Dấu hiệu có giá trị
trong chẩn đoán dị vật đường ăn giai đoạn đầu là:
A. Nuốt đau
B. Nuốt vướng, tắc
C. Đau có vị trí cố định
D. Hơi thở hôi
E. Sốt cao
A
Dấu hiệu giá trị trong
chẩn đoán viêm tấy thực quản cổ do dị vật là:
A. Sốt cao
B. Nuốt đau
C. Không ăn uống được
D. Sưng tấy vùng máng cảnh
E. Mất lọc cọc thanh quản
cột sống
D
Dấu hiệu giá trị trong
chẩn đoán áp xe trung thất do dị vật:
A. Dáng đi lom khom
B. Hơi thở hôi
C. Đau nhói khi ho, nói
D. Mất lọc cọc thanh quản
cột sống
E. Không ăn uống được
A
Đ/S
Dị vật đường ăn:
A. Chủ yếu ở trẻ em
B. Luôn có tiền sử hóc
rõ
C. Chụp X.quang luôn thấy
hình ảnh dị vật
D. dị vật thực quản có
thể gây thủng mạch máu lớn
E. Chụp X.quang có giá
trị xác định trong dị vật giai đoạn biến chứng
S Đ S Đ Đ
Đ/S
Xử trí dị vật đường ăn:
A. Một số thuốc đặc hiệu
gia truyền có thể làm tiêu xương
B. Các phương pháp chữa
mẹo thường cho kết quả tốt
C. Soi thực quản là biện
pháp lựa chọn hàng đầu để xử lý dị vật thực quản khi mới bị hóc
D. Khi đã có áp xe, viêm
tấy quanh thực quản, biện pháp tốt nhất là mở dẫn lưu ổ áp xe và lấy bỏ dị vật
S S Đ Đ
Người nhà đưa cụ già 70
tuổi đến khám, cho biết bị hóc xương 3 tuần nay. Từ khi bị hóc chỉ uống được ít
nước, không ăn được, nuốt rất đau, hơi thở rất hôi. Đã chữa mẹo và uống thuốc dân
tộc không đỡ, từ hai ngày nay cổ bên trái bị sưng, ấn vào rất đau.
Hiện thể trạng rất mệt
mỏi, không khó thở, không sốt, nhiệt độ 36 độ C.
1. việc cần làm trước
tiên
A. Lấy mạch, đo huyết áp
B. Soi khám họng, hạ họng.
C. Chụp phim cổ nghiêng
D. Truyền 50 ml huyết
thanh ngọt đẳng trương.
2. Bệnh nhân đã được xác
định có viêm tấy mủ quanh thực quản cổ do dị vật, mạch đã bắt nhanh nhỏ 110l/phút,
tiếng tim nhỏ mờ, huyết áp 80/50 mmHg. Xử trí:
A. Gửi ngay tới tuyến
chuyên khoa.
B. Hồi sức, trợ tim rồi
mới chuyển đi.
1 A 2 B
Bệnh nhân nữ 35 tuổi,
khai hóc xương gà từ 5 ngày nay, từ khi hóc nuốt rất đau, không ăn uống được,
ba ngày nay sốt 39-40 độ C, đau vùng ngực lan lên bả vai trái, không đi thẳng được.
- Khám: Nhiệt độ 38 độ
C, Mạch 100l/phút, HA: 90/60 mmhg.
Dáng đi lom khom, người
gầy đét, da xạm nhăn nheo, vẻ rất mệt mỏi, hơi thở hôi.
1. Chẩn đoán nghĩ tới
nhiều nhất:
A. Dị vật ở thực quản cổ
B. Dị vật ở thực quản
ngực
C. Viêm tấy thực quản cổ
do dị vật
D. Áp xe trung thất do
dị vật
2. Lúc đó là 22 giờ, cách
viện chuyên khoa 150 km, có xe cứu thương và nhân viên Y tế để đưa bệnh nhân,
chọn thái độ xử trí đúng nhất cho trường hợp này:
A. Cho mời hội chẩn toàn
viện
B. Gửi ngay tới tuyến
chuyên khoa
C. Hồi sức, điều trị kháng
sinh rồi chuyển tuyến chuyên khoa sáng hôm sau.
