20170929 t6 9C
Bệnh nhân nữ 32 tuổi,
sau mổ u nang buồng trứng ngày thứ 2, quá trình mổ an toàn không có biến chứng.
Sau mổ ngày thứ nhất, bệnh nhân được truyền Perfalgan 1 g, Tavanic
(levofloxacin) 500mg, sau truyền 30 phút bệnh nhân xuất hiện ban mày đay cấp,
ngứa nhiều.
Ngày thứ 2 bệnh nhân được chuyển dùng Ivanz (ertapenem) 1g và
Efferalgan 1g, sau truyền bệnh nhân ngứa nhiều, ban mày đay nhiều hơn, khó thở.
Khám hiện tại: bệnh nhân
tỉnh, huyết áp 100/60 mmHg, M 100l/p, SpO2 87%, phổi có ran rít, tim đều, đau bụng,
phản ứng thành bụng (-)
Tiền sử: mày đay mạn đã
điều trị ổn định 3 tháng trước, dị ứng paracetamol dạng tổn thương là may đay
(theo bệnh nhân kể)
1. chẩn đoán bệnh phù hợp
nhất:
a. phản vệ
b. hen phế quản
c. mày đay mạn
d. mày đay cấp
a
2. phân loại bệnh cảnh
dị ứng của bệnh nhân này theo Gell và Coombs:
a. typ I
b. typ II
c. typ III
d. typ IV
a
3. đánh giá ban đầu cần
cho bệnh nhân này, trừ:
a. dấu hiệu sinh tồn
(M, HA, SpO2)
b. hỏi tiền sử
c. Khám tim mạch, hô hấp,
tiêu hóa
d. test da với thuốc
d
4. xét nghiệm có giá trị
chẩn đoán ngay tại thời điểm xảy ra phản ứng:
a. IgE toàn phần
b. định lượng Tryptase
c. test lẩy da
d. test nội bì
b
5. thuốc điều trị đầu
tay cho bệnh nhân:
a. corticoid
b. epinephrin
c. kháng leukotrien
d. kháng histamin H1 thế
hệ 2
b
6. thuốc nghi ngờ dị ứng
nhiều nhất ở bệnh nhân này:
a. paracetamol
b. ertapenem
c. levofloxacin
d. thuốc gây mê
a
7. sau khi dùng thuốc điều
trị bệnh nhân hết khó thở, còn ban mày đay. Bệnh nhân có chỉ định cần dùng kháng
sinh sau mổ. Lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân dựa trên nguyên tắc:
a. có thể dùng 1 trong
2 kháng sinh đã dùng
b. không thể dùng kháng
sinh
c. dùng test da để lựa
chọn kháng sinh
d. dùng test kích thích
lựa chọn thuốc
c
8. sau 5 ngày bệnh ổn định,
hết tình trạng dị ứng, bệnh nhân được ra viện. hướng dẫn cho bệnh nhân:
a. không được dùng bất
kỳ loại kháng sinh nào
b. sau 4 tuần vào làm
test với thuốc tìm nguyên nhân
c. bất kỳ khi nào có bệnh
thì làm test da trước khi dùng thuốc
d. phân hủy mastocyte với
các loại thuốc đã dùng
b
9. xét nghiệm có giá trị
nhất tìm nguyên nhân dị ứng:
a. test lẩy da
b. test nội bì đọc
nhanh
c. test kích thích
d. IgE đặc hiệu
d
10. xét nghiệm có giá
trị chẩn đoán dị ứng với nhóm NSAIDs:
a. test lẩy da
b. test nội bì
c. IgE đặc hiệu
d. test kích thích
d
====================
20171005 t5 9C
Bệnh nhân nữ 25 tuổi,
tiền sử lupus ban đỏ hệ thống 2 năm, khám và điều trị thường xuyên, đang dùng
Medrol 4 mg/ngày. Bệnh nhân đang mang thai lần đầu, thai 12 tuần. Đợt này bệnh
nhân vào viện vì phù 2 chi dưới. bệnh diễn biến 2 tuần trước khi vào viện, bệnh
nhân xuất hiện phù 2 chi dưới tăng dần, tăng 6kg/10 ngày, tiểu ít, kèm sốt cao,
đau các khớp nhỏ nhỡ, nổi ban đỏ ở mặt.
Khám lúc vào viện: bệnh
nhân tỉnh, sốt 39 độ C, phù 2 chi dưới, phù
trắng mềm, ấn lõm. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, không xuất huyết dưới
da. Đau và hạn chế vận động các khớp nhỏ nhỡ. M 89l/p, HA 120/80 mmHg, tim phổi
bình thường.
