Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Test viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm


Dấu hiệu thực thể điển hình của viêm tai xương chũm mạn hồi viêm:
A. Chảy mủ tai thối
B. Màng tai thủng rộng
C. Sập thành sau trên ống tai
D. Xưng đỏ vùng chũm.
C

Triệu chứng giá trị nhất trong chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là:

A. Nghe kém rõ
B. Sốt cao
C. Rức đầu vùng thái dương
D. ấn vùng chũm gây đau
D

Thể xuất ngoại xương chũm thường gặp nhất:
A. Thể ống tai
B. Thể sau tai
C. Thể mỏm chũm
D. Thể thái dương
B

Phương pháp xử trí đúng nhất trước viêm tai xương chũm mạn xuất ngoại:
A. Làm thuốc tai dẫn lưu mủ
B. Trích tháo mủ cấp
C. Phẫu thuật dường chũm
D. Cho kháng sinh + corticoid.
C

Thể VTXC xuất ngoại thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi là:
A. Thể sau tai
B. Thể mỏm chũm
C. Thể thái dương
D. Thể ống tai.
C

Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Gellé
A. Sưng sau tai
B. Mất nếp rãnh sau tai.
C. Vành tai vểnh ra trước
D. Vành tai bị đẩy xuống dưới.
B
xuất ngoại thể Gellé = thể ống tai


Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Bézold:
A. Sưng sau tai
B. Sưng tấy vùng thái dương
C. Sưng tấy vùng dưới chũm, Cơ ức đòn chũm phồng lên
D. Vành tai vểnh ra trước
E. Vành tai bị đẩy xuống dưới.
C
xuất ngoại thể Bézold = thể mỏm chũm


Dấu hiệu thực thể điển hình của VTXC xuất ngoại thể Gellé:
A. Sưng tấy vùng sau tai
B. Sưng tấy vùng dưới chũm
C. Sưng tấy vùng thái dương
D. Lỗ rò xương thành sau ống tai.
E. Mất nếp rãnh sau tai
D
thể Gellé = thể ống tai
Rò từ sào bào tới thành sau xương ống tai


Dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán phân biệt VTXC hồi viêm với nhọt ống tai.
A. Đau tai rõ rệt
B. ấn vùng chũm gây phản ứng đau rõ
C. Chảy mủ tai
D. Nghe kém
E. Ù tai
B

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chỉ gặp ở trẻ nhỏ? S

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chỉ gặp ở viêm tai giữa nguy hiểm? S

Cholesteatoma là 1 trong những nguyên nhân chính gây viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại? Đ

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm dễ đưa tới liệt mặt ngoại biên, viêm mê nhĩ và biến chứng nội sọ? Đ

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm ít đưa tới biến chứng nội sọ? S

Trong giai đoạn hồi viêm của viêm tai xương chũm mạn tính mủ tai luôn chảy ít đi? S

Trong giai đoạn hồi viêm xuất ngoại, nghe kém thường tăng lên? Đ

Ấn vùng chũm gây phản ứng đau rõ là dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm? Đ

Điều trị viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chủ yếu là cho kháng sinh liều cao, kéo dài? S

Điều trị viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chủ yếu là phẫu thuật cấp xương chũm? Đ

Phẫu thuật tiệt căn xương chũm thường áp dụng trong VTXC MT hồi viêm có cholesteatoma? Đ

VTXC hồi viêm chỉ cần làm phẫu thuật bảo tồn? S

2 triệu chứng cơ năng chính của viêm tai xương chũm mạn hồi viêm:
- đau tai lan vùng thái dương
- phản ứng đau vùng chũm (+)

3 diễn biến chính phải có để viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là 1 cấp cứu:
- Viêm tai xương chũm xuất ngoại
- biến chứng ngoại sọ
- biến chứng nội sọ

4 thể xuất ngoại của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là:
- XN thể sau tai (thường gặp nhất)
- XN thể mõm chũm (Bézold)
- Xn thể thái dương (thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi)
- XN thể ống tai (thể Gellé)

2 biến chứng ngoại sọ thường gặp do viêm tai xương chũm mạn hồi viêm là:
- Viêm mê nhĩ
- Liệt mặt ngoại biên

Khi đã phát hiện viêm tai xương chũm mãn hồi viêm không được lưu giữ để điều trị nội ở cơ sở, cần được phẫu thuật cấp để phòng tránh biến chứng cấp cứu? Đ

VTXC MTHV luôn đe dọa đưa tới các biến chứng nguy hiểm, do đó phải coi là một cấp cứu? Đ

VTXC MTHV là nguyên nhân chính (đến 60%) đưa tới các biến chứng nội sọ? S

Các triệu chứng cơ năng đều nặng lên ở bệnh nhân VTXC MTHV? Đ

Hai dấu hiệu chính của liệt mặt ngoại biên là liệt mi và méo miệng? Đ

Các triệu chứng khi có biến chứng nội sọ thường rõ ràng, đầy đủ? S

xương chũm thể đặc ngà dễ đưa tới hồi viêm hơn các thể khác? S

tùy theo sự phát triển của nhóm thông bào xương chũm sẽ đưa tới thể xuất ngoại theo vị trí tương ứng? Đ

thể trạng suy yếu, sau các bệnh nhiễm trùng dễ đưa tới hồi viêm hơn? Đ

Nguyên nhân của VTXC MTHV là:
A. Viêm tai giữa mủ nhày
B. Viêm tai giữa cấp không được điều trị hợp lý
C. Viêm tai giữa nguy hiểm, viêm tai xương chũm mạn tính
D. Viêm mũi xoang mạn tính
C

