RAU TIỀN ĐẠO
Định nghĩa:
Gọi là rau
tiền đạo khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh
rau bám vào đoạn dưới tử cung
Rau tiền đạo
gây chảy máu trong 3 tháng cuối, trong chuyển dạ và sau đẻ
Đặc điểm
chảy máu: máu đỏ tươi, máu loãng lẫn máu cục, tự cầm, và có tiền sử chảy máu từ
3 tháng cuối
Phân loại rau tiền đạo
Theo giải
phẫu:
Rau bám
thấp: Chẩn đoán hồi cứu là chủ yếu
Rau bám bên:
một phần bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung
Rau bám mép:
mép bánh rau lan đến lỗ trong CTC
Rau tiền đạo
trung tâm không hoàn toàn khi bánh rau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
Rau tiền đạo
trung tâm hoàn toàn khi bánh rau che kín cả lỗ trong cổ tử cung.
Theo lâm
sàng:
Rau tiền đạo
chảy máu ít: bám thấp, bám bên, bám mép
Rau tiền đạo
chảy máu nhiều: bán trung tâm và trung tâm
Tỷ lệ
Khoảng
0,33 đến 2,6 %
Dựa vào
triệu chứng lâm sàng và kiểm tra bánh rau
Nếu dựa
triệu chứng chảy máu thì tỷ lệ RTĐ thấp
Nếu dựa vào
kiểm tra bánh rau thì tỷ lệ rau tiền đạo cao hơn
Dựa vào
siêu âm định vị
5% vào quý
II thời kỳ thai nghén
0,5 % khi
đủ tháng (di chuyển bánh rau)
Yếu tố nguy cơ
Đẻ nhiều
lần: chiếm 72 - 90 % các trường hợp RTĐ
Tuổi mẹ:
tuổi mẹ càng cao càng có nguy cơ
Chủng tộc:
da đen (nguy cơ tăng x1,2 - 1,3 lần)
Tiền sử sẩy
thai: nguy cơ tăng x 1,5 – 2 lần có tiền sử sẩy thai.
Các can
thiệp buồng tử cung đặc biệt nạo buồng tử cung bằng dụng cụ
Sẹo tử
cung, tổn thương niêm mạc tử cung
Tiền sử bị
rau tiền đạo: nguy cơ tăng 6 lần
Song
thai: nguy cơ tăng 2 lần
Các yếu tố
khác
Bất thường
tử cung, u xơ tử cung, đặc biệt dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung trong cơ, hội
chứng diethylstilbestrol
Hút thuốc
lá
Đặc điểm
giải phẫu trong RTĐ:
Bánh rau:
Hình thể không tròn đều, to, mỏng, bánh rau có thể ăn sâu trong lớp cơ tử cung
gây ra rau cài răng lược
Màng rau:
dày, kém chun giãn
Dây rau
không bám chính giữa, có thể lệch một bên, hoặc dây rau bám màng
Đoạn dưới:
có hai lớp cơ, dễ chảy máu
Sinh bệnh học
Nguồn gốc
chảy máu
Hồ huyết
của mẹ
Chảy máu
từ thai nhi chiếm khoảng 4 đến 10 %
Cơ chế chảy
máu trong rau tiền đạo:
Do hình thành đoạn dưới ở ba tháng cuối
Do xuất
hiện cơn co tử cung làm bong bánh rau khỏi lớp cơ tử cung
Do sự thành
lập đầu ối làm co kéo vào bánh rau
Khi thai đi
ngang qua bánh rau
Tiến triển của rau tiền đạo
Nếu không
được điều trị:
Tử vong mẹ
25 %
Tử vong
thai 90 %
Nếu được điều
trị
Chảy máu
tái phát 55 - 65 %
Ối vỡ sớm
và gây sa dây rau.
Đẻ non:
54 %
Chẩn đoán rau tiền đạo
Trong thời
kỳ thai nghén
Chảy máu
trong quý 3 với đặc điểm:
Chảy máu
tự nhiên, không đau bụng
Chảy máu
có tính chất chu kỳ, tái phát
Máu đỏ tươi
lẫn máu cục
Tự cầm không
cần điều trị.
Liên quan
đến cơn co tử cung
Càng gần đủ
tháng chảy máu càng nhiều
Trong thời kỳ thai nghén
Triệu chứng
toàn thân:
Triệu chứng thiếu máu, da xanh niêm mạc nhợt, mạch
nhanh, huyết áp thay đổi tùy mức độ mất máu.
Triệu chứng
thực thể
Nắn thấy
ngôi thai bất thường: Ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi đầu cao
Nghe tim
thai: Nếu mất máu ít thì tim thai còn tốt, nếu mất máu nhiều tim thai suy, có
khi không nghe thấy tim thai.
Thăm âm đạo:
Thấy ngôi còn cao, cổ tử cung có thể bị lệch, bên bị lệch là nơi rau bám. Qua túi
cùng, giữa ngôi và ngón tay có cảm giác thấy một lớp đệm dày khác với ối đó là bánh rau bám vào đoạn dưới
tử cung.
Nên dùng
mỏ vịt để khám. Không nên thô bạo khi khám - nhất là cho ngón tay vào lỗ cổ tử
cung để tìm bánh rau sẽ gây chảy máu.
Trong
chuyển dạ
Cơ năng:
Tiền sử
chảy máu trong 3 tháng cuối
Ra máu âm
đạo: ồ ạt, máu đỏ tươi lẫn máu cục, đau bụng.
