Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Test dịch tế 2 HMU


1. Tại một quần thể trong năm 2004 người ta đã thống kê được có 1886 trường hợp chết trong năm đó. Để tính được tỷ lệ tử vong thô, người ta cần phải thu thập thêm các thông tin
A. Tổng số người mắc bệnh trong quần thể đó trong năm 2004
B. Tổng dân số trong quần thể đó tại thời điểm giữa năm 2004
C. Tổng dân số của quần thể tại thời điểm cuối năm năm 2004
D. Tổng dân số của quần thể tại thời điểm giữa năm và cuối năm đó chia đôi

2. Trong một cộng đồng có 100.000 người, có 1.000 trường hợp bệnh và 200 trường hợp chết vì bệnh đó trong năm. Tỷ lệ chết do bệnh này (tỷ lệ chết theo nguyên nhân) trong năm đó là :
A. 200/1.000
B. 200/100.000
C. 800/1000
D. 800/100.000

3. Tỷ suất hiện mắc của bệnh đái đường cao hơn so với một năm trước khi bắt đầu tiến hành chương trình phát hiện và điều trị tích cực là do:
A. Giảm số trường hợp bệnh mà trước nghiên cứu không phát hiện được
B. Giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái đường
C. Giảm tỷ lệ chết so với số mắc bệnh đái đường
D. Tăng tỷ lệ chết theo tỷ lệ của bệnh đái đường

4. Có 112 người bị ốm trong đó 76 nữ và 36 nam sau một cuộc dã ngoại trong tổng số 250 người (80 nam và 170 nữ). Tỷ lệ được tính toán đúng là:
A. Tỷ lệ tấn công theo giới đối với nam 36/112 = 0,32
B. Tỷ lệ tấn công theo giới đối với nam 80/250 = 0,30
C. Tỷ lệ tấn công theo giới đối với nữ 76/112 = 0,70
D. Tỷ lệ tấn công chung 112/250 = 0,45

5. nghiên cứu mô tả là nghiên cứu các vấn đề sau trừ:
A. Sự phân bố bệnh tật hay một vấn đề sức khoẻ
B. Các yếu tố liên quan tới quy định sự phân bố một vấn đề sức khỏe
C. Mức độ, phạm vi của một vấn đề sức khoẻ
D. Kiểm định một giả thuyết nhân quả

6. ý dưới đây không phải ưu điểm của nghiên cứu tương quan:
A. Nhanh
B. Dựa trên số liệu sẵn có
C. Kiểm soát được ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu
D. Mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quần thể

7. Điều tra ngang có những ưu điểm sau :
A. Nối liền được yếu tố phơi nhiễm với bệnh
B. Có thể làm trong thời gian ngắn, thu được kết quả nhanh chóng
C. Không mắc sai số ngẫu nhiên
D. Loại trừ được yếu tố nhiễu

8. Loại nghiên cứu nào sau đây là nghiên cứu bệnh chứng:
A. Nghiên cứu tỷ lệ tử vong hay mắc bệnh trước đây từ đó ước lượng tỷ lệ bệnh trong tương lai
B. Phân tích các nghiên cứu trước đây ở những nơi khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm đưa ra một giả thuyết về tất cả các yếu tố nguy cơ đã biết sẽ dẫn đến bệnh mà ta nghiên cứu
C. So sánh mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh nhân và nhóm người khoẻ mạnh
D. So sánh hiệu quả của phương pháp điều trị mới so với một phương pháp điều trị cũ

9. Nhận xét nào dưới đây là ưu điểm của một nghiên cứu bệnh chứng
A. Không có hay có ít sai chệch trong việc đánh giá phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ
B. Có thể nghiên cứu ảnh hưởng của một phơi nhiễm đối với nhiều bệnh
C. Loại trừ được sự phụ thuộc vào việc nhớ lại của đối tượng nghiên cứu
D. Thường được sử dụng để nghiên cứu bệnh căn các bệnh hiếm gặp

10. Mô tả một trường hợp bệnh hoặc một chứng bệnh có những ưu điểm sau trừ:
A. Đơn giản, nhanh, dễ làm
B. Cơ sở ban đầu cho hình thành giả thuyết
C. Xác định căn nguyên trong thời gian ngắn
D. Cơ sở ban đầu cho việc xác định sự xuất hiện 1 vấn đề sức khoẻ


11. Gamma globulin phòng bệnh có hiệu quả cho những người đã tiếp xúc với bệnh nhân trong những bệnh sau
A. Sởi
B. Quai bị
C. Thương hàn
D. Lỵ trực khuẩn

12. Vaccine tiêm cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ
A. Uốn ván
B. Sởi
C. Sabin
D. BCG

13. Nhìn chung các biện pháp phòng chống hiệu quả nhất đối với bệnh truyền nhiễm qua da và niêm mạc là:
A. Phát hiện sớm và điều trị triệt để
B. Cách ly và khử trùng chất thải bỏ của bệnh nhân
C. Tiêm vaccine phòng bệnh
D. Giáo dục sức khỏe và vệ sinh cá nhân