Vi khuẩn thường gặp trong VTXCMTHV là:
A. Tụ cầu
B. Phế cầu
C. Trực khuẩn mủ xanh
D. H.I
A

Tỉ lệ gặp Cholesteatoma ở bệnh nhân VTXC MTHV là bao nhiêu:
A. 30%
B. 50%
C. Trên 70%
D. 90%
C

Cholesteatoma phản ứng với aldehyd acetic có màu gì
A. Màu hồng
B. Màu vàng
C. Màu xanh lục
D. Màu tím
C

Trong VTXC MTHV, đâu là triệu chứng cơ năng chính:
A. Chảy mủ tai tăng
B. Đau tai tăng
C. Nghe kém tăng
D. Nề đỏ da vùng sau tai
B

Hình ảnh màng tai thường thấy trong VTXC MTHV là:
A. Màng tai thủng rộng, bờ lỗ thủng sát xương, không đều
B. Màng nhĩ có hình ảnh vú bò
C. Màng nhĩ căng phồng hình mặt kính đồng hồ
D. Màng tai có lỗ thủng trung tâm màng căng
A

Hình ảnh xương chũm có thể gặp trong VTXC MTHV là, NGOẠI TRỪ:
A. Mất thông bào
B. Xương chũm sáng
C. Ổ tiêu xương
D. Hình hốc rỗng, bờ đa vòng, bên trong lởn vởn mây khói.
B

Dấu hiệu Jacques biểu hiện như thế nào:
A. Nếp rãnh sau tai bị mất, phồng lên.
B. Vành tai bị đẩy ra trước
C. Vành tai bị đẩy xuống dưới
D. Rò mủ ra thành sau ống tai.
A

Trẻ nhỏ hay gặp thể xuất ngoại nào:
A. Thể sau tai
B. Thể mỏm chũm
C. Thể thái dương
D. Thể ống tai
C

Thể xuất ngoại nào gây quay cổ hạn chế:
A. Thể sau tai
B. Thể mỏm chũm
C. Thể thái dương
D. Thể ống tai
B

Vị trí của vành tai thay đổi thế nào ở bệnh nhân xuất ngoại thể thái dương
A. Ra trước
B. Xuống dưới và ra ngoài
C. Ra sau
D. Xuống dưới và ra sau
B

Loại thính lực đồ nào có thể gặp trong VTXC MTHV, NGOẠI TRỪ
A. Điếc dẫn truyền
B. Điếc tiếp nhận
C. Điếc hỗn hợp
D. Thính lực đồ bình thường
D

Chẩn đoán phân loại VTXC MTHV với bệnh gì, NGOẠI TRỪ:
A. Viêm tai xương chũm cấp
B. Nhọt ống tai, viêm tấy ống tai ngoài
C. Viêm tấy hạch hay tổ chức sau tai
D. U ống tai ngoài
D

Viêm mê nhĩ có các dấu hiệu sau, NGOẠI TRỪ
A. Chóng mặt
B. Nghe kém tăng nhanh
C. Rối loạn trương lực cơ
D. Mất thăng bằng
C

Thái độ xử trí thích hợp nhất với bệnh nhân VTXC MTHV là:
A. Điều trị nội tích cực
B. Trích rạch ổ mủ xuất ngoại, điều trị nội khoa
C. Trích rạch màng nhĩ, điều trị nội khoa
D. Mổ tiệt căn xương chũm cấp cứu
D

BN có tiền sử chảy mủ tai từ nhỏ, chảy từng đợt, gần đây chảy nhầy mủ tăng lên. Cách đây khoảng 1 tuần thấy có sốt, ù tai, đau tai.
1. dấu hiệu nào quan trọng nhất để chẩn đoán BN có hồi viêm:
A. nghe kém tăng dần
B. khám tai nghi ngờ có cholesteatoma
C. phản ứng xương chũm (+)
D. đau đầu vùng tai bệnh
2. BN được chẩn đoán VTXC mạn tính hồi viêm, hãy chọn giải pháp điều trị thích hợp nhất:
A. cho về nhà uống kháng sinh, giảm viêm, nhỏ tai
B. gửi BN cho tuyến chuyên khoa tai mũi họng
C. cho BN nhập viện điều trị nội khoa
D. theo dõi chặt, điều trị triệu chứng
3. chọn phương án tư vấn cho BN:
A. tình trạng nguy hiểm, cần cho vào viện để điều trị thuốc.
B. tình trạng bình thường, chỉ cần điều trị thuốc ở nhà
C. tình trạng bình thường, chỉ cần xử trí khi có biến chứng
D. tình trạng nguy hiểm, luôn đe dọa có biến chứng, cần mổ cấp cứu
1C 2B 3D