố loang lổ.

Triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh ứng với giang mai mắc phải ở giai đoạn nào: sớm => II, muộn => III

Rụng tóc kiểu rừng thưa gặp trong bệnh nào
a. giang mai
b. phong
c. vảy nến
d. nấm da
a

Rụng tóc trong giang mai II là:
a. rụng tóc cắt ngang ngọn tóc
b. rụng tóc từng đám
c. rụng toàn thể
d. rụng tóc kiểu rừng thưa
d

Màu sắc của ban giang mai II: màu hồng tươi như cánh hoa đào

Kháng sinh được lựa chọn đầu tiên để điều trị giang mai:
a. erythromycin
b. ofloxacin
c. penicillin
d. tetracycline
c

Vi khuẩn giang mai có thời gian nhân đôi là: 30 - 33 giờ

Đào ban trong giang mai II do cơ chế:
a. phù khoảng gian mạch
b. giãn mạch dưới da
c. xuất huyết dưới da
d. thay đổi sắc tố da
b

Giang mai ủ bệnh bao nhiêu ngày:
a. 100
b. 30
c. 21
d. 150
c (3 - 4 tuần)

Hạch giang mai có tính chất
a. Đối xứng
b. 1 bên
c. Hợp thành chùm
d. riêng rẽ
c

Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai tốt nhất là:
a. thạch máu
b. môi trường có mật bò
c. Thayer - Martin
d. không có môi trường nào
d
đây là loại vi khuẩn kỵ khí rất khó nuôi, đến nay vẫn chưa nuôi cấy được xoắn khuẩn trên môi trường nhân tạo. Hiện nay, cách giữ chủng tốt nhất vẫn là tiêm xoắn khuẩn vào tinh hoàn thỏ. Trong môi trường sống dư của Nelson xoắn khuẩn có thể sống được 42-78 giờ.

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn giang mai:
a. 40 oC
b. 35 oC
c. 20 oC
d. 37 oC
d

Giang mai III:
a. rất dễ lây truyền
b. vi khuẩn có rất nhiều ở tổn thương
c. gây tổn thương ở nhiều phủ tạng
d. xảy ra từ năm thứ 2 trở đi
c

Sưng hạch trong giang mai II có tính chất sau:
a. hạch một bên
b. hạch lan tràn toàn thân
c. có hạch chủ
d. hạch dính vào nhau
b

Dạng penicillin nào sau hay được dùng nhất để điều trị giang mai:
a. penicillin viên uống
b. procain penicillin
c. benzathin penicillin (tiêm)
d. benzyl penicillin G
c

Điều nào sau đây không đúng về giang mai kín muộn:
a. xảy ra sau giang mai thời kỳ II
b. không có tổn thương trên da và niêm mạc
c. xuất hiện từ năm thứ 3 kể từ lúc bị bệnh
d. chỉ có thể phát hiện dựa vào phản ứng huyết thanh
a

Cách lây truyền chủ yếu của xoắn khuẩn giang mai:
a. do truyền máu
b. lây qua các vết xây xước trên da
c. lây từ mẹ sang con
d. lây qua đường da, niêm mạc
d

Vết loang trắng đen là tổn thương đặc trưng của:
a. giang mai I
b. giang mai II sơ phát
c. giang mai II tái phát
d. giang mai III
b

Sẩn giang mai sẽ xuất hiện trong cùng thời kỳ với tổn thương nào sau đây:
a. đào ban giang mai
b. hồng ban giang mai
c. săng giang mai
d. gôm giang mai
b (hồng ban tái phát)

Những tổn thương nào sau đây gặp trong cùng thời kỳ:
a. mảng niêm mạc + săng giang mai
b. đào ban + viêm hạch lan tỏa
c. củ giang mai + vết loang trắng đen
d. hồng ban tái phát + gôm giang mai
b

Theo Savage, xoắn khuẩn giang mai lây từ mẹ sang con chủ yếu từ:
a. tuần 1 - 4
b. tuần 5 - 8
c. tuần 9 - 12
d. tháng 4 - 5
c

Triệu chứng của giang mai bẩm sinh muộn giống với:
a. giang mai bẩm sinh sớm
b. giang mai II tái phát
c. giang mai II sơ phát + tái phát
d. giang mai III
d

Đâu không phải phản ứng huyết thanh không đặc hiệu để chẩn đoán bệnh giang mai:
a. phản ứng lên bông
b. phản ứng cố định bổ thể
c. phản ứng ngưng kết hồng cầu
d. phản ứng VDRL
c

Đâu là phản ứng kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang:
a. RPR
b. FTA
c. TPHA
d. TPI
b

Phản ứng TPI dương tính sau bao nhiêu ngày sau khi có săng:
a. 5
b. 10
c. 45
d. 60
c

Hội chứng behcet cần phân biệt với:
a. đào ban giang mai
b. sẩn giang mai
c. củ giang mai
d. săng giang mai
d

