Lứa tuổi thường gặp dị
vật đường thở:
A. Dưới 1 tuổi
B. Từ 1 đến 4 tuổi
C. Từ 5 tới 15 tuổi
D. Từ 16 tới 55 tuổi
E. Trên 55 tuổi
B
Dấu hiệu của hội chứng
xâm nhập:
A. Ho cơn rũ rượi
B. Khàn tiếng liên tục
C. Khó thở thì thở ra
D. Nghe phổi có rales ẩm
A
Dấu hiệu không phải của
hội chứng xâm nhập:
A. Ho sâu
B. Khó thở liên tục
C. Nghe phổi có rales rít
D. Tím tái
C
Dấu hiệu của dị vật
thanh quản:
A. Khó thở hỗn hợp 2 thì.
B. Khàn tiếng
C. Ho có đờm
D. Nghe phổi có rales ẩm
B
Dấu hiệu của dị vật khí
quản
A. Ho húng hắng
B. Nghe phổi giảm rì rào
phế nang một bên
C. Ho từng cơn, khó thở
từng lúc
D. Mất tiếng
C
Dấu hiệu của dị vật phế
quản
A. Khó thở từng cơn
B. Tím môi và đầu chi
C. Phim phổi có hình ảnh
khí phế thũng cả hai bên
D. Nghe thấy giảm rì rào
phế nang và rales rít ở một bên phổi
D
Đ/S
Dị vật đường thở:
A. Gặp nhiều ở trẻ em từ
1-4 tuổi
B. Thường là các vật có
thể ăn được
C. ít nguy hiểm tới tính
mạng bệnh nhân
D. Thường có hội chứng
xâm nhập
Đ S S Đ
Đ/S
Dị vật phế quản:
A. Chụp X-quang phổi luôn
phát hiện thấy dị vật
B. Nghe phổi chưa thể
cho chẩn đoán xác định
C. Luôn luôn gây xẹp phổi
D. Soi phế quản là
phương pháp xác chẩn
S Đ S Đ
Đ/S
Dị vật sống đường thở
dưới:
A. Luôn gây khó thở
thanh quản
B. Thường nằm ở hạ
thanh môn
C. Chỉ gặp ở bệnh nhân
sử dụng nước suối
D. Khạc ra máu đông liên
tục
S Đ Đ Đ
Bệnh nhân nam 3 tuổi được
đưa tới phòng khám vì ho từng cơn, sốt. Mẹ cháu kể lại: cách đó 3 ngày trong lúc
đang chơi đột nhiên cháu bị ho sặc sụa, tím tái, trợn mắt, vã mồ hôi. Sau khoảng
3-5 phút cháu trở lại bình thường. Đêm đó cháu ngủ không ngon, ngáy to, thở khò
khè. Hôm sau cháu vẫn chơi bình thường, thỉnh thoảng có 1 cơn ho. Chiều qua cháu
có một cơn ho rũ rượi, tím tái, sau đó trở lại gần bình thường. Từ đó cháu có vẻ
mệt mỏi. Đêm qua cháu sốt nhẹ, thở rít ngáy. Sáng nay cháu lại có hai cơn ho dữ
dội, tím tái khoảng 3-4 phút.
Khám: Trẻ sốt 38 độ C,
không khó thở, tiếng trong. Nghe phổi 2 bên có rales rít và rales ngáy đều
nhau, chụp phim phổi thẳng bình thường.
1. Chẩn đoán nghĩ tới
nhiều nhất:
A. Viêm phế quản cấp
B. Hen phế quản
C. Dị vật đường thở
D. Viêm thanh quản cấp
2. Tại phòng khám đột
nhiên cháu lại có cơn ho dữ dội , tím tái vã mồ hôi. Sau khoảng 4 phút thì cháu
hết khó thở, tím tái. Nghe phổi lại thấy có tiếng lật phật cờ bay. Vị trí dị vật
nghĩ tới:
A. Dị vật thanh quản
B. Dị vật khí quản
C. Dị vật phế quản gốc
phải
D. Dị vật phế quản gốc
trái.
