Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Test mắt : nguyên nhân gây mờ mắt

1.  Mờ mắt khi nhìn qua kính lỗ thị lực không tăng có thể do:

A.  Tật khúc xạ.

B.  Đục các môi trường trong suốt của mắt.

C.  Chắp, lẹo.

D.  Viêm túi lệ cấp.

E.  Viêm tuyến lệ.


2.  Dấu hiệu đục thể thuỷ tinh tuổi già có thể

A.  Mờ mắt nhanh, đau nhức mắt.

B.  Mờ mắt nhanh, không đau nhức mắt.

C.  Mờ mắt từ từ, đau nhức mắt,

D.  Mờ mắt từ từ, không đau nhức mắt.

E.  Mờ mắt nhanh, đỏ mắt.

3.  Mờ mắt do sẹo giác mạc có dấu hiệu:

A.  Đám đục ở giác mạc, Fluo(-), mắt không đỏ.

B.  Đám đục ở giác mạc, Fluo(-), mắt đỏ &nhức.

C.  Đám đục ở giác mạc, Fluo (+), mắt đỏ & nhức.

D.  Giác mạc phù, đồng tử dãn & mắt đỏ.

E.  Có tủa sau giác mạc, đồng tử co & mắt đỏ.

4.   Mờ mắt do đục dịch kính thường có dấu hiệu:

A.  Nhìn hình biến dạng.

B.  Nhìn thấy ruồi bay.

C.  Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ.

D.  Nhìn một thành hai.

E.  Nhìn hình nhỏ đi

5.  Mờ mắt do bong võng mạc thường có dấu hiệu:

A.  Mờ mắt & đau nhức mắt.

B.  Mờ mắt & đỏ mắt .

C.  Mờ mắt & mất thị trường từng vùng.

D.  Mờ mắt & đau đầu từng cơn.

E.  Mờ mắt & chảy nước mắt.

6.    Triệu chứng giảm thị lực nhiều, có ám điểm trung tâm, nhìn  vật biến dạng thường  là dấu hiệu tổn thương ở:

A.  Giác mạc.

B.  Thể thủy tinh.

C.  Dịch kính.

D.  Hoàng điểm.

E.  Thị thần kinh.

7.   Mất thị lực đột ngột và hoàn toàn gặp ở bệnh :

A.  Nhiễm độc thị thần kinh do rượu.

B.  Tắc động mạch trung tâm võng mạc.

C.  Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

D.  Bong võng mạc.

E.  Viêm võng mạc trung tâm.

8.   Triệu chứng quáng gà có thể gặp trong bệnh:

A.  Viêm thị thần kinh.

B.  Thoái hóa hoàng điểm.

C.  Viêm võng mạc sắc tố.

D.  Bệnh võng mạc cao huyết áp.

E.  Bệnh võng mạc đái tháo đường.

9.  Khi thị lực <= 7/10, để tìm nguyên nhân gây giảm thị lực cần khám trước tiên :

A.  Cho BN nhìn qua kính lỗ.

B.  Đo thị trường.

C.  Dãn đồng tử, soi đáy mắt.

D.  Đo nhãn áp.

E.  Làm điện võng mạc.

10.   Khi bÖnh nh©n bÞ mê m¾t nhìn qua kính lỗ thị lực tăng, cần khám tiếp:

A.  Soi ánh đồng tử.

B.  Thử kính.

C.  Siêu âm.

D.  Chụp XQ hố mắt.

E.  Đo thị trường.

11.  Loại nhìn mờ không do tật khúc xạ là:

A.  Cận thị.

B.  Viễn thị.

C.  Lão thị.

D.  Loạn cận thị.

E.  Loạn viễn thị.

12.   Bệnh nhân nhìn mờ có dấu hiệu quáng gà, thu hẹp thị trường hình ống có thể gặp trong bệnh :

A.  Viêm thị thần kinh

B.  Bong võng mạc.

C.  Viêm võng mạc trung tâm.

A.  Bệnh võng mạc sắc tố.

B.  Phù gai thị

13.   Bệnh nhân nhìn mờ đột ngột, võng mạc phù trắng, hoàng điểm đỏ thẫm, có thể gặp trong bệnh :

A.  Thoái hóa hoàng điểm.

B.  Xuất huyết võng mạc trung tâm.

C.  Bong võng mạc.

D.  Tắc động mạch trung tâm võng mạc.

E.  Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

14.    Bệnh nhân nhìn mờ nhanh, tĩnh mạch trung tâm võng mạc dãn to ngoằn  ngoèo, xuất huyết dọc theo mạch máu và quanh đĩa thị, có thể gặp trong :

A.     Bệnh cao huyết áp.
B.      
B.  Bệnh võng mạc đái tháo đường.

C.  Bệnh tim.

D.  Bệnh nhiễm khuẩn cấp.

E.  Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

15.   Bệnh nhân mờ mắt từ từ, mất thị trường  2 phía thái dương, phù đĩa thị, có thể gặp trong bệnh :

A.  Viêm thị thần kinh.

B.  U tuyến yên.

C.  Xuất huyết não.

D.  Bong võng mạc.

E.  Glôcôm  góc mở.

Bệnh nhân mờ mắt nhanh, phù đĩa thị và phù võng mạc quanh đĩa thị, có thể  gặp

A.  Viêm thị thần kinh cấp.

B.  Tắc động mạch trung tâm võng mạc.

C.  Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

D.  Bong võng mạc.

E.  Xuất huyết dịch kính.

16.   Bong võng mạc có thể xảy ra ở những mắt:

A.  Viễn  thị nặng

B.  Cận thị nặng.

C .  Đục TTT bẩm sinh.

D.  Mắt lác.

E.  Bệnh võng mạc sắc tố.

17.  Mờ mắt do hysteria có thể gặp ở :

A.  Nữ >60 tuổi

B.  Nam thanh niên >20

C.  Nữ thanh niên>20.

D.  Nam >60 tuæi

E.  Trẻ<10 tuổi.

18.    Bệnh nhân giảm thị lực nhanh, nhiều, không thấy tổn thương ở mắt, có ám điểm trung tâm, có thể gặp trong :

A.  U não.

B.  Viêm thị thần kinh sau nhãn cầu cấp.

C.  Bệnh đái tháo đường.

D.  Bệnh hạ canci máu.

E.  Bệnh Basedow.