Thực thể:
Toàn trạng
thiếu máu, da niêm mạc xanh nhợt, mạch huyết áp bình thường hoặc thay đổi
Nhìn: tử
cung bè ngang do ngôi bất thường
Nắn thấy
ngôi bất thường: đầu cao lỏng, ngôi vai ngôi mông
Nghe: tim
thai biến động tuỳ mức độ mất máu
Trong
chuyển dạ
Thăm
trong:
Thăm
trong bằng mỏ vịt hoặc van âm đạo để hạn chế chảy máu
Hạn chế khám
trong vì gây chảy máu: sờ thấy màng ối (dày), cả rau và màng ối (bán trung tâm),
mép bánh rau (bám mép), hay toàn bộ múi rau (trung tâm)
Sờ thấy lần
đệm rau khi sờ vào túi cùng
Cận lâm sàng:
Dựa vào
siêu âm: xác định vị trí rau bám
Chẩn đoán xác định
Tiền sử:
(tuổi, đẻ nhiều lần, nạo buồng tử cung, mổ lấy thai...)
Đặc điểm
chảy máu (tự nhiên, không đau bụng, tái phát, máu đỏ tươi...)
Triệu chứng
lâm sàng
Chảy máu
các mức độ, tử cung mềm; tim thai bình thường hoặc suy;
Ngôi cao
hoặc bất thường
Chẩn đoán
dựa vào siêu âm xác định vị trí bánh rau
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt
với tất cả các trường hợp chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén
Vỡ tử
cung: đau nhiều, bụng có phản ứng
Rau bong
non: có TSG, tử cung tăng trương lực
Bong rau
vùng rìa bánh rau
Các trường
hợp chảy máu trong chuyển dạ
Rau bong
non
Vỡ tử
cung
Chảy máu
do vỡ mạch tiền đạo
Tiên lượng rau tiền đạo
Mắc bệnh
cho mẹ
Thiếu máu
Nhiễm khuẩn
(viêm nội mạc tử cung)
Mắc bệnh
cho thai
Suy hô hấp
do phổi chưa trưởng thành
Vàng da
Hạ đường
huyết
Thiếu máu
Các biến
chứng về thần kinh
Thai chậm
phát triển trong tử cung
Thái độ xử trí rau tiền đạo
Nhập viện
tất cả các trường hợp
Hồi sức mẹ
Lập các đường
truyền tĩnh mạch, tư thế nằm nghiêng trái, thở oxy
Bồi phụ lại
khối lượng tuần hoàn
Trong thời
kỳ thai nghén
Điều trị
bảo tồn
Nghỉ ngơi
tuyệt đối tại giường
Dùng thuốc
giảm co
Corticoide
Kháng
sinh
Xét nghiệm
máu đánh giá mất máu của mẹ
Theo dõi
thai: monitoring, siêu âm, Doppler
Nằm viện
cho đến khi chuyển dạ
Mổ lấy
thai chủ động khi thai 39 tuần (RTĐ trung tâm)
Trong khi
điều trị nếu như chảy máu nhiều thì phải mổ lấy thai cấp cứu
Trong
chuyển dạ
Cầm máu cứu
mẹ là chính, chiếu cố đến con
Đẻ đường
dưới :
Các loại
rau tiền đạo bám thấp, bám mép ngôi đầu.
Bấm ối để
cầm máu, nếu sau bấm ối vẫn chảy máu thì phải mổ lấy thai.
Theo dõi
sát trong chuyển dạ tình trạng chảy máu
Cần có bác
sỹ sơ sinh hồi sức sơ sinh
Sổ rau tích
cực sau sổ thai
Trong
chuyển dạ
Mổ lấy
thai:
Mổ lấy
thai trong các trường hợp chảy máu nhiều, các trường hợp RTĐ trung tâm, bán
trung tâm và tất cả các trường hợp ngôi bất thường.
Biến chứng
của mổ lấy thai: chảy máu
Trong thời
kỳ bong rau
Xử trí dự
phòng chảy máu trong thời kỳ bong rau sau sổ thai bằng xử trí tích cực giai đoạn
ba cuộc chuyển dạ
Điều trị
chảy máu sau khi sổ rau: oxytocin, ergometrin, prostaglandin
PHÒNG BỆNH
Biện pháp nhằm phát hiện sớm rau tiền đạo
Quản lý
thai nghén tốt: Có mạng lưới theo dõi, quản lý thai từ cơ sở cấp phường, cấp xã
trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.
Tuyên
truyền các biện pháp tránh thai cho phụ nữ và nam giới nhằm thực hiện kế hoạch
hoá gia đình, đẻ ít, tránh có thai ngoài ý muốn tức là hạn chế các thủ thuật nạo,
hút thai.
Tổ chức
khám và điều trị phụ khoa cho phụ nữ, nhất là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ bị viêm
sinh dục.
Đề phòng các tai biến của rau tiền đạo
Điều trị
tích cực cho các sản phụ được chẩn đoán là rau tiền đạo: nằm viện, nghỉ ngơi, thuốc men...
Đào tạo và
đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế có khả năng xử trí rau tiền đạo trong các lĩnh
vực: sản khoa, gây mê hồi sức và sơ sinh
nhằm hạn chế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tại biến do rau tiền đạo gây ra.