3. Trong phòng khám cách
bệnh viện chuyên khoa 120 km, có xe cứu thương và nhân viên Y tế có thể đi cùng
bệnh nhân. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất:
A. Gửi đi bệnh viện
chuyên khoa ngay
B. Mời hội chẩn hô hấp
nhi khoa
C. Đặt nội khí quản rồi
gửi tuyến chuyên khoa
D. Mở khí quản rồi chuyển
tuyến chuyên khoa
1C 2B 3D
Dị vật đường thở thường
gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:
A. Dưới 1 tuổi
B. Vườn trẻ (1-3 tuổi)
C. Mẫu giáo (3-5 tuổi)
D. Trên 6 tuổi
B
Xương cá thường mắc ở:
A. Thanh quản
B. Khí quản
C. Phế quản gốc phải
D. Phế quản gốc trái
A
Hạt thực vật thường mắc
ở:
A. Thanh quản
B. Khí quản
C. Phế quản gốc trái
D. Phế quản gốc phải
D
Dấu hiệu của hội chứng
xâm nhập, TRỪ:
A. Đột ngột
B. Ho sặc sụa
C. Khó nuốt
D. Khó thở
C
Dấu hiệu có giá trị nhất
để chẩn đoán dị vật thanh quản giai đoạn mới:
A. nuốt đau
B. nuốt vướng
C. khó thở
D. hơi thở hôi
C
Dấu hiệu của dị vật
thanh quản:
A. Khó thở hỗn hợp 2 thì
B. Khàn tiếng
C. Ho có đờm
D. Nghe phổi có rale ẩm
B
Dấu hiệu của dị vật khí
quản di động:
A. Khàn tiếng
B. Mất tiếng
C. Ho, khó thở thanh quản
từng cơn
D. Nghe phổi rì rào phế
nang giảm 1 bên
C
Dấu hiệu của dị vật phế
quản thường gặp:
A. Khó thở từng cơn
B. Tím môi, đầu chi
C. Phim phổi có hình ảnh
khí phế thũng cả 2 phổi
D. Nghe thấy giảm rì rào
phế nang và rale rít 1 bên phổi
D
Dị vật đường thở xương
cá thường gây:
A. Khó nuốt
B. Khàn tiếng
C. Dấu hiệu lật phật cờ
bay
D. Khó thở thì thở ra
B (vì hay gây mắc ở
thanh quản)
Dị vật hạt lạc đường thở
giai đoạn sớm thường có dấu hiệu:
A. Xẹp một bên phổi
B. Tiếng lật phật cờ
bay
C. Viêm trung thất
D. Viêm phổi do dầu
B
Nếu không thấy hội chứng
xâm nhập thì không nghĩ tới dị vật đường thở? S
Dị vật đường thở gặp
nhiều ở trẻ em hơn người lớn? Đ
Động vật có thể sống lâu
ngày trong đường thở? Đ
Dị vật sống (đỉa suối) đường
thở hay khạc ra máu đông liên tục? Đ
Dị vật phế quản thường
gây hiện tượng xẹp phổi? Đ
Chụp X.quang phổi luôn
phát hiện thấy dị vật? S
Cần phải nghĩ đến mở khí
quản mỗi khi có dị vật đường thở? Đ
Soi phế quản là biện pháp
có giá trị để xác chẩn dị vật đường thở? Đ
Bệnh nhân nam, 3 tuổi, được
đưa tới khoa nhi bệnh viện huyện vì ho từng cơn, sốt. Mẹ cháu kể: cách 3 ngày
cháu đang cười đùa, ăn lạc với anh, đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, trợn mắt, vã
mồ hôi, sau vài phút trở lại trạng thái bình thường. Đêm đó cháu ngủ không
ngon, thở khò khè, ho cơn
Hôm sau vẫn chơi bình
thường thỉnh thoảng cháu có cơn ho rũ rượi, tím tái kéo dài 3-5 phút rồi về bình
thường.
Sáng nay, cháu sốt nhẹ,
thở rít ngày, quấy khóc, ho cơn.
Khám thấy: sốt 38 độ C,
không khó thở, giọng trong, Nghe phổi 2 bên có rale rít, rale ngáy đều nhau, chụp
tim phổi thẳng bình thường
1. Chẩn đoán nghĩ tới
nhiều nhất:
A. Viêm phế quản cấp
B. Hen phế quản
C. Dị vật đường thở
D. Viêm thanh quản cấp
2. Tại bệnh viện huyện,
đột nhiên cháu lên cơn ho rũ rượi, tím tái, vã mồ hôi diễn ra khoảng 4 phút thì
hết. Nghe phổi thấy dấu hiệu lật phật cờ bay. Vị trí dị vật nghĩ tới
A. Dị vật thanh quản
B. Dị vật khí quản
C. Dị vật phế quản gốc
phải
D. Dị vật phế quản gốc
trái
3. Trong phòng khám cách
bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng 100km. Hãy chọn thái độ xử trí đúng nhất
A. Gửi đi cơ sở chuyên
khoa ngay, đi bằng xe cứu thương, có mang theo bình dưỡng khí và nhân viên y tế
B. Cho đơn kháng sinh,
giảm viêm về theo dõi nếu có khó thở nhập viện ngay
C. Đặt nội khí quản rồi
gửi tuyến chuyên khoa, đi bằng xe cứu thương và bình dưỡng khí và nhân viên y tế
D. Mở khí quản rồi chuyển
tuyến chuyên khoa, đi bằng xe cứu thương và bình dưỡng khí và nhân viên y tế
1C 2B 3D
BN nam 18 tháng tuổi, được
đưa tới phòng khám vì trước đó 30 phút cháu ăn cháo cá đột ngột bị ho sặc sụa,
tím tái. Sau khoảng 5 phút cháu hết tím tái nhưng xuất hiện thở rít và khàn tiếng.
Khám: trẻ không sốt, nhịp
thở 24 lần/phút, khó thở thì hít vào, tiếng rít nhẹ, tiếng khàn vừa. Nghe phổi 2
bên có rales rít và rales ngáy đều nhau, thì thở vào cả 2 bên phổi, XQ phổi thẳng
bình thường.
1. chẩn đoán phù hợp nhất:
A. viêm amidan cấp
B. viêm thanh quản cấp
C. viêm phế quản cấp
D. dị vật đường thở
2. đánh giá mức độ khó
thở của bệnh nhân:
A. khó thở hỗn hợp
B. khó thở thanh quản độ
I
C. khó thở thanh quản độ
II
D. khó thở kiểu hen
3. thái độ xử trí đúng
nhất cho trường hợp này (không lấy được dị vật)
A. mở khí quản rồi chuyển
chuyên khoa
B. thở oxy 3 lit/phút,
bồi phụ nước điện giải
C. điều trị kháng sinh,
giảm viêm 3 ngày rồi gửi tuyến chuyên khoa
D. đặt nội khí quản rồi
chuyển tuyến chuyên khoa
1d 2c 3a
Bản chất dị vật đường
thở hay mắc:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Kim loại
D. Các loại khác
A