Chu kỳ sinh sản của xoắn khuẩn giang mai dài:
a. 13h
b. 23h
c. 33h
d. 43h
c

Điều trị giang mai kín sớm ở Việt Nam cần dùng thuốc:
a. penicillin procain G 15 triệu đơn vị mỗi ngày tiêm 1 triệu đơn vị, chia nhiều lần, 2-3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 300,000 đơn vị
b. benzyl penicillin G tổng liều 30 triệu đơn vị, mỗi ngày tiêm 1 triệu đơn vị, sáng - chiều mỗi lần 500,000 đơn vị
c. benzathin penicillin G 9.6 triệu đơn vị, mỗi tuần tiêm 2.4 triệu đơn vị, chia làm 2 mũi, mỗi mông tiêm 1.2 triệu đơn vị
d. erythromycin 2 g/ngày trong 15 ngày
d (nếu dị ứng với penicillin)

Đâu không phải đặc điểm của săng giang mai:
a. bề mặt bằng phẳng, màu đỏ thịt tươi
b. nền rắn cứng
c. không ngứa, không đau, không hóa mủ
d. săng sẽ tự khỏi sau 10 - 90 ngày
d (xuất hiện trong khoảng 10 - 90 ngày sau lây nhiễm, thường là 3 - 4 tuần, tự khỏi sau 6 - 8 tuần)

Vị trí chủ yếu của đào ban giang mai là:
a. quanh bộ phận sinh dục
b. mặt, sườn, lòng bàn tay - chân
c. mông, đùi, phần trên cẳng chân
d. mặt và quanh bộ phận sinh dục
b

Tổn thương nào sau đây không tự khỏi và sẽ để lại sẹo:
a. đào ban giang mai
b. hồng ban tái phát
c. củ giang mai
d. gôm giang mai
d

Đâu không phải đặc điểm của phản ứng huyết thanh không đặc hiệu chẩn đoán giang mai:
a. phản ứng không đặc hiệu là cả kháng nguyên và kháng thể đều không đặc hiệu
b. phản ứng dương tính sớm
c. phản ứng có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp
d. phản ứng có giá trị chẩn đoán
c
d (phản ứng RPR, VDRL có giá trị chẩn đoán)

Để sàng lọc giang mai sẽ dùng phản ứng sau:
a. FTA abs
b. TPHA
c. RPR
d. tìm xoắn khuẩn trong bệnh phẩm
c

Đâu không phải là dấu hiệu của giang mai bẩm sinh muộn:
a. lác quy tụ
b. tràn dịch khớp gối
c. nứt mép chân chim
d. viêm giác mạc kẽ
c (nứt mép chân chim là 1 trong các biểu hiện giang mai bẩm sinh sớm)

Đâu không phải là dấu hiệu của giang mai bẩm sinh sớm:
a. phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân
b. điếc 2 tai
c. sổ mũi, khụt khịt mũi
d. viêm xương sụn giả liệt Parrot
b (là biểu hiện giang mai bẩm sinh muộn)

Bệnh nhân N bị bệnh giang mai có tổn thương săng giang mai đau, loét, bội nhiễm. Bệnh nhân này cần tìm thêm bệnh phối hợp:
a. Molluscum contagiosum
b. Hạ cam
c. HIV
d. lậu
c

Viền vảy Biette là tổn thương đặc trưng của:
a. gôm giang mai ở lòng bàn tay chân
b. sẩn giang mai ở lòng bàn tay chân
c. củ giang mai ở lòng bàn tay chân
d. đào ban giang mai
b

Bản chất của giang mai IV là:
a. giang mai III di chứng
b. giang mai III tái phát
c. giang mai III biến chứng
d. giang mai thần kinh
d

Bệnh nhân L phát hiện mắc giang mai kín muộn, theo phác đồ của WHO, cần điều trị cho bệnh nhân này bằng:
a. benzyl penicillin G tổng liều 15 triệu đơn vị, mỗi ngày tiêm 1.5 triệu đơn vị.
b. procain penicillin G tiêm bắp mỗi ngày 1.2 triệu đơn vị trong 4 tuần.
c. benzathin penicillin G tiêm bắp 2.4 triệu đơn vị tiêm mông liều duy nhất
d. tetracycline 500 mg x 4 viên/ngày trong 15 ngày
d (nếu dị ứng với penicillin)

Bệnh nhân N 1 tuổi, cân nặng 8 kg, bị giang mai bẩm sinh có bất thường dịch não tủy, cần điều trị:
a. benzathin penicillin G 400,000 đơn vị tiêm bắp liều duy nhất
b. benzathin penicillin G 400,000 đơn vị tiêm bắp 2 lần/ngày trong 10 ngày
c. benzathin penicillin G 240,000 đơn vị tiêm bắp chia 2 lần/ngày trong 14 ngày
d. erythromycin 80 mg/ngày uống trong 30 ngày
b

Sau khi hoàn thành điều trị giang mai, cần xét nghiệm lại phản ứng huyết thanh sau:
a. tháng 3, 6, 9
b. tháng 2, 5, 8
c. tháng 3, 6, 12
d. tháng 6, 12
c

Bệnh nhân L bị giang mai II, có RPR (-) và TPHA (-). Bệnh nhân này có khả năng bị:
a. giang mai bẩm sinh muộn
b. giang mai/HIV
c. lupus ban dỏ hệ thống
d. giang mai kín muộn
b

Sẩn màu hồng nhạt, kích thước 0.5 - 3 cm, bề mặt teo da nhẹ, trung tâm lõm xuống là tổn thương đặc trưng của:
a. nấm sâu
b. u mạch trực khuẩn
c. sarcom kaposi
d. u mềm lây
a (bệnh Penicilliose  do Penicillium marneffei, dễ nhầm với u mềm lây)