14. Nguồn truyền nhiễm chính của bệnh thương hàn
A. Người khỏi mang vi khuẩn thương hàn
B. Sữa nhiễm vi khuẩn
C. Nước nhiễm vi khuẩn
D. Thực phẩm nhiễm vi khuẩn

15. Bệnh lây truyền theo phương thức trực tiếp
A. Dại
B. Lỵ
C. Viêm gan B
D. Thương hàn

16. Ghép cặp là kỹ thuật:
A. Không được cân nhắc đến ngay cả khi thiết kế và phân tích nghiên cứu
B. Làm tăng cỡ mấu nghiên cứu
C. Ghép cặp làm triệt tiêu yếu tố nhiễu
D. Ghép cặp làm triệt tiêu yếu tố nguy cơ

17. Khoảng tin cậy:
A. Có thể cung cấp tất cả những thông tin về giả thiết P
B. Phản ánh mức độ biến thiên của giả thiết ước lượng
C. Cỡ mẫu càng lớn khoảng tin cậy càng hẹp
D. Cỡ mấu càng nhỏ khoảng tin cậy càng hẹp

18. giá trị P trong trắc nghiệm thống kê:
A. Chỉ ra xác suất trị số quan sát được xảy ra là do các yếu tố may rủi
B. Càng nhỏ thì giả thiết có ý nghĩa thống kê càng lớn
C. Ngưỡng của giả thiết trọng tâm là cố định cho mọi lĩnh vực nghiên cứu
D. Nếu P < 0,05 mà bác bỏ giả thiết H0 thì mắc sai lầm 2

19. Là một yếu tố có liên quan về nguyên nhân gây bệnh, 1 yếu tố bệnh căn phải thỏa mãn những điều kiện sau
A. Yếu tố đó phổ biến ở những bệnh nhân hơn là những người bị bệnh
B. Phơi nhiễm với yếu tố đó phải xảy ra trước khi phát triển bệnh
C. Loại trừ yếu tố đó đi sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh
D. Yếu tố đó thấy ở tất cả các bệnh nhân

20. Những bệnh lây truyền chủ yếu qua phân bao gồm:
A. Sốt phát ban
B. Sốt rét
C. Thương hàn
D. Lao

21. Số trường hợp mới mắc sốt bại liệt hàng năm ở Việt Nam từ 1992 - 1996 có khuynh hướng
A. Giảm
B. Tăng
C. Không thay đổi
D. Tùy năm

22. Bệnh giun chỉ chủ yếu lây qua đường:
A. Da, niêm mạc
B. Muỗi đốt
C. Tiêu hóa
D. Truyền máu

23. Tất cả các đặc tính sau về bệnh BH - HG - UV là đúng, trừ 1 đặc trưng
A. Tiêm chủng phòng 3 bệnh này bắt đầu lúc 2 tháng tuổi
B. Vaccine ho gà là giải độc tố, thường gây những phản ứng phụ
C. Tiêm huyết thanh chống uốn ván cho những người bị vết thương bẩn, nếu như họ chưa được tiêm vaccine uốn ván hoặc đã quá thời gian được miễn dịch bảo vệ
D. Gây miễn dịch chủ động phòng chống bệnh bạch hầu có hiệu quả nhất là sử dụng giải độc tố

(vi khuẩn ho gà chết)
24. Đường lây truyền chính của bệnh giang mai
A. Máu
B. Tiêu hóa
C. Da
D. Niêm mạc

25. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú
A. Vitamin A
B. Thức ăn giàu mỡ
C. Thức ăn nhiều đạm động vật
D. Thức ăn nhiều rau

26. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
A. Tia CIV
B. Virus gây u nhú ở người
C. Hoàn cảnh kinh tế xã hội cao
D. Điện trường và từ trường

27. Bệnh tim mạch là mô hình bệnh tật của
A. Các nước phát triển giàu có
B. Các nước kém, nghèo đói
C. Các nước đang phát triển, thu nhập tăng
D. Các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường

28. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tiên phát
A. Ăn mặn
B. Ít vận động
C. Béo phì
D. Tất cả

29. Bệnh sốt xuất huyết Dengue lây qua đường
A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Muỗi đốt
D. Truyền máu

30. Tác nhân gây bệnh xuất huyết Dengue bởi nhóm virus sau:
A. Dicimaviridae
B. Plavivididae
C. Paramuyxoviridae
D. Retrovirus

31. Nguồn truyền nhiễm của nhóm bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa là:
A. Người bệnh thể điển hình
B. Người bệnh thể ko điển hình
C. Người mang mầm bệnh
D. Tất cả các loại kể trên