Kết quả xét nghiệm: HC
3.2 T/L, HGB 88 g/l, TC 70 G/L, BC 3.2 G/L, NEUT 68%. Sinh hóa máu: ure 6.7
mmol/L, creatinin 100 mcmol/L, GOT/GPT:
35/40. Tổng phân tích nước tiểu: BC (-), protein 5.0 g/L, HC 120 TB,
procalcitonin 0.08 ng/ml
1. chẩn đoán sơ bộ tình
trạng bệnh:
a. xuất huyết giảm tiểu
cầu
b. tiền sản giật
c. đợt cấp SLE
d. nhiễm khuẩn huyết
c
2. chẩn đoán mức độ hoạt
động bệnh của bệnh nhân dựa vào:
a. tiêu chuẩn SLICC
2012
b. tiêu chuẩn SLEDAI
c. tính điểm SCORTEN
d. thang điểm ACR
b
3. xét nghiệm cần làm
thêm để đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân này, trừ:
a. albumin máu
b. protein niệu 24 giờ
c. siêu âm thận
d. chụp hệ tiết niệu không
chuẩn bị
d
4. yếu tố làm cho bệnh
nặng hơn ở bệnh nhân này:
a. thời gian mắc bệnh
quá lâu
b. sốt
c. mang thai
d. nữ giới, trẻ
c
5. kết quả xét nghiệm: albumin 18 g/L, protein
toàn phần: 56 g/L, protein niệu 24 giờ: 6.8 g/24h. Chẩn đoán tổn thương thận ở
bệnh nhân này:
a. viêm cầu thận cấp
b. viêm cầu thận mạn
c. viêm thận lupus có hội
chứng thận hư
d. hội chứng thận hư tiên
phát
c
6. biến chứng có thể gặp
ở bệnh nhân này:
a. nhiễm khuẩn
b. tắc mạch
c. rối loạn điện giải
d.cả 3 phương án trên đều
đúng
d
7. nguyên nhân rối loạn
huyết học ở bệnh nhân này:
a. tổn thương trong bệnh
lupus ban đỏ hệ thống
b. tổn thương liên quan
đến tủy sống
c. bệnh máu ác tính
d. chưa đủ cơ sở để kết
luận
d
8. xét nghiệm cần làm
thêm để xác định nguyên nhân rối loạn huyết học:
a. tủy đồ
b. huyết đồ
c. sinh thiết tủy
d. cả 3 phương án trên đều
đúng
c
9. điều trị ở bệnh nhân
này, trừ:
a. truyền albumin
b. chống đông
c. lọc máu
d. thuốc chẹn AT1
c
10. điều trị ở bệnh nhân
này (loại trừ nguyên nhân tại tủy và bệnh máu ác tính):
a. NSAIDs đơn thuần
b. corticoid đơn thuần
c. ức chế miễn dịch đơn
thuần
d. corticoid + ức chế
miễn dịch
d
====================
20171016 t2 5B
Bệnh nhân nữ 50 tuổi,
tiền sử hen phế quản 5 năm, điều trị thường xuyên Symbicort 2 nhát/ngày, thỉnh
thoảng lên cơn khó thở khi thay đổi thời tiết hay vào tối, dùng thuốc Symbicort
1 hít/lần đỡ. 2 ngày nay bệnh nhân xuất hiện ho khạc đờm xanh, sốt (nhiệt độ
max 39 oC), khó thở nhiều, tăng dần. Ngày qua bệnh nhân xuất hiện hắt hơi, chảy
nước mũi trong. Tiền sử viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản. Khám lúc
vào viện: bệnh nhân tỉnh, BMI 30, sốt 39.2 độ, kích thích, nói từng câu ngắn, M
95 lần/phút, HA 130/90 mmHg, SpO2 92%, nhịp thở 28 lần/phút, co kéo cơ hô hấp,
rì rào phế nang rõ, rale ẩm, rale rít, rale ngáy 2 trường phổi.
