Vi trùng thường gặp
trong viêm họng cấp:
A. Liên cầu
B. Tụ cầu
C. Phế cầu
D. Virut APC
D (APC còn gọi là
adenovirus)
Tính chất không phải của
giả mạc bạch hầu:
A. Trắng xám
B. Khó lấy
C. Tái phát nhanh
D. Ở 1 bên Amidan
E. Dễ chảy máu
D
Viêm họng không phải do
bạch hầu thường gặp loại giả mạc gì:
A. Trắng xám
B. Khó lấy
C. Tái phát nhanh
D. Lấy dễ không chảy máu
D
Đ/S
Viêm họng cấp:
A. Thường gặp vào mùa lạnh
khi thay đổi thời tiết
B. Chỉ gặp ở trẻ em
C. Thường do các bệnh
nhiễm khuẩn lây đường hô hấp
D. Bao giờ cũng đi kèm
viêm đường hô hấp dưới cấp tính
E. Có thể gây viêm tai
giữa cấp
Đ S Đ S Đ
Đ/S
Viêm họng bạch hầu:
A. Thường gặp ở trẻ không
được tiêm phòng bệnh
B. Dễ lây thành dịch
C. Có thể tự khỏi
D. Thường dẫn tới khó
thở thanh quản
E. Có thể đưa tới biến
chứng tim
Đ Đ S Đ Đ
Cháu bé 2 tuổi, từ 3 hôm
nay sốt cao, mệt mỏi không chịu ăn uống. Trẻ ho nhiều, khàn tiếng, chảy nước
mũi nhày đục, quấy khóc, thở khò khè, cổ xưng bạnh, ấn vào kêu đau.
Khám: Hạch dưới góc hàm
hai bên xưng to, mềm, đau.
Họng có nhiều đám trắng,
đục bám ở 2 bên Amidan, lưỡi gà và cả thành sau họng mũi, có nhiều nhày đục ở 2
hốc mũi.
Chẩn đoán nghĩ tới nhiều
nhất:
A. Viêm họng cấp
B. Viêm Amidan cấp
C. áp xe Amidan
D. Bạch hầu họng
E. áp xe thành sau họng
D
Một bệnh xá tại xã X tiếp
nhận cháu bé 3 tuổi đang bình thường tự nhiên bị sốt từ 2 hôm nay, sốt 38°5 đến
39°C, ăn ít, quấy khóc nhiều kèm theo ho khan và nôn chớ. Trẻ kêu đau họng.
Khám thấy trẻ tỉnh táo,
da và niêm mạc bình thường.
Hạch góc hàm hai bên nhỏ,
di động, ấn đau
Họng: niêm mạc đỏ rực,
hai amidan sưng đỏ, có nhiều giả mạc trắng đục bám, giả mạc dễ bóc, không chảy
máu. Thành sau họng đỏ.
Mũi: niêm mạc mũi đỏ, sàn
mũi có dịch tiết trong, cuốn dưới hai bên quá phát
Tai: màng nhĩ xung huyết
dọc theo cán xương búa.
1. chẩn đoán hợp lý nhất
A. Viêm họng cấp trắng
B. Viêm tai giữa cấp
C. Áp xe quanh amiđan
D. Viêm họng bạch hầu
Bệnh nhân không uống
thuốc theo đơn của thầy thuốc, sau 1 tuần bệnh nhân xuất hiện đau tai, sốt cao
40°C, ỉa chảy.
Khám: bên cạnh các dấu
hiệu của họng, màng tai đỏ, căng phồng.
2. chẩn đoán phù hợp:
A. Viêm tai giữa cấp
giai đoạn ứ mủ
B. Viêm màng não
C. Áp xe thành sau họng
D. Viêm V.A cấp mủ
3. cách xử trí hợp lý
nhất
A. Gửi chuyên khoa tai
mũi họng
B. Cho đơn thuốc rồi
cho trẻ về hẹn theo dõi
C. Gửi khám chuyên khoa
nhi.
D. Cho vào bệnh xá nằm
theo dõi
1A 2A 3A