1 D 2 C
Dị vật thực quản thường
gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:
A. Dưới 1 tuổi
B. 1-15 tuổi
C. 16-60 tuổi
D. Trên 60 tuổi
C
Thực quản có mấy đoạn hẹp
sinh lý:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
B
Bản chất dị vật đường ăn
hay mắc:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Kim loại
D. Các loại khác
B
Dị vật thực quản thường
mắc ở:
A. Thực quản đoạn cổ
B. Thực quản ngực
C. Eo cơ hoành
D. Tâm vị
A
Dấu hiệu có giá trị
trong chẩn đoán viêm tấy thực quản cổ do hóc xương:
A. Nuốt đau
B. Sốt cao
C. Sưng tấy vùng máng cảnh
D. Hơi thở hôi
C
Dấu hiệu sau đây có giá
trị trong chẩn đoán áp xe trung thất do hóc xương:
A. Đau nhói khi ho, nói
B. Đau ngực, dáng đi
lom khom
C. Hơi thở hôi, sốt cao
D. Sốt cao
B
Biến chứng nguy hiểm nhất
trong số các biến chứng sau do dị vật thực quản:
A. Nhiễm trùng
B. Tràn khí trung thất
C. Thủng động mạch
D. Tràn khí màng phổi
C
Phim X.quang có giá trị
phát hiện dị vật thực quản cản quang:
A. Phim chụp cổ thẳng
B. Phim chụp tim phổi
thẳng
C. Phim chụp tim - phổi
nghiêng
D. Phim chụp cổ nghiêng
D
Vị trí đoạn hẹp miệng
thực quản tương ứng đốt sống cổ nào trên phim x.quang:
A. C3
B. C4
C. C5
D. C6
D
Để giúp chẩn đoán xác định
và chẩn đoán giai đoạn của dị vật thực quản, những đặc điểm cần nhận biết được
trên phim chụp x.quang, TRỪ:
A. Hình ảnh dị vật cản
quang
B. Phần mềm trước cột sống
C. Chiều cong sinh lý cột
sống cổ
D. Khoảng sáng hạ họng
D
Thái độ xử trí phù hợp
nhất khi hóc dị vật thực quản giai đoạn sớm:
A. Soi thực quản (ống cứng/
ống mềm) gắp dị vật và có thể đặt sonde ăn (tuỳ trường hợp)
B. Soi thực quản (ống cứng/
ống mềm) gắp dị vật và có thể đặt sonde ăn.
C. Soi thực quản (ống cứng/
ống mềm) đẩy dị vật xuống dạ dày và có thể đặt sonde ăn.
D. Mở cạnh cổ lấy dị vật
và có thể đặt sonde ăn
A
Thái độ xử trí phù hợp
nhất khi hóc dị vật thực quản giai đoạn áp xe thực quản:
A. Soi thực quản ống mềm
gắp dị vật, đặt sonde ăn, kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm.
B. Soi thực quản ống cứng
gắp dị vật, đặt sonde ăn, kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm.
C. Mở cạnh cổ lấy dị vật,
kháng sinh chống kỵ khí, giảm viêm, đặt sonde ăn
D. Mở cạnh cổ dẫn lưu mủ,
soi thực quản ống cứng gắp dị vật, kháng sinh chống kỵ khí, đặt sonde ăn.
D
Tại bệnh viện huyện cách
bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng 100km, vào hồi 22h, tiếp nhận một bệnh nhân
nam 65 tuổi khai hóc xương gà từ 4 ngày nay, từ khi hóc nuốt rất đau, không ăn
uống được. Hai ngày nay, sốt 39-40 độ C, đau vùng ngực lan lên vai trái, không đi
thẳng được.
- Khám: nhiệt độ 38 độ
C, mạch 100 lần/phút, huyết áp: 90/60 mmHg. Dáng đi lom khom, người gầy đét, da
nhăn nheo, vẻ mặt mệt mỏi, hơi thở hôi.
1. Xét nghiệm giúp chẩn
đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn, biến chứng của bệnh:
A. Siêu âm tim, phim Cổ
thẳng, phim tim - phổi nghiêng
B. Xét nghiệm công thức
máu, phim Cổ nghiêng, phim tim - phổi thẳng
C. Xét nghiệm hoá sinh
máu, phim Cổ thẳng, phim tim - phổi thằng
D. Xét nghiệm điện tâm đồ,
phim Cổ nghiêng, phim tim - phổi nghiêng
2. Chẩn đoán nghĩ tới
nhiều nhất:
A. Dị vật thực quản cổ
B. Dị vật thực quản ngực
C. Viêm tấy thực quản cổ
do dị vật
D. Áp xe trung thất do
dị vật
3. Hãy chọn thái độ xử
trí đúng nhất:
A. Gửi đi cơ sở chuyên
khoa ngay, đi bằng xe cứu thương và nhân viên y tế
B. Hội chẩn với chuyên
khoa Tim - mạch, hồi sức, điều trị kháng sinh
C. Hội chẩn chuyên khoa
ngoại, Hồi sức, điều trị kháng sinh.
D. Hồi sức, điều trị kháng
sinh rồi chuyển tuyến chuyên khoa ngày hôm sau.
1B 2D 3D
Biến chứng nguy hiểm nhất
của dị vật thực quản ở trẻ nhỏ: Abscess thành thực quản