1. xử trí cấp cứu cho bệnh
nhân:
a. thở oxy mask túi 10
lit/phút
b. prednisolon tĩnh mạch
c. Bricanyl
(terbutaline) tĩnh mạch
d. b + c
d
2. các xét nghiệm cần làm
ngay cho bệnh nhân, trừ:
a. khí máu động mạch
b. đo chức năng hô hấp
c. cấy máu
d. công thức máu
b
3. mức độ hen phế quản
của bệnh nhân:
a. cơn hen phế quản mức
độ nhẹ
b. cơn hen phế quản mức
độ trung bình
c. cơn hen phế quản mức
độ nặng
d. cơn hen phế quản mức
độ nguy kịch
b
4. ngoài thuốc cắt cơn
hen, bệnh nhân cần dùng thuốc gì khác:
a. kháng sinh
b. long đờm
c. thuốc an thần
d. carbamazepine
a
5. yếu tố khởi phát cơn
hen phế quản ở bệnh nhân này:
a. nhiễm khuẩn đường hô
hấp
b. phấn hoa
c. viêm mũi dị ứng
d. cả 3 đáp án trên
a
6. yếu tố nguy cơ đối với
bệnh hen phế quản của bệnh nhân này:
a. viêm mũi dị ứng
b. viêm dạ dày trào ngược
c. béo phì
d. cả 3 đáp án trên
d
7. thuốc điều trị hen
phế quản và viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân này:
a. theophylin
b. SABA
c. LABA
d. kháng Leukotrien
D
8. liệu pháp SMART sử dụng
khi bệnh nhân ra viện gồm:
a.
Budesonide/Formoterol
b.
Salmeterol/Fluticarson
c.
Salbutamol/Fluticasone
d. cả 3 đáp án trên
a
9. mức độ kiểm soát cơn
hen phế quản của bệnh nhân này:
a. kiểm soát hoàn toàn
b. kiểm soát một phần
c. không kiểm soát
d. không đánh giá được
b
10. đo chức năng hô hấp
của bệnh nhân khi ổn định có: FVC 85%, FEV1 55%, FEV1/FVC 60%, bệnh nhân có:
a. rối loạn thông khí tắc
nghẽn
b. rối loạn thông khí hạn
chế
c. rối loạn thông khí hỗn
hợp
d. không có rối loạn thông
khí
C
====================
20171019 t5 5B
1. một bệnh nhân vào cấp
cứu vì đau tức ngực cần loại trừ các tình huống cấp cứu sau:
a. nhồi máu phổi
b. nhồi máu cơ tim
c. hen phế quản
d. a + b
2. các xét nghiệm cần làm
ngay cho bệnh nhân nam 58 tuổi, nghiện thuốc lá 20 bao x năm khi vào khám do tức
ngực đột ngột trừ:
a. điện tâm đồ
b. troponin T
c. D-dimer
d. men gan
d
3. các nguyên nhân cần
tìm trên bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể cứng da toàn thân có biểu hiện tức ngực,
khó thở khi gắng sức:
a. viêm phổi kẽ
b. tăng áp lực động mạch
phổi
c. tắc mạch phổi
d. a + b + c
d
4. bệnh nhân sau kh dùng
Allopurinol 3 tuần có biểu hiện loét miệng họng, viêm loét niêm mạc sinh dục,
xung huyết niêm mạc mắt, ban đỏ có mụn nước rải rác ít ở vùng ngực, mệt mỏi chán
ăn, chẩn đoán hướng đến của bệnh nhân này là hội chứng:
a. Lyell
b. Steven-Johnson
c. hồng ban đa dạng
d. AGEP
b
5. bệnh nhân dùng
tegretol sau 2 tuần xuất hiện loét miệng họng, nổi bọng nước lớn, viêm trợt da
thành mảng rộng vùng ngực, lưng, 2 đùi, không sốt, không khó thở, chẩn đoán sơ
bộ là hội chứng:
a. Lyell
b. Steven-Johnson
c. hồng ban đa dạng
d. AGEP
6. bệnh nhân lupus có hội
chứng thận hư, viêm cầu thận có thể gặp trong các class trên sinh thiết thận
sau:
a. III + IV
b. III + IV + V
c. IV
d. VI
a
7. bệnh nhân lupus có
protein niệu 1g/24h, hồng cầu 200 tế bào/ul (microlit), HA 120/80 mmHg, có thể
dùng thuốc sau để hỗ trợ tổn thương thận:
a. nifedipine
b. losartan
c. ciprofloxacin
d. loratadine
b
8. bệnh nhân có hội chứng
Raynaud cần tránh các yếu tố sau, trừ:
a. khói thuốc lá
b. nifedipin
c. lạnh
d. xoa bóp, giữ ấm
d
9. bệnh nhân bệnh mô liên
kết hỗn hợp có kháng thể đặc trưng là:
a. kháng thể kháng nhân
b. kháng thể dsDNA
c. kháng thể RNP-70
d. kháng thể Jo-1
c
10. đánh giá xét nghiệm:
hồng cầu 4.2 T/L, Hb 90 g/L, bạch cầu 2.3 G/L, BCTT 1 G/L, tiều cầu: 66 G/L. Nhận
xét nào sai?
a. giảm 3 dòng
b. thiếu máu nhẹ
c. cần truyền tiểu cầu
ngay vì có nguy cơ xuất huyết
d. chưa cần dùng kháng
sinh
a