32. Kết hợp giả tạo có thể do
A. May rủi
B. 1 vài sự sai sót hệ thống
C. Nhiễu
D. Ghép cặp

33. Tiêu chuẩn của một căn nguyên đối với bệnh nhiễm trùng theo dịch tễ Koch, trừ:
A. Chỉ thấy ở bệnh đó
B. Không thấy ở bệnh khác
C. Phân lập nuôi cấy và gây bệnh thực nghiệm được
D. Có thể thay đổi theo địa dư

34. Vaccine tiêm trong da? BCG
Vaccine uống? Sabin
Truyền nhiễm chủ yếu dịch hạch ở việt nam
A. Bọ chét
B. Người bệnh thể hạch
C. Chuột
D. Dơi

35. khối cảm thụ là:
a. những người đã cể miễn dịch với bệnh đó
b. những người đã mắc bệnh
c. những người lành mang trùng
d. tất cả những người trong cộng đồng có khả năng nhiễm trùng và mắc bệnh

36. những yếu tố sau đây, yếu tố nào không phải là yếu tố trung gian truyền bệnh đối với các bệnh lây qua đường hô hấp
a. nước
b. đờm
c. không khí
d. thực phẩm

37. trong thử nghiệm chứng minh hiệu quả của AZT trên bệnh nhân AIDS, một nhóm bệnh nhân dùng AZT, một nhóm bệnh nhân dùng placebo, nghiên cứu này mù đôi nếu
a. 3 nhóm: 2 nhóm bệnh nhân và bác sĩ điều trị không biết bệnh nhân dùng loại thuốc gì
b. cả 2 nhóm bệnh nhân đều mù
c. cả 2 nhóm bệnh nhân không biết mènh dùng thuốc gì
d. cả bệnh nhân và người phân tích thống kê không biết bệnh nhân dùng thuốc gì


 Câu hỏi đúng , sai


Bệnh vàng da xoắn khuẩn lây truyền theo đường da và niêm mạc . d/s. d

Bọ chét chuột là khối cảm thụ của bệnh dịch hạch . d/s. s

một số động vật hoang dã (chuột) và vật nuôi (lợn) là khối cảm thụ của bệnh dịch hạch . d/s. s

phương pháp phòng chống có hiệu quả nhất với bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa: phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân . d/s. s

Các biện pháp phòng chống dịch của nhóm bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thì với đường truyền là rất dễ thực hiện . d/s. s

Vaccine sởi được chế tạo từ virus sởi sống đã làm giảm độc lực . d/s. d

Vaccine cúm tạo được miễn dịch bền vững và chắc chắn . d/s. s

Bệnh bạch hầu lây theo đường tiêu hóa . d/s. s

Tần số (frequency) biểu thị số lần xuất hiện một quan sát nào đó. Ví dụ: số người có ký sinh trùng sốt rét trong máu khi kiểm tra lam máu . d/s. d

Các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp là tác động và cả 3 khâu của quá trình dịch . d/s. d

Bệnh tăng huyết áp hay tăng huyết áp tiên phát: là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, chiếm tới 90-95% các trường hợp tăng huyết áp . d/s. d

Phụ nữ được bảo vệ và ít bị bệnh tim mạch hơn nam giới cho đến tuổi mãn kinh. d/s. d

Phát hiện sớm tăng huyết áp giới hạn, điều trị kịp thời, làm cho tăng huyết áp trở về bình thường là biện pháp điều trị dự phòng cấp 1. d/s. s

Giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành là biện pháp dự phòng cấp 2 . d/s. s

Dự phòng cấp 2 cho bệnh tim mạch là: điều trị sớm khi mà có thể chữa khỏi được . d/s. d

Điều trị ngăn không cho biến chứng xảy ra là biện pháp dự phòng cấp 3 các bệnh tim mạch . d/s. d

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm từ sinh vật sang người . d/s. d

Tại vùng sốt rét lưu hành có người lành mang ký sinh trùng sốt rét . d/s. d

Trong bệnh cúm, người bệnh và người lành mang trùng là nguồn duy nhất . d/s. d

Trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh: trẻ sinh ra từ bà và mẹ được tiêm 3 mũi vaccine uốn ván trong quá khứ và 2 mũi trong thời kỳ mang thai . d/s. d

Nghiên cứu bệnh chứng có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm gặp. d/s. s

phương pháp phòng chống có hiệu quả tốt nhất đối với bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa là cắt đường truyền nhiễm . d/s. d

Miễn dịch nhân tạo chủ động khi đưa các kháng nguyên vào cơ thể để tạo ra kháng thể . d/s. d

Tần số biểu thị số lần xuất hiện của 1 quan sát nào đó . d/s. d

Tần số cộng dần của 1 ô nào đó bằng tần số của chính ô đó cộng với tần số của ô trước đó. d/s. d

Tác nhân gây cúm là 5 loại virus sau: A, B, C, D, E . d/s. s